Thông tin thuốc tháng 09 và 10/2011 (tiếp theo)

    >> Thông tin thuốc

    Nội dung:
      - Quy trình rửa tay của Bộ Y Tế
      - Hóa chất dùng rửa và sát khuẩn tay trong cơ sở y tế

    1. Quy trình rửa tay thường quy (Ban hành kèm theo c/v số: 7517/BYT, ngày 12 tháng 10 năm 2007)
    Mục đích:
    -  Làm sạch và loại  bỏ vi khuẩn (VK) tạm trú trên bàn tay
    -  Đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế
    -  Góp phần làm giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện.

    Chỉ định:

    - Trước khi mang găng, trước và sau khi khám, chăm sóc mỗi người bệnh
    - Trước khi chuẩn bị dụng cụ, thuốc
    Trước khi chế biến và chia thức ăn
    - Trước khi di chuyển bàn tay từ vùng cơ thể nhiễm khuẩn sang vùng sạch trên cùng một bệnh nhân.
    - Sau khi tiếp xúc với máu, dịch của người bệnh.
    - Sau khi tiếp xúc với đồ vật xung quanh người bệnh.
    - Sau khi tháo găng.

    Phương tiện rửa tay:
    - Lavabo hay thùng đựng có nắp và vòi khóa
    - Nước sạch, xà phòng bánh, nước hoặc xà phòng có chất diệt khuẩn. Khăn lau tay hoặc giấy sạch dùng 1 lần. Thùng đựng khăn, giấy có nắp đậy.

    Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước -> xát xà  phòng chà 2 lòng bàn tay vào nhau
    Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
    Bước 3 : Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay.
    Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng của bàn tay kia.
    Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
    Bước 6: Xoay các đầu ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại -> rửa sạch tay dưới vòi nước -> làm khô tay.

     

    2. Quy trình sát  khuẩn tay bằng dung dịch có cồn
    Mục đích và chỉ định # QTRTTQ:
    Phương tiện: Lọ dung dịch chứa cồn trang bị trên các xe tiêm, xe thay băng, bàn khám bệnh, lối vào buồng bệnh, giường bệnh của khoa hồi sức cấp cứu.
    Quy trình chà sát tay:
    Bước 1: Lấy 3 ml dd chứa cồn vào lòng bàn tay, xoa 2 lòng bàn tay vào nhau.
    Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón  tay của bàn tay kia và ngược lại .
    Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau miết mạnh các kẽ ngón tay
    Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
    Bước 5: Dùng lòng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
    Bước 6: Xoay đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia của ngược lại.

    Ghi chú: Mỗi bước chà 5 lần
    Thời gian chà tay tối thiểu 30 giây hoặc chà sát tay cho đến khi khô.

     




     

    3. Rửa và sát khuẩn tay trong cơ sở y tế

    3.1. Tác nhân gây bệnh trên bàn tay
      * VK Gr(-): Trực khuẩn gram âm với ưu thế là các dòng VK đường ruột như E. coli, Pseudomonas aeruginosa.
      * VK G(+): cầu khuẩn gram dương như dòng Staphylococcus đặc biệt  là STaph. Aureus.
      * Các loại nấm: chủ yếu Candida
      * Các loại virus: Rotavirus, VRS, Adenovirus, HBV, HCV, HIV…


    3.2. Các phương thức lây truyền:
    Qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với da, dịch tiết. Chủ yếu qua bàn tay hay dụng cụ y tế. Trên 90% các loại nhiễm khuẩn bệnh viện.
    Qua giọt bắn (> 5 micromet): nói, hắt hơi, ho… xấp xỉ 9% NKBV.
    Qua không khí (< 5 micromet): phát tán xa & lan  truyền trong không khí, khoảng 1% các loại NKBV

       

    3.3. Một trong những đường lây truyền: Bàn tay nhân viên y tế
    - 80% ca nhiễm do tiếp xúc
    - 1/3 nhiễm khuẩn bệnh viện có thể tránh bằng quy trình rửa tay đơn giản.
    (William Javis, CDC, USA, Today March 12, 1998)
    - Các nghiên cứu cho thấy chỉ có 30% tuân thủ rửa tay trong phòng biệt lập và 16% tuân thủ trong khoa ICU.
     

    3.4. Lý do NVYT kém tuân thủ rửa tay:
    - Dung dịch rửa tay gây kích thích và làm khô da
    - Bồn rửa tay bố trí không thuận lợi, không đủ
    - Thiếu xà bông và khăn lau tay
    - Không đủ thời gian (quá bận)
    - Có quá nhiều bệnh nhân cần chăm sóc (quá đông bệnh nhân)
    - Thiếu nhân viên
    - Ý thức về nguy cơ lây nhiễm từ bệnh nhân thấp.
     

     3.5. Lợi ích:
    - Rửa tay: là biện pháp đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả  nhất trong kiểm soát nhiễm khuẩn.
    - Sát khuẩn tay: là biện pháp quan trọng nhất để dự phòng lây truyền tác nhân gây bệnh trong cơ sở y tế.
    - Sát khuẩn tay bằng dung dịch chứ cồn là phương pháp nhanh và hiệu quả nhất trong kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.

    3.6. Chỉ định rửa tay:

     

    3.7. Trang bị cho khoa phòng:
    - Bồn rửa tay
    - Khăn lau tay: khăn sạch vô khuẩn
    - Dung dịch, hóa chất  sát khuẩn
    - Giá treo các bình chứa dung dịch, hóa chất
    - Tập huấn về kỹ thuật rửa tay
    - Tập huấn nâng cao ý thức, tầm quan trọng của rửa tay làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện.

     

    4. Tiêu chuẩn lựa chọn hóa chất sát khuẩn
      * Phổ kháng khuẩn rộng
      * Tác động khởi đầu nhanh và duy trì hoạt tính
      * không hại da tay và kinh tế
     

    4.1. Đánh giá hiệu quả sát khuẩn
      Xếp theo thứ tự ưu tiên:
      * Alcohol based gels / alcohol
      * Chlorhexidine  gluconate
      * Triclosan / Povidone Iodine
      4.2. Hiệu quả của dung dịch gel có cồn
      * Cồn an toàn và hiệu quả: là một chất kháng khuẩn an toàn nhất, kháng lại VK, nấm, virus thân dầu và Mycobacteria nhưng không bất hoạt được một vài virus thân nước và đơn  bào.
      * Gel cồn có hiệu quả lâu dài: là một hợp chất có hoạt tính đồng vận và có hiệu quả kéo dài 6h chống lại yếu tố gây bệnh.
      => nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng gel cồn đem lại hiệu quả tốt nhất.
    4.3. Hiệu quả của chlohexidin gluconate
    - Có phổ kháng khuẩn rộng
    - Có hoạt tính khởi đầu nhanh và liên tục
    - Không làm khô rát hay kích ứng da
    - Có tính tích lũy
    (Nghiên cứu lâm sàng cho thấy Chlorhexidine Gluconate 4% có hiệu quả kháng khuẩn kéo dài bằng cách các cationic CHG bám chặt vào da có anionic, do đó ngăn cản vi khuẩn mọc lại trong suốt thời gian phẫu thuật)
     

     4.4. Ưu điểm của chất làm mềm dưỡng ẩm
    - Chất làm mềm, dưỡng ẩm tránh nhiễm khuẩn
    - Chất làm mềm phục hồi cán cân dầu của da
    - Chất làm ẩm bổ sung sự mất nước
    (Trong dung dịch kháng khuẩn có hai chất này, cần phải lựa chọn cẩn thận để không làm giảm hiệu quả của chất kháng khuẩn và không tương tác với găng tay latex)

    5. Một số hóa chất dùng rửa và sát khuẩn tay trong cơ sở y tế

    5.1. Chlohexidine gluconate2%: (Microshield; Savondoux):
    - Chlorhexidine Gluconate 2% + Emollient & Moisture (chất làm mềm và ẩm da).
    - Diệt khuẩn nhanh, mạnh, phổ rộng (Gr(+), Gr(-), trực khuẩn lao, trực khuẩn mủ xanh, virus kể cả HIV, HBV và nấm.
    - Không bị giảm tác dụng bởi các chất hữu cơ như: máu, mủ, nhày.
    - Tác dụng diệt khuẩn duy trì trong 6h
      * Nhược điểm: không diệt được bào tử, đôi khi có VK đề kháng với CHG và một số trường hợp da tay nhạy cảm với CHG.
     

    5.2. Chlohexidine gluconate 4%: (Microshield; Dermanios) 5 lít, 500 ml.
    - Rửa tay trước khi phẫu thuật, đỡ sinh
     

    5.3. Chlohexidine gluconate + alcohol (Microshiell Handrub; Manugel, Softa-Man)
      - Chlohexidine Gluconate 0.5% + Ethyl alcohol 70%. Sát khuẩn nhanh dạng cồn có chất làm ẩm và mềm da bảo vệ da tay.
     

    5.4. Phospholipid + alcohol: (Microshield Handgel) 500 ml / chai
    - Ethyl alcohol 60% (gel) + Phospholipid
    - Diệt 99.99% VK trong 15 giây, bào chế dạng gel giúp cồn phân tán đều. Chất Phospholipid có tác dụng giữ ẩm và làm giảm sự bay hơi cồn.

     

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ