Khi mang thai, rạn da cũng là một trong những hiện tượng khá phổ biến ở mẹ bầu, không chỉ ảnh hưởng đến vẻ đẹp làn da, mà còn gây nên “sự mặc cảm” cho không ít bà mẹ trẻ.
DHA là tên viết tắt của Acide docosahexaénoïque - một acid béo không no omega-3, chiếm tỷ lệ rất cao trong chất xám của não bộ (ảnh hưởng tới sự thông minh) và trong võng mạc – gần 60% trong võng mạc (tổng chỉ huy sự nhìn của mắt).
Đây là một trong những mối đe dọa trong thai kỳ cho sức khỏe của mẹ bầu và cả em bé, nhưng hiện tại có rất ít người biết về bệnh này. Vì vậy, chúng ta cùng tìm hiểu về tình trạng này các mẹ bầu nhé.
Một thăm dò trên 3800 cặp vợ chồng mang thai trong 3 tháng đầu tại Mỹ cho thấy khoảng 9% có lo lắng và tự kiêng QHTD. Số lần QHTD trung bình trong 3 tháng đầu thai kỳ từ 5 – 10 lần. Khoảng 11% cặp vợ chồng cho biết họ QHTD chỉ có 15 lần trong suốt thai kỳ.
Chuột rút (vọp bẻ) là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ trong thời gian mang thai. Chuột rút thường xảy ra ở chân, đùi, bàn chân, bàn tay hoặc cơ bụng do các cơ co thắt đột ngột, khiến các bộ phận này của các mẹ bầu rất đau nhức, không thể cử động.
Nhau cài răng lược là một bệnh lý nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng mẹ và thai nhi nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời.
Khoảng 70% phụ nữ mang thai có triệu chứng ốm nghén, thường xuất hiện vào giai đoạn đầu của thai kỳ lúc thai 9-10 tuần. Thông thường, cuối tháng thứ 4 của thai kỳ các triệu chứng này gần như biến mất hoàn toàn hoặc giảm đi nhiều.
Can xi là một chất khoáng rất quan trọng cần cho quá trình phát triển xương của trẻ trong giai đoạn bào thai và tuổi nhỏ.
Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, hiện có khoảng 30% dân số thế giới bị thiếu máu, chủ yếu là do thiếu máu thiếu sắt. Phụ nữ mang thai là đối tượng bị thiếu máu thường gặp nhất và là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng tại nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, theo số liệu 2015 cho thấy có 32,8% phụ nữ có thai bị thiếu máu trong đó thiếu máu do thiếu sắt chiếm gần 70%.