banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg

02/08/2024

Thông tin thuốc tháng 07/2024: báo cáo ADR 6 tháng đầu năm 2024

I. Tình hình báo cáo ADR 6 tháng đầu năm 2024

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Bệnh viện Từ Dũ ghi nhận 160 báo cáo ADR, giảm 1,3 lần so với cùng kỳ năm 2023 (209 báo cáo).

a) Số lượng báo cáo ADR phân bố theo tháng 

 

Hình 1. Sự phân bố số báo cáo ADR nội trú theo tháng

Số lượng báo cáo ADR nội trú trong năm 2024 phân bố theo tháng không tương ứng với số lượng bệnh của từng tháng (Hình 1). Tháng 2 có số lượng bệnh thấp nhất, nhưng số lượng báo cáo ADR cao nhất. Ngược lại, tháng 3 và tháng 4 có số lượng bệnh cao nhất, nhưng số lượng báo cáo ADR thấp nhất.

- 6 tháng đầu năm 2024: 1 báo cáo ADR thực hiện/393 người bệnh

- 6 tháng đầu năm 2023: 1 báo cáo ADR thực hiện/356 người bệnh.

b) Số lượng báo cáo ADR phân bố theo khoa lâm sàng

Khoa lâm sàng

6 tháng đầu năm 2024

6 tháng đầu năm 2023

Khối ngoại trú

13

43

Khoa Dược

7

34

Khoa Kế Hoạch Gia Đình

3

7

Khoa Khám Phụ Khoa

3

2

Khoa Hiếm Muộn

0

0

Khối nội trú

147

166

Khoa Gây Mê Hồi Sức

82

79

Khoa Sanh

18

29

Khoa Sản A-B

10

12

Khoa Phụ

9

8

Khoa Sản N1

8

11

Khoa Hậu Phẫu

5

4

Khoa Sản N2

4

5

Khoa Sản M

4

1

Khoa Nội Soi

3

4

Khoa Cấp Cứu Chống Độc

2

2

Khoa Ung Bướu Phụ Khoa

2

7

Khoa Sản H

0

3

Khoa Chẩn đoán hình ảnh

0

1

Khoa Sơ sinh

0

0

Bảng 1. Phân bố số báo cáo ADR theo khoa lâm sàng

Nhận xét:

Khối ngoại trú:

- Số lượng báo cáo ADR từ khối ngoại trú là 13 báo cáo, giảm 3,3 lần so với cùng kỳ năm 2023.

- Số lượng báo cáo ADR từ khoa Dược và khoa Kế hoạch gia đình giảm lần lượt là 3,7 lần và 2,3 lần.

Khối nội trú:

- Số lượng báo cáo ADR từ khối nội trú là 147 báo cáo, tương đương với cùng kỳ năm 2023.

- Khoa GMHS có số lượng báo cáo cao nhất, chiếm tỉ lệ 55,8% báo cáo ADR nội trú, tỉ lệ này tăng 1,2 lần so với cùng kỳ năm 2023.

- Không ghi nhận báo cáo ADR từ khoa Sản H, khoa Chẩn đoán hình ảnh, khoa Sơ sinh.

c) Số lượng báo cáo ADR phân bố theo đối tượng báo cáo 

 

Số báo cáo ADR

Tỉ lệ (%)

Bác sĩ

97

60,6%

Hộ sinh

54

33,8%

Dược sĩ

9

5,6%

Bảng 2. Phân bố số báo cáo ADR theo đối tượng báo cáo

Nhận xét: Đối tượng báo cáo ADR chủ yếu là Bác sĩ, với 97 báo cáo (chiếm tỉ lệ 60,6%), tỉ lệ này tăng 1,23 lần so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, 82/97 báo cáo (chiếm tỉ lệ 84,5%) là báo cáo từ các Bác sĩ khoa Gây mê hồi sức.

 

II. Thông tin về thuốc gây ADR trong 6 tháng đầu năm 2024

a) Theo nhóm dược lý

03 nhóm thuốc có số lượng báo cáo ADR cao trong 6 tháng đầu năm 2024, bao gồm:

Nhóm thuốc

Tỷ lệ số báo cáo ADR trên tổng số báo cáo (%)

Phân tích

Kháng sinh

47,5%

(76 báo cáo)

      - Cefazolin 1g (Cefazolin natri) chiếm tỷ lệ cao nhất: 34,2% (26 báo cáo ADR), theo sau là Cefovidi 1g (Cefotaxim) chiếm tỷ lệ 18,4% (14 báo cáo ADR).

      - 92,1% (70 báo cáo ADR) thuộc nhóm kháng sinh β-lactam.

Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid

36,3%

(58 báo cáo)

      - 81,0% (47 báo cáo ADR) liên quan đến nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid (Diclofenac, Ibuprofen).

      - 17,2% (10 báo cáo ADR) liên quan đến Paracetamol đường truyền.

Thuốc thúc đẻ, cầm máu sau đẻ

5,6%

(9 báo cáo)

66,7% (06 báo cáo ADR) liên quan đến Misoprostol đường đặt hậu môn.

Bảng 3. Phân bố tỷ lệ báo cáo ADR theo nhóm thuốc

Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 04 trường hợp BN không xác định được nguyên nhân gây ADR. Trong đó, 3/4 trường hợp nghi ngờ có liên quan đến Oxytocin 5IU/ml (Oxytocin) thuộc nhóm thuốc thúc đẻ, cầm máu sau đẻ.

b) Theo nhóm thuốc có nguy cơ cao gây ADR

Một số báo cáo ADR liên quan đến thuốc có nguy cơ cao gây ADR trong 6 tháng đầu năm 2024, bao gồm:

Hoạt chất

Tên thành phẩm của thuốc

Nhà sản xuất

Số báo cáo ADR liên quan

Oxytocin

Oxytocin 5IU/ml

Gedeon Richter Plc.

4

Vinphatoxin 5IU/ml

Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc

2

Lidocain HCl

Lidocain 40mg/2ml

Công ty Cổ phần Dược phẩm Vĩnh phúc

2

Atracurium besilate

Atracurium Hameln 10mg/ml

Siegfried Hameln GmbH

1

Vincurium 25mg/2,5ml

Công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc

1

Carboplatin

Bocartin 150mg/15ml

Công ty Cổ phần Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định (Bidiphar)

1

Enoxaparin natri

Gemapaxane 6000UI/0,6ml

Italfarmaco, S.p.A.

1

Rocuronium bromide

Rocuronium Kabi 10mg/ml

Fresenius Kabi Austria GmbH

1

Bảng 4. Các báo cáo ADR của thuốc trong danh mục các thuốc thuộc nhóm nguy cơ cao gây ADR

c) Theo mức độ đe doạ tính mạng

Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 07 báo cáo ADR của Bệnh viện Từ Dũ ghi nhận ở mức độ đe doạ tính mạng (Bảng 5). Trong đó, ghi nhận 1/7 BN có tiền sử dị ứng với thuốc thuộc nhóm thuốc khác với nhóm thuốc gây ADR đe dọa tính mạng. Các trường hợp còn lại không ghi nhận tiền sử dị ứng thuốc, thức ăn.

Nhóm thuốc

Số báo cáo ADR có mức độ đe doạ tính mạng

Phân tích

Kháng sinh

4

100% các báo cáo ADR liên quan đến kháng sinh đều là kháng sinh nhóm β-lactam:

      - Cefazolin 1g (Cefazolin natri): 2 báo cáo

      - Cefazolin 2g (Cefazolin natri): 1 báo cáo

      - Zoliicef 1g (Cefazolin natri): 1 báo cáo

Thuốc giãn cơ, giải giãn cơ

1

1 báo cáo liên quan đến Atracurium Hameln 10mg/ml (Atracurium besilate)

Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid

1

1 báo cáo liên quan đến Diclofenac 100mg (Diclofenac)

Thuốc thúc đẻ, cầm máu sau đẻ

1

1 báo cáo liên quan đến Vinphatoxin 5IU/ml (Oxytocin)

Bảng 5. Các báo cáo ADR ở mức độ đe doạ tính mạng được báo cáo

d) Theo tiền căn dị ứng thuốc

Trong 6 tháng đầu năm 2024, 26,3% (42 báo cáo) ghi nhận BN có tiền căn dị ứng thuốc. Phân tích các trường hợp xảy ra ADR trên những BN có tiền căn dị ứng, đa phần người bệnh cung cấp thông tin là có tiền căn dị ứng thuốc không rõ loại, tỉ lệ 52,4% (22 báo cáo).

 

Hình 2. Phân bố báo cáo ADR theo tiền căn dị ứng thuốc

III. Kết quả giám sát việc thực hiện quy trình giám sát phản ứng có hại của thuốc tại các khoa/phòng

Kết quả giám sát hoạt động theo dõi phản ứng có hại của thuốc từ tháng 01/2024 đến tháng 6/2024 theo “Quy trình giám sát phản ứng có hại của thuốc” (BVTD-QT-D-06), phiên bản 5.0 được phê duyệt ngày 21/12/2023: 92,5% (148/160 báo cáo) đạt tuân thủ thực hiện ở Bước 3 “Lập báo cáo ADR” (Bảng 6).

STT

Nội dung thực hiện “Không đạt

Số lượng

Bước 3 “Lập báo cáo ADR”

1

Người báo cáo không nêu đầy đủ thông tin về thuốc nghi ngờ gây ADR bao gồm: Tên thuốc gốc và tên thương mại, dạng bào chế, hàm lượng, nhà sản xuất, số lô, hạn dùng, liều dùng một lần, số lần dùng, đường dùng, ngày điều trị, lý do dùng thuốc.

06 báo cáo

2

Thiếu thông tin số lô thuốc

04 báo cáo

3

Sai thông tin số lô thuốc

01 báo cáo

4

Thiếu hàm lượng thuốc

01 báo cáo

Bảng 6. Nội dung thực hiện “Không đạt” theo quy trình “Giám sát phản ứng có hại của thuốc”

Nhân viên chuyên trách của khoa Dược đã kịp thời bổ sung đầy đủ các thông tin cần thiết và phản hồi cho khoa lâm sàng trước khi tổng hợp các báo cáo gửi về Trung tâm DI & ADR quốc gia.

IV. Kết quả giám sát thuốc kháng dị ứng tại các khoa lâm sàng

Kết quả giám sát thuốc kháng dị ứng và số lượng báo cáo ADR trong 6 tháng đầu năm 2024 được trình bày ở Bảng 7.

STT

Khoa

Số bệnh nhân sử dụng thuốc kháng dị ứng

Số BN truyền máu

Số báo cáo ADR

Chlorpheniramin

Hydro-cortison

Methyl-prednisolon

Adrenalin

Diphenhydramin

1

GMHS

3

20

93

9

71

26

82

2

Khoa Sanh

15

3

9

13

9

3

18

3

Sản A-B

106

9

17

1

1

10

10

4

Khoa Phụ

52

21

5

0

4

26

9

5

Sản N1

73

13

2

0

1

4

8

6

Hậu phẫu

32

7

1

0

1

3

5

7

Sản N2

60

4

1

0

0

3

4

8

Sản M

19

8

2

0

2

2

4

9

Nội soi

59

9

1

1

0

2

3

10

KPK

0

0

0

0

0

0

3

11

CCCĐ

0

0

0

0

0

0

2

12

UBPK

23

53

343

0

274

82

2

13

Sản H

8

2

2

0

1

0

0

14

KHGĐ

0

0

0

0

0

0

0

15

CSTS

0

0

0

0

0

0

0

16

CĐHA

0

0

0

0

0

0

0

Bảng 7. Kết quả giám sát thuốc kháng dị ứng tại các khoa lâm sàng trong 6 tháng đầu năm 2024

Xét một số thuốc xử trí chủ yếu tại bệnh viện khi xảy ra ADR (hydrocortison, adrenalin, diphenhydramin), đa số có sự tương xứng giữa số lượng báo cáo ADR với số lượng BN sử dụng diphenhydramin, adrenalin. Đối với hydrocortison, kết quả phân tích sự tương xứng giữa số lượng báo cáo ADR với số lượng BN sử dụng tại khoa lâm sàng được trình bày trong Bảng 8.

STT

Khoa sử dụng

Phân tích sử dụng hydrocortison

Số lượng BN sử dụng

Số BN truyền máu

Báo cáo ADR

Lý do khác*

1

Phụ

21

9

5

2

2

Gây mê hồi sức

20

8

0

10

3

Sản N1

13

2

4

3

4

Nội soi

9

1

1

5

5

Sản A-B

9

4

1

3

6

Sản M

8

1

1

5

7

Hậu phẫu

7

1

0

5

8

Sản N2

4

1

1

0

9

Sanh

3

1

1

1

10

Sản H

2

0

0

1

*  : Cường giáp, basedown, lupus, bệnh lý đường hô hấp (hen suyễn),…

Bảng 8. Phân tích sử dụng hydrocortison tại các khoa lâm sàng trong 6 tháng đầu năm 2024

Theo kết quả phân tích, khoa Phụ và khoa Sản N1 có số lượng sử dụng hydrocortison không tương xứng với số lượng báo cáo ADR trong 6 tháng đầu năm 2024. Khoa Phụ và khoa Sản N1 cũng là 2 khoa có kết quả sử dụng hydrocortison không tương xứng với số lượng báo cáo ADR năm 2023. 

V. Tóm tắt

- Số lượng báo cáo ADR trong 6 tháng đầu năm 2024 giảm 1,3 lần so với cùng kỳ năm 2023.

- Số lượng báo cáo ADR ở mức độ đe dọa tính mạng giảm đi 2 lần.  

- Kháng sinh là nhóm thuốc được báo cáo ADR và gây ADR đe dọa tính mạng cao nhất, với tỉ lệ lần lượt là 47,5% và 57,1%.