Phát hiện hai protein liên quan đến quá trình làm tổ
Các nhà khoa học tại Đại học Oxford ở Anh cho rằng họ đã phát hiện ra cách thức phôi làm tổ tại tử cung, mang đến cho chúng ta thông tin cần thiết có thể sử dụng trong tương lai nhằm điều trị vô sinh và mang niềm hy vọng đến hàng ngàn cặp vợ chồng vô sinh.
Sự làm tổ của phôi tại nội mạc tử cung là một quá trình quan trọng diễn ra trong giai đoạn phát triển ban đầu. Phôi bắt đầu gắn và tạo liên kết với nội mạc tử cung, khởi phát một chuỗi các tín hiệu bên trong phôi và tử cung. Điều này cho phép phôi bào bắt đầu di chuyển từ phôi vào trong nội mạc tử cung, tìm mạch máu của mẹ và cuối cùng hình thành bánh nhau.
Những bất thường xảy ra trong quá trình làm tổ có thể dẫn đến sảy mất những thai sắp hình thành, thậm chí ở những cặp vợ chồng không bị vô sinh muốn có thai. Theo thống kê hiện tại tình trạng hiếm muộn ảnh hưởng một trong bảy cặp vợ chồng tại Anh, với khoảng 32.000 cặp cần được điều trị mỗi năm. Người ta nghĩ rằng con số đáng chú ý này có thể bị vô sinh do bất thường trong quá trình làm tổ.
Một nhóm các nhà khoa học, dẫn đầu là giáo sư Helen Mardon từ Bộ môn Sản phụ khoa Nuffield của Oxford, cùng với giáo sư Anne J Ridley tại Đại học King’s, Luân Đôn, đã tiến hành đưa phôi vào lớp tế bào chiết tách từ nội mạc tử cung trong dĩa nuôi cấy để mô phỏng các hiện tượng xảy ra giống như trong tử cung. Sau đó họ có thể ghi hình khi phôi làm tổ vào lớp tế bào này, điều này cho phép các nhà khoa học phân tích các quá trình phân tử diễn ra. Những phát hiện của họ đã được đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.
Nghiên cứu của họ phát hiện hai loại protein giữ vai trò quan trọng trong quá trình làm tổ. Chúng thuộc nhóm protein Rho GTPase, và nghiên cứu này đảm bảo rằng những tế bào tại một phần chuyên biệt của lớp nội mạc tử cung di chuyển ra khỏi vị trí của các phôi bào đang “xâm lấn” vào.
Giáo sư Mardon cho rằng: “Chúng ta đã chứng minh rằng hai protein có tên Rac 1 và RhoA, điều khiển quá trình xâm lấn. Protein thứ nhất Rac1 kích thích các tế bào nội mạc tử cung di chuyển và cho phép phôi xâm nhập và làm tổ một cách hoàn chỉnh trong khi protein thứ hai RhoA ức chế quá trình này. Chúng tôi tin rằng sự cân bằng có kiểm soát của hai protein này đóng vai trò quan trọng cho sự làm tổ thành công của phôi. Nếu sự cân bằng của những protein Rho GTPase này bị thay đổi, tế bào nội mạc tử cung sẽ không di chuyển và phôi không làm tổ được”.
Phát hiện này mang đến một hy vọng mới cho những người bị hiếm muộn. Giáo sư Mardon đã nói rằng thông tin mới sẽ giúp chúng ta hiểu được quá trình làm tổ diễn ra như thế nào và nhờ đó có thể phát minh những loại thuốc giúp phôi làm tổ thành công.
Bs. Trần Huy Dũng Khoa Hiếm muộn – BV Từ Dũ Theo Charlott Maden 6/10/2008
Sáng 26/3, Bệnh viện Từ Dũ tổ chức khánh thành Phòng khám Nha khoa thai phụ. Đến dự có đồng chí Trần Thị Diệu Thúy, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TPHCM; ông Masuo Ono, Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TPHCM.
Ngày 26/3, Bệnh viện Từ Dũ tổ chức lễ khánh thành phòng khám Nha khoa thai phụ tiêu chuẩn Nhật Bản. Tham dự lễ khánh thành có Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy, Tổng lãnh sự Nhật bản tại TP.HCM Masuo Ono và đại diện Sở Y tế TP.HCM.
Phòng khám Nha khoa thai phụ tiêu chuẩn Nhật Bản tại Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM là kết quả của quá trình hợp tác giữa TP Nagoya và TP.HCM. Phòng khám thể hiện tình hữu nghị và sự hợp tác ngày càng sâu sắc giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản.
Ngày 26-3, Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) đã tổ chức lễ khánh thành Phòng khám Nha khoa Thai phụ tiêu chuẩn Nhật Bản, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai.
Ngày 26/3, Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) đã chính thức khánh thành Phòng khám Nha khoa Thai phụ tiêu chuẩn Nhật Bản, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe toàn diện cho phụ nữ mang thai.
Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TPHCM cho biết, phòng khám nha khoa thai phụ do Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Răng Hàm Mặt phối hợp triển khai có chương trình lần đầu tiên thực hiện ở Việt Nam.
Sự ra đời Phòng khám Nha khoa thai phụ tại Bệnh viện Từ Dũ là minh chứng về sự hiệu quả và sâu sắc trong quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện giữa Nhật Bản và Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác y tế, chăm sóc sức khỏe người dân.
Sáng 26-3, Bệnh viện Từ Dũ tổ chức lễ khánh thành Phòng khám Nha khoa Thai phụ với sự tham dự của Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Thị Diệu Thúy và Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TPHCM Masuo Ono.
(HTV) -Sáng 26/3, bệnh viện Từ Dũ vừa chính thức khánh thành đưa phòng khám nha khoa thai phụ theo công nghệ Nhật Bản đị vào hoạt động. Tham dự có Phó chủ tịch UBND Trần Thị Diệu Thúy, Tổng lãnh sự Nhật bản tại TP.HCM Masuo Ono.
Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe toàn diện cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong lĩnh vực nha khoa, ngày 26/3 Bệnh viện Từ Dũ đã chính thức đưa vào hoạt động Phòng khám Nha khoa Thai phụ, với sự hợp tác và chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản.
Tham dự có ông Masuo Ono - Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TPHCM, bà Trần Thị Diệu Thúy - Phó chủ tịch UBND TPHCM, TS.BS Phan Văn Vĩnh Châu - Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM, BS.CK2 Trần Ngọc Hải - Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ,…
Trong suốt thời gian mang thai, các thai phụ có thể gặp phải nhiều vấn đề về răng miệng như viêm lợi, sâu răng, hay nhiễm trùng dẫn đến nguy cơ sinh non, sẩy thai…
Tại buổi lễ, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhận định phòng khám Nha khoa thai phụ tiêu chuẩn Nhật Bản tại Bệnh viện Từ Dũ là kết quả của quá trình hợp tác giữa hai TP đó là TP Nagoya và TP.HCM. Đây là một bước khẳng định, đánh dấu tình hữu nghị và sự hợp tác ngày càng sâu sắc giữa Việt Nam và Nhật Bản, đặc biệt trong lĩnh vực y tế.
Bệnh sởi rất dễ lây lan và có thể gây tử vong. Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị mắc bệnh, nhưng các biến chứng và bệnh nặng thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó trẻ chưa được tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đầy đủ có nguy cơ cao nhất.
Hiện nay, một số khu vực ở Việt Nam có nguy cơ bùng phát sốt xuất huyết.
Hầu hết các trường hợp bị sốt_xuất_huyết đều có các triệu chứng nhẹ và có thể được điều trị tại nhà, nhưng đôi khi một số trường hợp có thể chuyển biến nặng, và có nguy cơ gây tử vong. Đây được gọi là sốt xuất huyết thể nặng.
Cùng tìm hiểu về các triệu chứng của bệnh, cách phòng ngừa và điều trị để giữ cho bản thân, gia đình và cộng đồng an toàn nhé.
Theo thống kê của Sở Y tế TPHCM, học sinh trên địa bàn có tỷ lệ mắc tật khúc xạ cao nhất, chiếm 46,22%, tiếp theo là thừa cân với 20,59%, béo phì 17,11%, sâu răng 9,06% và vẹo cột sống 2,05%.
Thời tiết giao mùa tạo điều kiện cho các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, tác nhân truyền bệnh phát triển, đặc biệt là muỗi vằn - trung gian truyền sốt xuất huyết Dengue. Các chuyên gia cảnh báo đây là thời điểm nhiều bệnh "chực chờ", làm tăng nguy cơ "bệnh chồng bệnh".