Viêm vùng chậu
|
Viêm vùng chậu?
- Viêm vùng chậu (PID) là một biến chứng nghiêm trọng của các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs).- Viêm vùng chậu là một danh từ chung chỉ nhiễm trùng của tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng.
- Viêm vùng chậu rất phổ biến. Phụ nữ có thể bị viêm vùng chậu nếu họ bị bệnh lây truyền qua đường tình dục (như nhiễm chlamydia hoặc lậu) mà không điều trị.
- Viêm vùng chậu có thể điều trị, và việc điều trị ngay lập tức có lẽ sẽ giảm nguy cơ bị biến chứng từ viêm vùng chậu.
Làm thế nào để giảm nguy cơ viêm vùng chậu?
- Để ngăn ngừa viêm vùng chậu, tránh bị bệnh lây truyền qua đường tình dục.- Khi bị bệnh lây truyền qua đường tình dục, hãy đi khám bệnh và được điều trị ngay.
- Cách chắc chắn tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục là không quan hệ tình dục, hoặc chỉ quan hệ với những người không bị bệnh hoặc chỉ quan hệ tình dục với chính bản thân.
- Bao cao su có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu sử dụng đúng cách và dùng mỗi lần khi có quan hệ tình dục.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục, lổ tiểu hoặc thụt rửa sau quan hệ tình dục sẽ không ngừa được bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Làm thế nào để biết đã bị viêm vùng chậu?
Không có xét nghiệm để chẩn đoán viêm vùng chậu. Thường, chính Bác sĩ sẽ quyết định bạn có bị bệnh hay không từ các triệu chứng của bạn. Bác sĩ có thể khám bạn và cho xét nghiệm tìm chlamydia hoặc lậu. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục này thường gây viêm vùng chậu.
Bằng cách nào phụ nữ bị viêm vùng chậu?
- Viêm vùng chậu là một biến chứng của một vài bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bạn có thể bị bệnh lây truyền qua đường tình dục khi quan hệ tình dục với người bị bệnh.Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
- Phụ nữ tuổi sinh đẻ quan hệ tình dục tích cực là những người có nguy cơ bị viêm chậu nhiều nhất. Phụ nữ quan hệ tình dục với càng nhiều người thì nguy cơ bị bệnh càng cao.- Phụ nữ dưới 25 tuổi có nguy cơ bị bệnh nhiều hơn phụ nữ trên 25 tuổi.
- Phụ nữ thường xuyên thụt rửa âm đạo có nguy cơ bị bệnh cao hơn các phụ nữ không thụt rửa.
Các triệu chứng của viêm vùng chậu?
- Đau vùng bụng dưới.
- Sốt.
- Tiết dịch âm đạo bất thường kèm có mùi hôi.
- Đau khi giao hợp.
- Ra huyết âm đạo giữa chu kỳ.
Khi nào nên đi khám bệnh?
Bạn nên đến bác sĩ khám khi:
- Bạn có bất kỳ triệu chứng như: đau khi quan hệ hoặc tiết dịch âm đạo bất thường.
- Ra huyết âm đạo giữa chu kỳ
- Quan hệ với người bị nhiễm chlamydia, lậu hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
- Quan hệ với người có các triệu chứng có lẽ bị bệnh lây truyền qua đường tình dục (như: tiểu buốt, rát hoặc tiết dịch bất thường ở cơ quan sinh dục).
Điều trị viêm vùng chậu bằng cách nào?
- Khi phát hiện bệnh sớm, có thể điều trị hiệu quả bằng kháng sinh.
- Tuân thủ điều trị.
- Không chia thuốc cho bất kỳ ai, đảm bảo bạn uống đúng và đủ thuốc.
- Sau khi điều trị, nếu vẫn còn triệu chứng, hãy đến tái khám.
Có thể bị lại bệnh viêm vùng chậu sau khi đã được điều trị không?
Nếu không điều trị thì sao?
- Viêm vùng chậu có thể để lại vết sẹo ở tử cung và cơ quan sinh sản khác.
- Bạn càng trì hoãn việc điều trị, hoặc số lần bị viêm vùng chậu càng nhiều thì nguy cơ bạn không có thai càng cao..
- Sau khi bị bệnh, khi có thai phụ nữ có nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung (túi thai ở ngoài tử cung). Bệnh này có thể gây đau bụng, chảy máu trong cơ thể, thậm chí tử vong.
- Viêm vùng chậu cũng có thể gây đau vùng chậu mãn tính. .
Nếu bạn bị bệnh, người quan hệ với bạn thì sao?
- Người quan hệ có lẽ bị bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Bạn phải nói cho những người quan hệ với bạn gần đây biết bạn bị bệnh, để họ đi xét nghiệm và điều trị kịp thời.
- Tránh quan hệ tình dục khi cả hai chưa điều trị xong, nhằm tránh tái nhiễm lẫn nhau.
Thông điệp cho mọi người HÃY BẢO VỆ CHÍNH BẠN VÀ NGƯỜI QUAN HỆ Luôn luôn đi Bác sĩ khám nếu người quan hệ đang điều trị bệnh lây truyền qua dục. Và cũng đi đến Bác sĩ nếu người quan hệ có bất kỳ triệu chứng bất thường, như tiết dịch bất thường ở cơ quan sinh dục. Nếu bạn bị bệnh lây truyền qua đường tình dục, bạn nên xét nghiệm thêm những tác nhân lây truyền qua đường tình dục khác. Hãy chắc chắn nói cho những người quan hệ với bạn gần đây để họ đi xét nghiệm. Nói chuyện cởi mở và thành thật với người quan hệ về bệnh lây truyền qua đường tình dục. |
Theo
http://www.cdc.gov/std/Pid/the-facts/default.htm (CDC-22/04/2008)
ThS. BS Nguyễn Thị Mộng Tuyền (Dịch)
Phòng khám phụ khoa - BV Từ Dũ