Thông tin thuốc tháng 11/2011: Nguyên tắc sử dụng kháng sinh cập nhật 2011
DS. Đặng Thị Thuận Thảo
Phòng Dược Lâm Sàng, Thông Tin Thuốc – BV Từ Dũ
I. Nguyên tắc chính:
- Không kê đơn kháng sinh trong trường hợp ho và cảm lạnh đơn thuần;
- Không kê đơn kháng sinh trong trường hợp viêm họng do nhiễm virut;
-
Đối với viêm bàng quang không biến chứng ở phụ nữ nên hạn chế thời gian chỉ định kháng sinh trong vòng 3 ngày
1.Trường hợp quá mẫn với penicillin
Dị ứng penicillin được định nghĩa là phản ứng phản vệ, nổi mề đay, phù mạch hoặc phát ban xảy ra ngay sau khi tiêm/uống thuốc. Các triệu chứng bao gồm hen suyễn cấp tính, nôn mửa, viêm kết mạc cấp tính, viêm mũi cấp tính, sốc và đau thắt ngực.
Bệnh nhân có tiền sử phát ban nhỏ (nhẹ và giới hạn trên một diện tích nhỏ của cơ thể), hoặc với một phát ban xuất hiện sau hơn 72 giờ sau khi tiêm/uống có thể không dị ứng với penicillin. Đối với những bệnh nhân này, không nên tiếp tục chỉ định penicillin hoặc kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam có liên quan để điều trị các bệnh nhiễm trùng nặng.
Một phản ứng phản vệ xảy ra ở lần tiêm/uống trước có thể dự đoán sẽ có phản ứng lặp lại khi được tiêm/uống lần thứ hai, nhưng phản ứng phản vệ nguy hiểm nhất thường xảy ra ở những bệnh nhân đã tiêm/uống nhiều lần mà không có phản ứng.
Trong trường hợp dị ứng qua trung gian IgE, tỷ lệ phản ứng chéo giữa penicillin và cephalosporin hiện nay khoảng từ 0,5% đến 6,5%. Bệnh nhân dị ứng qua trung gian IgE khi bị dị ứng với amoxicillin/ampicillin thì không nên được chỉ định kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin có chuỗi phụ tương tự, ví dụ như cefalexin. Tuy nhiên, một số kháng sinh nhóm Cephalosporin có các chuỗi dụng phụ khác nhau, ví dụ: ceftriaxone, cefixime thì không có khả năng tạo phản ứng dị ứng ở những bệnh nhân đã dị ứng penicillin hoặc amoxicillin.
2.Phụ nữ mang thai:
Những kháng sinh được xem là an toàn trong thai kỳ: kháng sinh thuộc nhóm penicilin, cephalosporin, macrolid.
Trong thai kỳ nên tránh chỉ định tetracycline, aminoglycoside, quinolone và metronidazole liều cao (2g liều duy nhất).
3.Kháng sinh và thuốc ngừa thai
Một số kháng sinh phổ rộng (ví dụ như amoxicillin, doxycycline) có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai kết hợp do làm suy yếu hệ vi khuẩn chịu trách nhiệm phục hồi ethinylestradiol từ ruột già.
Hiệp hội Kế hoạch hóa gia đình (FPA) đưa ra lời khuyên các biện pháp tránh thai khác nên được bổ sung trong thời gian được chỉ định kháng sinh phổ rộng và trong vòng 7 ngày sau khi ngừng thuốc. Trong trường hợp 7 ngày sử dụng kháng sinh trùng với khoảng thời gian nghỉ giữa hai vĩ thuốc ngừa thai 21 viên thì nên bắt đầu vĩ thuốc ngừa thai kế tiếp ngay lập tức (trường hợp bệnh nhân sử dụng vĩ thuốc ngừa thai 28 viên thì nên bỏ qua 7 viên cuối và bắt đầu ngay vĩ thuốc kế tiếp).
Nếu thời gian điều trị kháng sinh vượt quá 3 tuần thì hệ vi khuẩn sẽ phát triển sự đề kháng kháng sinh và lúc này không cần bổ sung các biện pháp ngừa thai khác.
4. Tương tác với các thuốc chống đông máu warfarin
INR có thể thay đổi khi có chỉ định sử dụng kháng sinh, do vậy nên tăng tần số theo dõi INR trong và sau thời gian điều trị bằng cho đến khi INR ổn định.
Chú ý khi sử dụng thuốc chống đông máu chung với các kháng sinh như: cephalosporin, trythromycin, clarithromycin, ciprofloxacin và trimethoprim.
5. Nhiễm Clostridium difficile
Đây là dấu hiệu rõ ràng cho việc sử dụng kháng sinh, đặc biệt trên đối tượng nhạy cảm là người cao tuổi. Sử dụng kháng sinh phổ rộng trong thời gian dài có liên quan đến nguy cơ cao nhiễm Clostridium difficile, do vậy biện pháp phòng ngừa bao gồm:
• Sử dụng kháng sinh phổ hẹp để điều trị khi thích hợp;
• Tránh việc sử dụng clindamycin và các cephalosporin thế hệ thứ hai và thứ ba, đặc biệt trên người cao tuổi;
• Giảm thiểu chỉ định quinolone và penicillin phối hợp
II. Lựa chọn kháng sinh điều trị trong phụ khoa:
BỆNH |
NHỮNG CHÚ Ý |
LỰA CHỌN |
THỜI GIAN |
Nhiễm trùng đường tiểu không biến chứng ở phụ nữ khỏe mạnh |
Nhiễm trùng đường tiểu xuất hiện trên khoảng 50% phụ nữ, |
*Sulfatrim 480mg 1v x 2 lần/ngày |
3 ngày |
Nhiễm trùng đường tiểu trong thai kỳ |
|
*Amoxicillin 500mg 1v x 3 lần/ngày |
7 ngày |
Viêm bàng quan do vi khuẩn |
Enterobacteriaceace |
*Amoxicillin 500mg 1vx2 lần/ngày |
3 ngày |
Viêm bàng quang do nấm |
C.albicans |
*Fluconazole 200mg 1v ngày đầu tiên, sau đó Fluconazol 100mg 1v/ngày x 4 ngày |
|
Viêm âm đạo do vi khuẩn |
Là nguyên nhân lây nhiễm phổ biến nhất của dịch tiết âm đạo. Đây là một bệnh nhiễm trùng hiệp đồng giữa các vi khuẩn kỵ khí và Gardnerella vaginalis. |
Metronidazole 250mg |
5-7 ngày
5 ngày
7 ngày |
Nhiễm trichomonas đường sinh dục |
Bạn tình cũng cần được điều trị trong cùng một thời gian. |
Metronidazole 250mg 2v x 2 lần/ngày hoặc 2g liều duy nhất (nhưng tỷ lệ thất bại cao hơn, và tránh chỉ định trong thời kỳ mang thai và cho con bú) |
5-7 ngày |
Bệnh lậu không biến chứng |
Cefixime được đề nghị. Azithromycin cũng được đề nghị khi có nhiễm Chlamydia. |
Cefixime 200mg 2v liều duy nhất
|
|
Nhiễm Chlamydia |
Bạn tình cũng cần được điều trị trong cùng một thời gian. |
Azithromycin 1g liều duy nhất |
7 ngày |
Nhiễm Chlamydia trong thời kỳ mang thai |
Phụ nữ mang thai và sau sinh nên thực hiện các xét nghiệm lại sau khi điều trị với azithromycin hoặc erythromycin hoặc amoxicillin. Tốt nhất đối với phụ nữ mang thai nên được kiểm tra lại ở tuần thứ 36 của thai kỳ. |
Azithromycin 1g liều duy nhất |
7 ngày
7 ngày |
Viêm vùng chậu |
Điều quan trọng là kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục trước khi điều trị. Nếu có khả năng bị bệnh lậu (bạn tình bị bệnh, có triệu chứng nghiêm trọng) nên tránh chỉ định ofloxacin do bị đề kháng. |
Cefixime 200mg 2v liều duy nhất |
14 ngày |
Viêm âm đạo do nấm candida |
Kiểm tra việc bệnh nhân tự điều trị bằng các thuốc OTC, việc sử dụng quần áo có quá chật không. Khuyên bệnh nhân nên tránh sử dụng các chất kích thích hoặc các chất dễ gây dị ứng. |
Clotrimazole 500mg viên đặt âm đạo liều duy nhất có thể phối hợp hoặc không phối hợp với clotrimazole 2% kem bôi âm đạo 2-3 lần mỗi ngày |
14 ngày |
Tài liệu tham khảo
- Jennifer Bartlett, Dr B Isalska, Dr M Cullen, Dr A Qamruddin, Dr H Panigrahi, Dr J Ferguson, Dr N Waddell, Kelly Alexander, Anna Poole, Cathy Chow, Robert Hallworth (2011), Antibiotics guideline, will review 2013
- NewYork-Presbyterian Hospital, Columbia University Medical Center Guideline: Medication Use Manual (November 2010), Medication Use Manual, p3-4
- Burke A.Cunha, MD, MACP (2010), Antibiotic essentials
- Sở Y Tế, Bệnh viện Từ Dũ (2011), Danh mục thuốc chủ yếu của bệnh viện