Phòng ngừa và xử trí bệnh tay - chân - miệng
|
|
|
Bệnh tay – chân – miệng là gì?
- Bệnh tay – chân – miệng là một bệnh lây do một nhóm vi rút đường ruột gây nên, có thể phát triển thành dịch. Bệnh xảy ra quanh năm với hai mùa cao điểm từ tháng 3 – 5 và tháng 9 -12.- Bệnh thường lây lan nhanh giữa các trẻ nhỏ sống cùng một nhà và sinh hoạt cùng nhà trẻ, mẫu giáo.
Bệnh tay – chân – miệng nguy hiểm như thế nào?
Bệnh tay – chân – miệng lây lan như thế nào?
|
Bệnh tay – chân – miệng lây qua tiếp xúc:
Phát hiện và xử trí bệnh như thế nào?
Cần đưa đi khám ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu:
|
- Sốt
- Bóng nước hoặc vết loét trong miệng.
- Bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông, đầu gối.
Đưa ngay vào bệnh viện Nhi đồng 1, bệnh viện Nhi đồng 2 hoặc bệnh viện Nhiệt Đới khi có các dấu hiệu trở nặng:
- Sốt cao.
- Giật mình
- Đi đứng loạng choạng.
- Thở mệt.
Khi chăm sóc người bệnh, cần chú ý:
- Vệ sinh răng miệng và thân thể.
- Không cạy vỡ bóng nước để tránh nhiễm trùng.
- Giảm đau, hạ sốt bằng thuốc Paracetamol.
- Tăng cường dinh dưỡng, cho ăn các thức ăn lỏng, mềm.
Phòng bệnh tay – chân – miệng như thế nào?
Hiện nay, bệnh tay-chân-miệng chưa có vắc xin phòng ngừa, vì thế cần thực hiện tốt những biện pháp phòng bệnh tay – chân – miệng sau đây:
- Thường xuyên rửa sạch bàn tay của trẻ bằng xà bông.
- Định kỳ 1-2 lần/ tuần, lau rửa sàn nhà và các khu vực sinh hoạt của trẻ với các dung dịch khử trùng trên. Trường hợp có trẻ bệnh, phải lau khử trùng sàn nhàn và các khu vực sinh hoạt của trẻ mỗi ngày.
Địa chỉ cần biết
BV Nhi đồng 1: BV Nhi đồng 2 BV Bệnh Nhiệt Đới Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố Trung tâm Truyền thông – Giáo dục Sức khỏe Tp. HCM |
Theo
Tờ rơi Trung tâm Truyền thông – Giáo dục Sức khỏe Tp.HCM (05/2010)