Rau quả cũng gây họa
Ds. Huỳnh Kim Hằng
Khoa Dược - BV Từ Dũ
1. Cà chua xanh:
Cà chua có thành phần dinh dưỡng cao nên được ưa chuộng để dùng ăn sống hay nấu chín. Hàm lượng acid malic và citric trong cà chua rất dễ phân giải, kích thích sự thèm ăn. Nhưng cà chua xanh ít chua lại có vị chát, có chứa chất solanine có độc tính khi vào cơ thể dạ dày sẽ phân giải thành tomatidine gây ngộ độc. Chất này tan trong máu có thể gây trúng độc cấp tính với các triệu chứng: ngứa cổ, dạ dày đau thắt, viêm dạ dày – ruột, ói mửa, váng đầu thậm chí gây co giật và tử vong. Vì thế, nên chọn cà chua chín đều không có vằn xanh, khi ăn không có vị chát.
Trong quá trình trồng cà chua, bắt đầu ra hoa người ta sử rụng thuốc để giữ nhụy hoa không bị rụng. Khi hình thành quả non lại phun thuốc trừ sâu liên tục đến khi quả chín. Vì vậy, không nên ăn nhiều cà chua sống, vì các thuốc trên sẽ xâm nhập vào cơ thể, tích tụ và gây hại cho sức khỏe.
2. Khoai lang:Khoai lang chứa nhiều men oxy hóa và chất xơ thô khi vào đường ruột sẽ sinh ra nhiều khí carbon dioxide (CO2) gây trướng bụng, vì chứa nhiều đường nên ăn nhiều trong dạ dày sẽ sinh ra nhiều acid gây nóng ruột.
Khoai lang cũng chưa nhiều acid amin, nhiều protein, carbohydrate và tinh bột, nhưng nếu ăn khoai lang sống, do các màng tế bào xung quanh tinh bột vẫn chưa bị phá vỡ bởi nhiệt nên cơ thể khó tiêu hóa, khó hấp thu, do đó ăn khoai sống sẽ bị trướng bụng đầy hơi, khó chịu.
3.Rau kim châm:
Trong rau kim châm tươi chứa colchicine, bản thân chất này không độc nhưng khi vào cơ thể dạ dày hấp thu chậm làm colchicin bị oxy hóa tạo thành chất kịch độc gay các triệu chứng: buồn nôn, ói mử, khát nước, khô họng, tiêu chảy, chóng mặt, thậm chí tiêu, tiểu ra máu hoặc bí tiểu… Vì vậy khi ăn kim châm nên ngâm nước trong 2 giờ hoặc trần sơ nước sôi và xào thật chín mới được ăn. Tốt nhất là nên ăn kim châm khô.
4. Mộc nhĩ (nấm mèo):
Trong nấm mèo tươi chứa chất porphyrin, chất này vào cơ thể kết hợp với protein dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời, những phần da lộ ra ngoài sẽ bị viêm đỏ (cổ, mặt), bị ngứa, nổi mẩn, phù thũng, nặng có thể hoại tử da. Nếu phù thũng vùng cổ sẽ gây khó thở. Vì thế nên ăn mộc nhĩ khô vì trong quá trình phơi porphyrin bị phân giải nên còn lại rất thấp.5. Đậu cô ve, đậu tây, đậu nành:
Các loại đậu này chứa 2 chất saponin (có tác dụng kích thích đường tiêu hóa, gây xung huyết trương bụng và viêm dạng xuất huyết) và legumin (có tác dụng ngưng kết hồng huyết cầu và hòa tan hồng huyết cầu). Những món rau xào trộn chưa chín hẳn trông ngon, hấp dẫn nhưng dễ bị ngộ độc. Nhẹ thì ói mửa, đau bụng tiêu chảy, váng đầu, chóng mặt, nặng có thể gây tử vong. Triệu chứng thường xảy ra 3 – 4 giờ sau khi ăn và 2 ngày sau sẽ hết. Uống sữa đậu nành chưa nấu chín cũng bị vậy. Nhưng 2 chất saponin và legumin dễ bị phá vỡ bởi nhiệt vì thế chỉ cần nấu chín thì không còn chất độc hại nữa.
6. Cải bố xôi:
Cải bố xôi có nhiều vitamin C và khoáng chất nhưng cũng chứa nhiều acid oxalic không có lợi cho cơ thể. Acid oxalic có thể phản ứng với calcium trong cơ thể tạo calci oxalat kết tủa, nếu tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ hình thành sỏi ở dạ dày - ruột. Vì thế nên cần loại bỏ trước khi chế biến bằng cách cắt nhỏ, rửa sạch, chần qua nước sôi, vớt ra cho vào nước lạnh sẽ làm mất 80% acid oxalic và vị chát trong rau.
Đối với trẻ nhỏ đang giai đoạn phát triển, nhu cầu calci rất lớn, nếu cho trẻ ăn quá nhiều cải bố xôi sẽ làm cản trở quá trình hấp thu calcium gây bệnh còi xương và răng kém phát triển.
Đối với phụ nữ mang thai nhu cầu calci và kẽm cao hơn người thường, đó là hai nguyên tố vi lượng không thể thiếu, nếu thiếu kẽm sự thèm ăn giảm, giảm vị giác, thiếu calci gây bệnh còi xương, chân vòng kiềng, chậm mọc răng cho trẻ. Vì thế ăn nhiều cải bố xôi sẽ ảnh hưởng thai nhi.
Bệnh nhân lao phổi không nên ăn cải bố xôi, cứ 100g cải bố xôi có 360mg acid oxalic, ăn nhiều cải này sẽ dẫn đến chứng thiếu calci, những bệnh nhân lao phổi và bệnh nhân mắc chứng ho khan, ho ra máu nếu ăn nhiều thức ăn chứa acid oxalic (Bố xôi, măng tre) sẽ lâu lành bệnh.
Bệnh nhân kết sỏi đường tiết niệu không nên ăn cải bố xôi, vì calci trong đường tiết niệu đã bão hòa, nếu ăn cải bố xôi thì bệnh sẽ nghiêm trọng hơn, kể cả bệnh nhân đã được phẫu thuật lấy sỏi ra.
Không nên nấu cải bố xôi chung với đậu phụ vì đậu chứa protein và khoáng chất được đông kết bằng thạch cao nên trong đậu nhiều calci và phân tử magne. Khi nấu chung hai loại này thì acid oxalic sẽ làm calci và magne lắng xuống làm cơ thể không hấp thu được, gây hại cho cơ thể.
Rễ cải bố xôi chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, lại không có chất béo, nếu kết hợp với gừng tươi sẽ có tác dụng khống chế và ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Vì vậy khi ăn cải bố xôi nên rửa sạch rễ hồng để nấu ăn luôn. Sau khi ăn cải bố xôi nên uống nhiều nước để hạ thấp nồng độ acid oxalic trong nước tiểu.
7. Khoai tây:
Khoai tây chứa nhiều đường, calci, phospho, sắt, vitamin C, B1, B2 và caroten nhưng nếu bảo quản và chế biến không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng, thậm chí còn sản sinh ra chất độc hại cho sức khỏe.
Khoai tây sau khi cắt không để lộ ra ngoài không khí vì trong khoai tây chứa nhiều Hydroxybenzene, dưới tác dụng của men oxy hóa hydroxybezene biến thành màu nâu (biến chất) nên gọt vỏ ngâm sơ qua nước và chế biến liền.
Trong khoai tây đã nẩy mầm chứa nhiều solanine, nhất là xung quanh mầm nồng độ khoảng 0.025% - 0.06%. Chất này gây ngộ độc nhẹ có triệu chứng khô miệng, buồn nôn, nôn ọe, tiêu chảy, nặng thì hôn mê. Thai phụ ăn loại khoai tây này có thể bị sẩy thai. Nếu dùng loại khoai nẩy mầm phải khoét thật sâu bỏ vùng nảy mầm, ngâm nước lâu, nấu chín kỹ.
Không ăn khoai tây có màu xanh là loại khoai tây chưa chín (già) hẳn hoặc trong khi bảo quản để mặt trời chiếu vào sản sinh ra nhiều solanie. Loại khoai này cứ 100g khoai chứa 500mg solanine dễ gây ngô độc cấp tính.
8. Ớt:
Người viêm loét dạ dày không nên ăn ớt vì ớt chứa nhiều chất capsicain làm cho ớt cay, chúng có tác dụng kích thích mạnh với mũi, đường tiêu hóa vì thế sẽ làm nghiêm trọng hơn cho niêm mạc dạ dày, làm nóng rát, đau, khó chịu.
9. Khổ hoa:
Khổ hoa là món rau được ưa chuộng trong mùa hè, bản thân có vị đắng nhưng không làm cho những nguyên liệu nấu chung bị đắng. Khổ hoa có hàm lượng vitamin C phong phú, có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc. Nhưng người có tỳ vị hư hàn thì nên thận trọng khi ăn khổ hoa, phu nữ có thai không nên ăn khổ hoa.
10. Hẹ:
Hẹ chứa nhiều protein, đường, vitamin, calci, sắt, phospho, đặc biệt hàm lượng vitamin C, caroten, tinh dầu và chất xơ rất phong phú. Vì thế hẹ có tác dụng sát khuẩn, kích thích tiêu hóa, điều trị chứng viêm ruột, bệnh lỵ, trợ tiêu hóa. Nhưng những người mắc bệnh dạ dày thì chất xơ trong hẹ có thể thúc đẩy nhu động dạ dày – ruột, thúc đẩy dạ dày phân tiết nhưng cơ thể lại không thể tiêu hóa, hấp thu chất xơ, nên hàm lượng chất xơ càng nhiều càng khó tiêu hóa, cộng thêm tác dụng kích thích của tinh dầu làm dạ dày thêm khó chịu.
11. Tỏi:
Tỏi là gia vị có tác dụng khử mùi tanh, tăng hương vị, y học còn phát hiện tác dụng diệt khuẩn ở hệ thống tiêu hóa, giải độc, kháng ung thư, nhưng những người bị viêm loét đường tiêu hóa thì không nên ăn quá nhiều tỏi. Chất Allicin trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn cực mạnh, kích thích dịch vị phân tiết, trợ tiêu, tăng sự thèm ăn, tăng cường thể lực nhưng cũng làm tổn thương nghiêm trọng hơn đường tiêu hóa đối với những người bị viêm loét đường tiêu hóa.
12. Đậu phụ:
Đậu phụ được công nhận là thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng ăn quá nhiều thì lại có hại. Chất saponin trong đậu có tác dụng chống xơ vữa động mạch nhưng lại thúc đẩy bài tiết iod gây ra các bệnh liên quan đến thiếu iod. Protein trong đậu phụ rất phong phú nên ăn nhiều sẽ gây cản trở việc hấp thu sắt và ảnh hưởng đến sự hấp thu pritein làm trướng bụng, tiêu chảy…
Protein thực vật được cơ thể hấp thu nhờ quá trình trao đổi chất còn một phần được đào thải qua thận có chứa ni-tơ, vì thế người lớn tuổi khả năng bài tiết kém nếu ăn nhiều đậu phụ sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, làm thận suy yếu.
Chất purine trong đậu phụ tương đối nhiều, bệnh nhân tê thấp hoặc tăng ure huyết nên thận trọng.
Đậu phụ có tính hàn, người có dạ dày yếu hoặc tỳ vị hư, dễ bị tiêu chảy trướng bụng thì không nên ăn nhiều đậu phụ.
Tài liệu tham khảo:
1. 1000 món rau quả dưỡng sinh trị bệnh, NXB Mỹ Thuật – 2010
2 .Kiêng và kỵ trong ăn uống, Đàn Tố Quân – NXB Đà Nẵng
3 .Y Học Cổ Truyền - Trường Đại học Y Hà Nội 2008
Ảnh: nguồn từ Internet