Hướng dẫn cập nhật 2016 của RCOG về các thuốc sử dụng trong phòng ngừa và điều trị băng huyết sau sinh

    DS. Huỳnh Thị Hồng Gấm (Lược dịch)
    Khoa Dược - BV Từ Dũ

     

    Thuốc

     Nội dung

    Mức độ chứng cứ

    Oxytocin và ergometrine-oxytocin

    “Phân tích gộp” của McDonald và cộng sự đã đề cập đến việc so sánh ergometrine-oxytocin với oxytocin trong dự phòng cho giai đoạn 3 chuyển dạ. Bài xem xét này chỉ ra rằng ergometrine-oxytocin (Syntometrine, Alliance, Chippenham, Wiltshire, Vương quốc Anh), oxytocin 5 IU và oxytocin 10 IU có hiệu quả tương tự trong phòng ngừa băng huyết sau sinh vượt quá 1.000ml. Với sử dụng định nghĩa băng huyết sau sinh là khi máu mất ít nhất 500ml, ergometrine-oxytocin có liên quan đến giảm nhẹ nguy cơ băng huyết sau sinh (Syntometrine so với oxytocin ở liều bất kỳ; OR 0.82, 95% CI 0.71-0.95). Có sự khác biệt đáng kể về tác dụng không mong muốn giữa ergometrine-oxytocin và oxytocin đơn trị về buồn nôn, nôn, nguy cơ tăng huyết áp gấp 5 lần ở ergometrine-oxytocin (OR 4.92, 958% CI 4.03-6.00). Do đó, cần phải cân nhắc giữa lợi ích trong việc giảm nhẹ nguy cơ băng huyết sau sinh và tác dụng không mong muốn có liên quan đến sử dụng ergometrine-oxytocin.

    Một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, sử dụng kết cục ban đầu của trị liệu bất kỳ là đờ tử cung hoặc băng huyết, đánh giá xem liệu liều cao của oxytocin sau sinh thường có hiệu quả hơn chế độ liều thấp trong phòng ngừa băng huyết sau sinh thường. So sánh với 10 IU, sử dụng oxytocin dự phòng 40 IU hay 80 IU nhìn chung không làm giảm điều trị tổng thể băng huyết sau sinh khi pha trong 500ml dung môi truyền trên 1 giờ cho sinh thường.

     

     

     

     

    I++

     

     

     

     I+

    Prostaglandins

    Sử dụng prostaglandins trong phòng ngừa băng huyết sau sinh là chủ đề của hai tổng quan Cochrane. Prostaglandins tiêm bắp (như carboprost, một chất tương tự 15-methyl prostaglandin F hoặc misoprostol (một chất tương tự prostaglandin E1 uống hoặc ngậm dưới lưỡi thích hợp hơn việc tiêm truyền thuốc tăng gò tử cung (oxytocin và/ hoặc ergometrine) trong dự phòng thường quy. Hơn nữa, một tổng quan hệ thống kết luận rằng oxytocin vượt trội hơn misoprostol trong phòng ngừa băng huyết sau sinh.

    Đánh giá bằng chứng cả tổng quan Cochrane cùng với cân nhắc các chuẩn thực hành của vương quốc Anh, đề nghị rằng, đối với phụ nữ sinh thường, tiêm bắp oxytocin 10 IU là một phác đồ lựa chọn dự phòng trong giai đoạn 3 chuyển dạ. Nên tiêm bắp oxytocin trong khi sinh sau khi sổ vai trước, hoặc ngay sau sinh trước khi kẹp và cắt dây rốn. Xu hướng này đã được xác nhận trong hướng dẫn chăm sóc chuyển dạ của NICE.

     

     

    I++

     

     

     I+

    Carbetocin

    Một tổng quan Cochrane đã đề cập đến việc sử dụng carbetoncin, một dẫn xuất của oxytocin tác dụng kéo dài, trong phòng ngừa băng huyết sau sinh. Carbetocin được cấp phép ở vương quốc Anh cho chỉ định phòng ngừa băng huyết sau sinh trong mổ lấy thai. Kết quả sử dụng carbetocin làm giảm đáng kể có ý nghĩa thống kê trong việc cần chỉ định thêm nữa các thuốc tăng gò tử cung so với oxytocin cho mổ lấy thai, nhưng không phải dành cho sinh thường. Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa carbetocin và oxytocin về nguy cơ băng huyết sau sinh.

    Các hướng dẫn từ Hiệp hội sản phụ khoa Canada khuyến nghị rằng nên sử dụng carbetocin (tiêm tĩnh mạch bolus 1 phút 100mcg) để ngăn ngừa băng huyết sau sinh trong mổ lấy thai chủ động. Các thử nghiệm ngẫu nhiên đã so sánh các thuốc tăng gò tử cung khác nhau (oxytocin, ergometrine-oxytocin, misoprostol, carbetocin và 15-methyl prostaglandin F ) trong dự phòng cho thai phụ mổ lấy thai. Đánh giá các bằng chứng từ những thử nghiệm này, cùng với cân nhắc các chuẩn thực hành của Vương quốc Anh, đã phát triển hướng dẫn của NICE về mổ lấy thai, trong đó khuyến nghị truyền tĩnh mạch chậm oxytocin 5 IU trong dự phòng mổ lấy thai.

     

     

     

    I++

     

     

    I+

     

    Tranexamic acid

    Tổng quan Cochrane đã đề cập đến việc sử dụng tranexamic acid trong ngăn ngừa băng huyết sau sinh trên thai phụ được xem có nguy cơ thấp. Bài tổng quan đã cho thấy thai phụ sử dụng bổ sung tĩnh mạch tranexamic acid 1 hoặc 0,5g thêm vào các thuốc tăng gò tử cung thông thường có lượng máu mất nhiều hơn 400ml hoặc 500ml ít phổ biến. Tranexamic  acid có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ mắc mới của máu mất trên 1.000ml ở thai phụ mổ lấy thai (RR 0.53, 95% CI 0.23-0.78; 4 nghiên cứu; 1.534 thai phụ), nhưng không phải cho sanh thường. Lượng máu mất đến 2 giờ sau sinh thấp hơn ở nhóm thai phụ được chỉ định tranexamic acid tĩnh mạch sau sinh ( Giá trị khác biệt- 77,79ml; 95% CI -97.95 đến 57.64; 5 nghiên cứu; 1.186 thai phụ). Các tác giả của bài Tổng quan Cochrane về việc sử dụng tranexamic acid trong ngăn ngừa băng huyết sau sinh kết luận rằng cần có thêm những nghiên cứu về nguy cơ của các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng, bao gồm huyết khối tĩnh mạch, và sử dụng tranexamic acid trên thai phụ được xem có nguy cơ cao băng huyết sau sinh.

     

     

     

     

     

    I++

    Ghi chú:

    Mức độ chứng cứ I++: Phân tích gộp chất lượng cao, tổng quan hệ thống của những thử nghiệm ngẫu nhiên có nhóm chứng hoặc thử nghiệm ngẫu nhiên có nhóm chứng với nguy cơ rất thấp của sai số hệ thống.

    Mức độ chứng cứ I+: phân tích gộp được tiến hành tốt, tổng quan hệ thống của những thử nghiệm ngẫu nhiên có nhóm chứng hoặc thử nghiệm ngẫu nhiên có nhóm chứng với nguy cơ thấp của sai số hệ thống.

    Nguồn 

    Prevention and Management of Postpartum Haemorrhage. An international journal of obstetrics and gynecology. Green – top Guideline № 52,  December 2016.

    DS. Huỳnh Thị Hồng Gấm

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ