“Đẻ không đau” - phương pháp gây tê ngoài màng cứng là kỹ thuật giảm đau hiệu quả nhất và phù hợp nhất cho bà mẹ và bé.
Gửi đến các chị bầu, các giai đoạn mà chị bầu cần phải gặp bác sĩ và thực hiện các bước cận lâm sàng cần thiết khi mang thai.
Chúc các chị bầu khỏe và xinh đẹp.
Tăng huyết áp là 1 trong 5 tai biến sản khoa. Tăng huyết áp là nguyên nhân tử vong mẹ đứng thứ hai sau băng huyết sau sinh. Tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai cần được phát hiện sớm và can thiệp phù hợp để giảm tỉ lệ tử vong, tỉ lệ bệnh tật cho cả mẹ và thai nhi.
Rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể lúc mang thai. Nó được phát hiện từ tháng 4 của thai kỳ và thường khỏi sau khi sinh khoảng 06 tuần.
Tất cả các bệnh có liên quan đến thận như bệnh cầu thận mạn tính, viêm bể thận mạn tính, bệnh thận do tiểu đường, bệnh thận đa nang, sỏi thận, chạy thận, ghép thận... đều có ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe của sản phụ và thai nhi.
Xuất độ của ung thư cổ tử cung (K CTC) trong thời kỳ mang thai khoảng 1,2/10.000 thai kỳ. Chẩn đoán giai đoạn và điều trị K CTC trong thai kỳ luôn là vấn đề khó khăn. Vấn đề khó khăn đầu tiên xuất phát từ mong muốn dưỡng thai cho đến khi thai có khả năng sống. Vấn đề thứ hai là do CTC và mô liên kết vùng chậu phù nề, mềm nên rất khó đánh giá chu cung.
Hội chứng Down được đặt tên từ bác sĩ người Anh Jonh Langdon Down, người đầu tiên mô tả tình trạng này vào năm 1887. Đến 1959, hội chứng này được xác định do thừa một nhiễm sắc thể (NST) thứ 21 nên còn gọi là Trisomy 21.
Gần 50% trường hợp có thai tiền lâm sàng và trung bình từ 1/5 đến 1/4 trường hợp có thai lâm sàng bị sẩy. Tỷ lệ sẩy thai liên tiếp bị ảnh hưởng bởi tuổi mẹ; khoảng 10% ở tuổi 30 và tăng lên khoảng 40% ở tuổi 40.