Fenoterol tốt hơn atosiban cho chỉ định làm dụng giãn tử cung khi thực hiện ECV

    Ds Thân Thị Mỹ Linh (lược dịch)
    Khoa Dược

    Một nghiên cứu mới cho thấy fenoterol có hiệu quả hơn so với atosiban để làm giãn cơ tử cung ở những phụ nữ có chỉ định phương pháp xoay ngôi thai ngoài (External cephalic version - ECV) cho các trường hợp ngôi mông. Việc sử dụngfenoterol có thể làm tăng tỉ lệ thành công của ECV và giảm tỷ lệ mổ lấy thai.

    Các nhà nghiên cứu cho biết ở phụ nữ có chỉ định phương pháp xoay ngôi thai ngoài ECV do ngôi mông, việc làm giãn tử cung với fenoterol làm tăng tỷ lệ ngôi đầu 30 phút sau khi làm thủ thuật. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê được ghi nhận với ngôi đầu tại thời điểm chuyển dạ.

    Vị trí ngôi đầu có được sau khi thực hiện phương pháp xoay ngôi thai ngoài ECV sau 30 phút ở những phụ nữ sử dụng atosiban ít hơn so với những người dùng fenoterol (34% so với 40%; RR, 0,73; 95% CI, 0.55 - 0.93).

    Ngôi đầu ngay tại lúc chuyển dạ xảy ra ở 35% (n = 135) ở nhóm atosiban và 40% (n = 166) ở nhóm fenoterol (RR, 0,86; 0,72 - 1,03) và mổ lấy thai đã được thực hiện ở 60% (n = 240) phụ nữ trong nhóm atosiban và 55% (n = 218) ở nhóm fenoterol (RR, 1.09; 0.96 - 1.20).

    Trong thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng ở 818 phụ nữ mang thai đơn có tuổi thai trên 34 tuần tuổi, việc làm giãn tử cung với atosiban để thực hiện phương pháp xoay ngôi thai ngoài ECV cho thấy bào thai ở vị trí ngôi đầu sau 30 phút có tỷ lệ thấp hơn của so với fenoterol. Điều này dẫn tới nguy cơ sinh mổ khi sử dụng atosiban cao hơn là sau khi điều trị bằng fenoterol. Tuy nhiên sự khác biệt này  không có ý nghĩa thống kê, nguy cơ gia tăng hợp lý  có thể do tỷ lệ thành công của phương pháp xoay ngôi thai ngoài ECV thấp hơn khi sử dụng atosiban. Đồng thời, không có sự khác biệt đáng kể trong kết cục sơ sinh hoặc các tác dụng phụ liên quan đến thuốc giữa hai nhóm.

    Trong một tổng quan của Cochran về các chất làm giãn tử cung trong phương pháp xoay ngôi thai ngoài ECV, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng thuốc chủ vận beta là thuốc có hiệu quả nhất để làm tăng sự xuất hiện ngôi đầu trong chuyển dạ so với giả dược, do đó giảm tỉ lệ mổ lấy thai (6 nghiên cứu; n = 742; RR, 0,77 ; 0,67 - 0,88).

    Các nhà nghiên cứu cho biết thêm khi chú trọng đến lợi ích và chi phí điều trị, fenoterol rẻ hơn nhiều so với atosiban (€0,90 so với €31,80 ở Hà Lan).

    Các nhà nghiên cứu đã so sánh hiệu quả của thuốc ức chế thụ thể oxytocin là atosiban với thuốc chủ vận beta là fenoterol bằng cách phân ngẫu nhiên 830 phụ nữ mang đơn thai ngôi mông ở tuổi thai hơn 34 tuần với liều 6,75mg atosiban (n = 416) hoặc 40 μg fenoterol (n = 414) tiêm tĩnh mạch để làm giãn cơ tử cung trước khi thực hiện phương pháp xoay ngôi thai ngoài ECV.

    Xác định một bào thai ở vị trí ngôi đầu thai sau khi làm thủ thuật 30 phút và ngôi đầu tại thời điểm chuyển dạ là mục tiêu chính của nghiên cứu. Các mục tiêu khác là phương thức sinh con, tỷ lệ biến chứng của mẹ và thai nhi, các phản ứng phụ liên quan đến thuốc.

    Các nghiên cứu hiện tại bị hạn chế vì bác sĩ và thai phụ không thể bị làm mù trong quá trình điều trị do các tác dụng phụ rõ ràng và thường gặp của thuốc chủ vận beta. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng các phản ứng phụ không bao giờ là lý do để chấm dứt can thiệp và sự thiên lệch do không bị làm mù hầu như không có.

    Tài liệu tham khảo

    1. http://specialty.mims.com/topic/fenoterol-better-than-atosiban-as-uterine-relaxant-for-ecv
    Ds Thân Thị Mỹ Linh

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ