Bạn biết gì về Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch ?

    DS. Huỳnh Thị Hồng Gấm
    Khoa Dược - BV Từ Dũ

    1.Tổng quan(3)

    Các sản phẩm globulin miễn dịch từ huyết tương người được sử dụng lần đầu vào năm 1952 điều trị suy giảm miễn dịch. Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch chứa các Immunoglobulin G (IgG) từ huyết tương gộp lại của khoảng 1000 người hiến.

    Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch ban đầu cho thấy hiệu quả trong điều trị Ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát vào năm 1981. Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch  là các sản phẩm IgG vô khuẩn, tinh khiết được sản xuất từ huyết tương người gộp lại và đặc trưng chứa hơn 95% không sửa đổi IgG, chức năng đáp ứng của Fc- phụ thuộc còn nguyên vẹn và chỉ một lượng rất nhỏ Immunoglobulin A (IgA) hoặc Immunoglobulin M(IgM).

    2. Sử dụng Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch(3)

    Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch được sử dụng điều trị các bệnh tự miễn, truyền nhiễm và vô căn khác nhau. Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch là một phương pháp điều trị đã được phê duyệt trong “Tế bào ghép chống lại chủ” và ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát. Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch được chấp nhận cho điều trị hội chứng Kawasaki, hội chứng Guillain_ Barre và viêm đa cơ/viêm da cơ.

    Các bệnh hoàn toàn do khiếm khuyết các yếu tố huyết học hoặc đông máu như bệnh Degos hoặc “huyết cầu tố- niệu kịch phát về đêm” không đáp ứng với Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch.

         FDA vừa phê duyệt sử dụng Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch trong 6 điều kiện sau đây:

    • Bệnh suy giảm miễn dịch nguyên phát.
    • Chứng giảm tiểu cầu do nguyên nhân miễn dịch.
    • Bệnh Kawasaki.
    • Ghép tế bào gốc tạo máu cho bệnh nhân trên 20 tuổi (chỉ có Gamimune_ N)           
    • Bệnh bạch cầu mạn dòng lympho B.
    • Trẻ em nhiễm trùng HIV loại 1.

    Hướng dẫn Quốc gia Clearinghouse phác thảo sử dụng Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch, bao gồm các ứng dụng sau (off-label):

    • Huyết học: Thiếu máu bất sản; Giảm nguyên hồng cầu; Thiếu máu Diamond- Blackfan;Thiếu mán tán huyết tự miễn; Chất ức chế yếu tố VIII mắc phải; Bệnh von Willebrand mắc phải; Giảm bạch cầu trung tính do nguyên nhân miễn dịch; Đề kháng với truyền tiểu cầu; Giảm tiểu cầu sơ sinh dị miễn/ tự miễn dịch; Ban xuất huyết sau truyền máu; Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối/ hội chứng u rê tán huyết.
    • Các bệnh truyền nhiễm: các bệnh truyền nhiễm có thể có hại bao gồm trẻ sơ sinh nhẹ cân (<1500 g), ghép tạng, phẫu thuật, chấn thương, bỏng và lây nhiễm HIV.
    • Thần kinh học: Động kinh và hội chứng Guillain- Barre khó chữa ở trẻ em; Bệnh đa dây thần kinh hủy myelin do viêm mãn tính; Bệnh nhược cơ; Hội chứng nhược cơ Lambert- Eaton; Bệnh dây thần kinh vận động đa ổ; Đa xơ cứng.
    • Sản khoa: Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch có thể hữu ích trong sẩy thai tái phát.
    • Phổi học: Suyễn; Các triệu chứng ngực mãn tính.
    • Thấp khớp: Viêm thấp khớp, người lớn và vị thành niên; Bệnh lupus ban đỏ hệ thống; Bệnh viêm mạch hệ thống;Viêm đa cơ/ viêm da cơ; Bệnh viêm cơ thể vùi.
    • Bệnh hạt Wegener: Thuyên giảm cảm ứng thành công với việc dùng Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch và steroids đơn đã được mô tả ở một phụ nữ được chẩn đoán bệnh hạt Wegener trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ.
    • Một số bệnh khác.

    3. Một số thông tin cần lưu ý

          ●   Hiệu quả của Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch trong điều trị tái phát sẩy thai tự phát chưa được chứng minh. Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch không ngăn ngừa được sẩy thai tự phát, nguyên sinh, tái phát.(3)

         ●   Trong một ngiên cứu của Ohlsson A, Lacy JB đăng trên Tổng quan Cochrane năm 2007: Đánh giá hiệu quả/an toàn của việc sử dụng Immunoglobulins tĩnh mạch (IVIG) (so với giả dược hay không can thiệp) đối với trẻ non tháng (<37 tuần tuổi thai lúc sanh) và/hoặc trẻ nhẹ cân (cân nặng lúc sinh <2500g) trong ngăn ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện.(1)

    Các tác giả kết luận: Điều trị Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch giúp giảm 3% nhiễm khuẩn huyết và giảm 4% nhiễm khuẩn nặng, một hay nhiều đợt, nhưng không làm giảm các kết cục quan trọng khác: viêm ruột hoại tử, xuất huyết não, hay thời gian nằm viện. Quan trọng nhất, sử dụng IVIG không có ảnh hưởng đáng kể nào trên tử vong do mọi nguyên nhân hoặc do nhiễm trùng. Sử dụng dự phòng Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch không liên quan đến bất cứ tác dụng phụ nghiêm trọng ngắn hạn nào. Dưới góc độ lâm sàng việc giảm 3 - 4% nhiễm khuẩn bệnh viện mà không giảm tử vong hoặc những kết cục lâm sàng quan trọng khác không mang ý nghĩa đáng kể. Quyết định sử dụng Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch dự phòng sẽ tùy thuộc vào chi phí và giá trị của kết cục lâm sàng. Không cần thiết thực hiện thêm những RCTs để kiểm tra hiệu quả của những chế phẩm Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch đã được nghiên cứu trước đây nhằm giảm thiểu nhiễm khuẩn bệnh viện ở trẻ non tháng/nhẹ cân. Kết quả của những phân tích Meta này khuyến khích các nhà khoa học cơ bản và các nhà lâm sàng tìm kiếm những con đường khác giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện.

         ●   Một bài viết khác về: Điều trị nhiễm trùng trẻ sơ sinh bằng Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch trên tạp chí The New England Journal of Medicine (2), như sau:

            ○ Phương pháp: nghiên cứu được thực hiện tại 113 bệnh viện của 9 quốc gia, 3493 trẻ sơ sinh nghi ngờ hoặc đã được chẩn đoán là nhiễm trùng nặng, được phân ngẫu nhiên thành 2 nhóm: nhóm nghiên cứu được truyền Immunoglobulin G (với liều 500 mg /kg; nhóm chứng nhận giả dược trong 48 giờ. Kết cục chính là tử vong hay các khuyết tật nặng cho đến lúc trẻ 2 tuổi.

          ○ Kết quả: Không có sự khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm về tỷ lệ của kết cục chính: tử vong 686 em (39,0%) trong số 1759  em ở nhóm nghiên cứu; 677 em (39,0%) trong số 1734 em ở nhóm chứng (nguy cơ tương đối: 1,00; Khoảng tin cậy 95%: 0,92-1,08). Tương tự, không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ kết cục thứ yếu, bao gồm mắc các bệnh nhiễm trùng huyết tiếp theo. Theo dõi trẻ sơ sinh đến 2 tuổi, không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ mắc các khuyết tật nặng hoặc khá nặng hay các kết cục bất lợi khác.

           ○ Kết luận: Điều trị Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch không có hiệu quả trên kết cục chính ở trẻ sơ sinh được nghi ngờ hoặc chẩn đoán bị nhiễm trùng.

    4. Kết luận: Các bác sĩ cần cân nhắc, đặc biệt giữa chi phí và kết cục của giá trị lâm sàng, khi chỉ định Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch cho bệnh nhân.

     

    Tài liệu tham khảo:

    1. Ohlsson A, Lacy JB. Intravenous immunoglobulin for preventing infection in preterm and/or low birth weight infants. Cochrane Database of Systematic Reviews 2007.

    2. The INIS Collaborative Group. Treatment of Neonatal Sepsis with intravenous Immune Globulin. N Engl J Med 2011; 365: 1201-1211.

    3. http://emedicine.medscape.com/article/210367-overview

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ