Thông tin thuốc Tháng 10/2019

    1. 1.   Linezolid (Zyvox® 2mg/ml)

    Dạng bào chế: Dung dịch truyền

    Chỉ định:

    Linezolid là kháng sinh thuộc nhóm oxazolinedion, được chỉ định điều trị các nhiễm khuẩn sau đây bao gồm cả các trường hợp có nghi ngờ hoặc đã xác định có nhiễm khuẩn huyết đồng thời, do các chủng vi khuẩn hiếu khí hoặc kỵ khí Gram (+) nhạy cảm gây ra:

    - Viêm phổi bệnh viện

    - Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng

    - Nhiễm khuẩn da và mô mềm nặng có biến chứng

    - Nhiễm khuẩn gây bởi Enterococcus faecium đã kháng vancomycin, bao gồm cả những trường hợp có nhiễm khuẩn huyết đồng thời.

    Linezolid chỉ có tác dụng trên các vi khuẩn Gram (+). Cần sử dụng liệu pháp có tác dụng đặc hiệu trên các vi khuẩn Gram (-) trong trường hợp đã xác định hoặc nghi ngờ nhiễm đồng thời vi khuẩn Gram (-).

    Bảng 1. Liều khuyến cáo cho người lớn và thiếu niên (từ 12 tuổi trở lên)

     

    Chỉ định

    Liều dùng

    và đường dùng

    Thời gian điều trị khuyến cáo

    (số ngày dùng liên tục)

    Viêm phổi bệnh viện, bao gồm cả các trường hợp có nhiễm khuẩn huyết đồng thời

    600 mg truyền tĩnh mạch cách 12 giờ một lần

    10 đến 14 ngày

    Viêm phổi mắc phải từ cộng đồng, bao gồm cả các trường hợp có nhiễm khuẩn huyết đồng thời

    Các nhiễm khuẩn da và mô mềm có biến chứng, bao gồm cả các trường hợp có nhiễm khuẩn huyết đồng thời

    Nhiễm khuẩn Enterococcus faecium kháng Vancomycin bao gồm cả những trườnghợp có nhiễm khuẩn huyết đồng thời

    600 mg truyền tĩnh mạch cách 12 giờ một lần

    14 đến 28 ngày

     

    Bảng 2. Liều dùng được khuyến cáo cho trẻ em (từ lúc mới sinh cho đến 11 tuổi) 

    Chỉ định 

    Liều và đường dùng 

    Thời gian điều trị khuyến cáo (số ngày dùng liên tiếp) 

    Viêm phối bệnh viện, bao gồm cả các trường hợp có nhiễm khuẩn huyết đồng thời 

    10 mg/kg truyền tĩnh mạch 8 giờ 1 lần

    10 đến 14 ngày 

    Viêm phối mắc phải từ cộng đồng, bao gồm cả các trường hợp có nhiễm khuẩn huyết đồng thời

    Các nhiễm khuẩn da và mô mềm có biến chứng, bao gồm cả các trường họp có nhiễm khuẩn huyết đồng thời

    Nhiễm khuẩn Enterococcus faecium kháng Vancomycin bao gồm cả những trường hợp có nhiễm khuẩn huyết đồng thời

    10 mg/kg truyền tĩnh mạch 8 giờ một lần

    14 đến 28 ngày

    Cách dùng:

    Truyền tĩnh mạch trong khoảng thời gian từ 30 đến 120 phút. Không sử dụng túi truyền tĩnh mạch kết nối với các túi/chai truyền tĩnh mạch khác. Không thêm các chất khác vào dung dịch truyền tĩnh mạch.

    1. 2.   Dienogest (Visanne® 2mg)

    Dạng bào chế:Viên nén

    Chỉ định: Điều trị lạc nội mạc tử cung

    Liều dùng:1 viên/ngày

    Cách dùng:

         Dùng đường uống

         Có thể uống viên nén vào bất cứ ngày nào của chu kỳ kinh nguyệt. Tốt nhất là uống cùng một lúc mỗi ngày. Có thể uống cùng hoặc không cùng thức ăn. Phải uống liên tục các viên, bất kể chảy máu âm đạo hay không. Khi uống hết một vỉ, nên bắt đầu ngay vỉ tiếp theo, không có thời gian nghỉ gián đoạn.

    Một số lưu ý khi sử dụng:

    -       Trong trường hợp bỏ lỡ một hoặc nhiều viên thuốc, chỉ cần uống một viên nén ngay khi nhớ ra, và sau đó sẽ tiếp tục uống một viên thuốc vào ngày hôm sau theo lịch trình bình thường.

    -       Nên uống bù viên thuốc không được hấp thu do nôn mửa hoặc tiêu chảy.

    1. 3.   Ertapenem (Invanz® 1g)

    Dạng bào chế: Bột đông khô vô khuẩn để pha truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.

    Chỉ định:

    Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn từ trung bình tới nghiêm trọng do các vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh này, cũng như điều trị khởi đầu theo kinh nghiệm trước khi xác định được vi khuẩn gây bệnh trong các nhiễm khuẩn sau:

    -       Nhiễm khuẩn ổ bụng có biến chứng

    -       Nhiễm khuẩn da và tổ chức da có biến chứng, bao gồm nhiễm khuẩn chi dưới và bàn chân do đái tháo đường

    -       Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng

    -       Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng bao gồm viêm thận -bể thận

    -       Nhiễm khuẩn vùng chậu cấp, bao gồm viêm nội mạc cơ tử cung sau sinh, nạo thai nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn phụ khoa sau mổ

    -       Nhiễm khuẩn huyết

    Liều dùng

    -       Bệnh nhân từ 13 tuổi trở lên: 1g x 1 lần/ngày

    -       Bệnh nhi từ 3 tháng đến 12 tuổi là 15 mg/kg, ngày 2 lần (không quá 1g/ngày)

    Cách dùng

    Truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Nếu dùng đường tĩnh mạch, thời gian truyền tĩnh mạch phải hơn 30 phút.

    Một số lưu ý khi sử dụng:

    -       Đối với người bệnh suy thận có độ thanh lọc creatinin > 30mL/phút/1,73 m2: không cần điều chỉnh liều.

    -       Với người lớn suy thận đang tiến triển (độ thanh lọc creatinin ≤ 30 mL/phút/1,73 m2; bao gồm người đang thẩm phân máu, thì liều mỗi ngày cần là 500mg.

    Chuẩn bị dung dịch pha truyền:

    -       Không trộn lẫn hay cùng truyền với các thuốc khác

    -       Không hoàn nguyên với các dung dịch có chứa dextrose

    -       Dùng 10 ml của một trong các dung môi sau, bơm vào lọ thuốc 1g để hoàn nguyên: nước pha tiêm, dung dịch tiêm NaCl 0,9% hoặc nước pha tiêm có chất kiềm khuẩn. Lắc kỹ để hòa tan hết.

    Bệnh nhân 13 tuổi hoặc lớn hơn:

    Chuyển ngay dung dịch thu được ở trên sang lọ chứa 50 -100 ml dung dịch tiêm NaCl 0,9%.

    Bệnh nhi từ 3 tháng đến 12 tuổi

    Rút một thể tích dung dịch thu được ở trên tương đương với 15mg/kg thể trọng (không quá 1g/ngày) hòa vào dung dịch tiêm NaCl 0,9% để đạt được nồng độ cuối cùng là 20mg/mL hoặc thấp hơn.

    Hoàn tất truyền tĩnh mạch trong vòng 6 giờ sau khi hoàn nguyên.

    Bảo quản

    -       Trước khi hoàn nguyên:  2 - 8oC

    -       Dung dịch đã hoàn nguyên để truyền: sau khi hoàn nguyên, pha loãng ngay dung dịch với dung dịch tiêm NaCl 0,9%, và có thể sử dụng trong vòng 6 giờ khi bảo quản ở nhiệt độ phòng (25oC) hoặc bảo quản 24 giờ trong tủ lạnh ở nhiệt độ 5oC và dùng trong vòng 4 giờ sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh. Không được làm đông đá dung dịch thuốc.

     

    *Tài liệu tham khảo:

    1. Thông tin kê toa của sản phẩm
    2. https://www.stabilis.org/Monographie.php?IdMolecule=468

     

     

    TỔ TRƯỞNG
    ĐƠN VỊ THÔNG TIN THUỐC

    HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ

     

    Ds Diễm Phương

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ