Thông tin thuốc tháng 06/2013

     

    Nội dung : Thông tin về nhóm thuốc đối kháng thụ thể histamin H2 đang sử dụng tại bệnh viện

     

    1. Hoạt chất, biệt dược, dạng bào chế, chỉ định

    Hoạt chất

    Biệt dược, dạng bào chế, hãng sản xuất

    Chỉ định

    Ranitidine

    Zantac® 50 mg/2ml

    Dung dịch tiêm

    (GlaxoSmithKline Pte., Ltd)

     

    Ranitidin® 150 mg - uống

    (Vidipha)

     

    Histac® 150 mg – uống

    (Ranbaxy)

    - Loét tá tràng, loét dạ dày lành tính, loét sau phẫu thuật, viêm thực quản trào ngược, hội chứng Zollinger – Ellison.

    - Giảm tiết dịch vị và giảm tiết acid: Phòng chảy máu dạ dày - ruột, vì loét do stress ở người bệnh nặng, phòng chảy máu tái phát ở người bệnh đã bị loét dạ dày - tá tràng có xuất huyết và dự phòng trước khi gây mê toàn thân ở người bệnh có nguy cơ hít phải acid (hội chứng Mendelson) đặc biệt ở người bệnh mang thai đang chuyển dạ.

    - Điều trị triệu chứng khó tiêu.

    Famotidine

    Quamatel® 20mg

    Bột pha tiêm 20 mg

    + ống dung môi pha tiêm 5ml

    (Gedeon Richter)

    - Loét dạ dày hoạt động lành tính, loét tá tràng hoạt động

    - Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.

    - Bệnh lý tăng tiết đường tiêu hóa (hội chứng Zollinger-Ellison, đa u tuyến nội tiết).

    -  Dự phòng hít acid trong gây mê (hội chứng Mendelson).

     

    2. Tác dụng dược lý

    Thuốc

    Cơ chế tác dụng

    Hoạt lực ức chế tiết acid dạ dày

    Nồng độ trong huyết tương hoặc tác dụng tối đa đạt được

    Ranitidine

    Ức chế cạnh tranh với histamin ở thụ thể H2 của tế bào vách, làm giảm tiết và giảm nồng độ acid dạ dày cả ngày và đêm, khi bị kích thích bởi thức ăn, insulin, amino acid, histamin hoặc pentagastrin.

    3 – 13 lần so với cimetidine

    Nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được:

    2-3 giờ sau khi uống;

    trong vòng 15 phút sau khi tiêm bắp

    Famotidine

    20 – 150 lần so với cimetidine.

    3 – 20 lần so với ranitidine

    Tác dụng tối đa đạt được trong 30 phút sau khi tiêm tĩnh mạch

     

    3. Dược động học

    Thuốc

    Sinh khả dụng (%)

    Liên kết protein huyết tương (%)

    Thời gian
    bán hủy (giờ)

    Chất
    chuyển hóa

    Thải trừ

    Ranitidine

    50

    15%

    2 - 3

    N-oxide (6%)

    S-oxide (2%)

    Desmethyl (2%)

    70% liều tiêm tĩnh mạch thải trừ dưới dạng không đổi

    Famotidine

    40 - 45

    15 - 20

    2.5 – 3.5

    Chuyển hóa ít ở pha đầu

    Chất chuyển hóa: S-oxide

    65–70% liều tiêm tĩnh mạch có trong nước tiểu dưới dạng không biến đổi.

    Qua đường chuyển hóa: 30-35 %

     

    4. Tương tác thuốc

    Mức độ [3]

    Ranitidine

    Famotidine

    Nghiêm trọng

    13

    12

     

    Atazanavir

    Dapsone

    Dasatinib

    Delavirdine

    Digoxin *

    Indinavir

    Itraconazole

    Ivacaftor

    Ketoconazole

    Nimodipine

    Nisoldipine

    Nitrendipine

    Ponatinib

    Atazanavir

    Dapsone

    Dasatinib

    Delavirdine

    Digoxin *

    Indinavir

    Itraconazole

    Ketoconazole

    Nimodipine

    Nisoldipine

    Nitrendipine

    Ponatinib

    Có ý nghĩa, theo dõi sát

    37

    27

     

    Amiodarone

    Ampicillin *

    Amprenavir

    Bosutinib

    Carbonyl iron

    Cefpodoxime

    Cefuroxime *

    Cimetidine

    Crizotinib

    Digoxin *

    Dofetilide

    Enoxacin

    Erlotinib

    Ferric carboxymaltose

    Ferric gluconate

    Ferrous fumarate *

    Ferrous gluconate

    Ferrous sulfate

    Fosamprenavir

    Gefitinib

    Glipizide

    Glyburide

    Iron dextran complex

    Iron sucrose *

    Lomitapide

    Mycophenolate

    Polysaccharide iron

    Ponatinib

    Posaconazole

    Procainamide

    Quinidine

    Rilpivirine

    Rose hips

    Sulpiride

    Tenofovir

    Tolbutamide

    Vismodegib

    Ampicillin *

    Amprenavir

    Carbonyl iron

    Cefpodoxime

    Cefuroxime *

    Crizotinib

    Enoxacin

    Erlotinib

    Ferric carboxymaltose

    Ferric gluconate

    Ferrous fumarate *

    Ferrous gluconate

    Ferrous sulfate

    Fosamprenavir

    Gefitinib

    Glipizide

    Glyburide

    Iron dextran complex

    Iron sucrose *

    Mycophenolate

    Polysaccharide iron

    Posaconazole

    Rilpivirine

    Rose hips

    Sulpiride

    Tolbutamide

    Vismodegib

    Nhẹ

    25

    6

     

    Alendronate *

    Blessed thistle

    Cyanocobalamin *

    Devil’s claw

    Dihydrotachysterol (dht)

    Diltiazem

    Dirithromycin

    Ethotoin

    Fosphenytoin

    Hydrochlorothiazide

    Memantine

    Mephenytoin

    Metformin

    Midodrine

    Miglitol

    Ofloxacin *

    Phenytoin

    Phytoestrogens

    Pramipexole

    Quinine

    Sulfamethoxazole *

    Tocainide

    Triamterene

    Trimethoprim *

    Verapamil

    Blessed thistle

    Cyanocobalamin *

    Devil’s claw

    Dihydrotachysterol (dht)

    Dirithromycin

    Phytoestrogens

    Ghi chú: Thuốc có dấu (*) nằm trong danh mục thuốc chủ yếu năm 2012 của bệnh viện Từ Dũ

     

    • Ranitidine HCl (Zantac) làm tăng tác dụng của Midazolam khi uống đồng thời

    Ngày 17/02/2009, Cơ quan Quản lý Thuốc và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA) đã phê chuẩn việc thay đổi tính an toàn của ranitidine HCl dạng viên nén, viên nén sủi bọt, sirô và dạng tiêm (Zantac; GlaxoSmithKline) để cảnh báo về tương tác thuốc với midazolam.

    Theo các báo cáo, ranitidine ảnh hưởng đến sinh khả dụng của các thuốc khác thông qua một số cơ chế khác nhau như cạnh tranh bài tiết qua ống thận, thay đổi pH dạ dày và ức chế men cytochrome P450 ở gan.

    Dữ liệu từ nghiên cứu dược động học (n = 5) cho thấy rằng ranitidine đường uống (150 mg uống 2 lần mỗi ngày) làm gia tăng đáng kể tác dụng của midazolam tới 65%. Vì vậy, các bệnh nhân sử dụng ranitidine và midazolam đường uống cần được theo dõi tác dụng an thần quá mức hoặc kéo dài.

    Tuy nhiên, tác dụng này có thể giảm bớt khi sử dụng midazolam đường tiêm. Theo một nghiên cứu trên 8 người tình nguyện được chỉ định midazolam đường tĩnh mạch, liều ranitidine 300 mg đường uống chỉ làm tăng tác dụng midazolam khoảng 9%.

    Ranitidine là chất đối kháng thụ thể histamine H2, được chỉ định để điều trị loét dạ dày tá tràng và viêm thực quản bào mòn do acid. Ranitidine còn được dùng điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản và tình trạng tăng tiết acid quá mức như trong hội chứng Zollinger-Ellison và bệnh tế bào mast hệ thống.

    Midazolam là dẫn xuất của benzodiazepine có thời gian tác động ngắn với đặc tính giải lo âu, gây ngủ, chống co giật, giãn cơ xương và an thần.

    (FDA Safety Changes: Zantac, Zithromax, Noxafil. Medscape. Apr 23, 2009)

     

    • Theo thông tin kê toa của nhà sản xuất GlaxoSmithKline:

    ‐ Ranitidine khi dùng liều điều trị thông thường không làm tăng tác dụng của những thuốc bị bất hoạt bởi hệ thống men cytochrome P450: diazepam *, lidocaine *, phenytoin, propranolol *, theophylline.

    ‐ Đã có báo cáo về thời gian prothrombin biến đổi với thuốc chống đông máu nhóm coumarin (ví dụ: warfarin). Do chỉ số điều trị hẹp, thời gian prothrombin tăng hay giảm nên được giám sát chặt chẽ trong thời gian điều trị đồng thời với ranitidine.

    ‐  Liều cao ranitidine có thể làm giảm bài tiết procainamide và N-acetylprocainamide dẫn đến tăng nồng độ thuốc này trong huyết tương.

    ‐ Sinh khả dụng một số thuốc có thể bị ảnh hưởng: triazolam, midazolam*, glipizide, ketoconazole, atazanavir, delaviridine, gefitnib.

    ‐ Khi dùng sucralfate liều cao (2g) đồng thời với ranitidine đường uống, sự hấp thu ranitidine có thể giảm.

     

    5.      Phản ứng có hại (ADR)

     

    Ranitidine

    Famotidine

    ADR > 1/100

    Toàn thân: Đau đầu, chóng mặt, yếu mệt.

    Tiêu hóa: Tiêu chảy

    Da: Ban đỏ

    Toàn thân: Nhức đầu, chóng mặt.

    Tiêu hóa: Táo bón, tiêu chảy

    1/1000 < ADR < 1/100

    Máu: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu

    Da: Ngứa, đau ở chỗ tiêm

    Gan: Tăng men transaminase

    Toàn thân: Sốt, mệt mỏi, suy nhược

    Tim mạch: Loạn nhịp

    Tiêu hóa: Vàng da ứ mật, enzym gan bất thường, buồn nôn, nôn, chán ăn, khó chịu ở bụng, khô miệng

    Phản ứng quá mẫn: Choáng phản vệ, phù mạch, phù mắt, phù mặt, mày đay, phát ban, sung huyết kết mạc

    Cơ xương: Đau cơ xương, gồm chuột rút, đau khớp

    Thần kinh: Co giật toàn thân, rối loạn tâm thần như: Ảo giác, lú lẫn, kích động, trầm cảm lo âu, suy giảm tình dục, dị cảm, mất ngủ, ngủ gà

    Hô hấp: Co thắt phế quản

    Giác quan: Mất vị giác, ù tai

    ADR < 1/1000

    Toàn thân: Các phản ứng quá mẫn xảy ra như mề đay, co thắt phế quản, sốt choáng phản vệ, phù mạch, đau cơ, đau khớp.

    Máu: Mất bạch cầu hạt, giảm toàn bộ huyết cầu, kể cả giảm sản tủy xương.

    Tim mạch: Làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, blốc nhĩ thất, suy tâm thu sau khi tiêm nhanh.

    Tiêu hóa: Viêm tụy

    Da: Ban đỏ đa dạng

    Gan: Viêm gan, đôi khi có vàng da.

    Mắt: Rối loạn điều tiết mắt

    Tim mạch: Blốc nhĩ thất, đánh trống ngực

    Máu: Giảm bạch cầu hạt, giảm huyết cầu toàn thể, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu

    Máu: Hoại tử da nhiễm độc, rụng tóc, trứng cá, ngứa, khô da, đỏ ửng

     

     

     

    Tài liệu tham khảo

    1. Bộ Y Tế (2012), Dược thư quốc gia Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội 
    2. Thông tin kê toa sản phẩm
    3. Phần mềm tra cứu tương tác thuốc online (http://www.medscape.com)

    http://reference.medscape.com/drug/pepcid-act-famotidine-341989#3; http://reference.medscape.com/drug/zantac-ranitidine-342003#3

     

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ