Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh gây ra do chất Nicotine có thể được ngăn ngừa bằng thuốc
Một nghiên cứu mới đã xác định được một loại dược chất có thể hiệu quả trong điều trị những trẻ dễ bị hội chứng đột tử (Sudden Infatn Death Syndrome-SIDS), do mẹ hút thuốc lá trong thời gian mang thai.
Theo các nhà nghiên cứu tại trường đại học McMaster, việc bào thai bị phơi nhiễm với chất nicotine sẽ gây hậu quả là mất khả năng đáp ứng với sự giảm oxy mô mà phần lớn các trẻ bị SIDS mắc phải. Một nghiên cứu tương tự trên chuột, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng thuốc điều trị tiểu đường “glibenclamide” có thể đảo ngược hậu quả trên việc phơi nhiễm đối với chất nicotine, tăng khả năng đáp ứng của trẻ sơ sinh đối với việc giảm Oxy mô và tương tự làm giảm tỉ lệ mắc SIDS.
Phát hiện được công bố trên tạp chí Journal of Newscience.
Tiến sĩ Josef Buttigieg trưởng nhóm nghiên cứu, tốt nghiệp phân khoa sinh học đã giải thích rằng: ” Trong quá trình sanh, đứa trẻ thay đổi một cách nhanh chóng về sinh lý và giải phẫu để có thể tự thở. Stress khi được sinh ra kích hoạt tuyến thương thận phóng thích ra hormone adrenaline và noradrenaline được gọi chung là catecholamines. Trong khi sanh, những hormone này lần lượt truyền tín hiệu đến phổi của trẻ giúp sẵn sàng cho việc hít thở không khí”.
Trong vài tháng sau sanh, tuyến thượng thận đóng vai trò như một bộ phận nhận cảm báo động Oxy. Sự giảm nồng độ Oxy trong máu sẽ kích thích phóng thích catecholamines để lần lượt truyền tín hiệu giúp cho đứa trẻ hít thở sâu, ví dụ như khi đứa trẻ biểu hiện trên gương mặt hay có một kiểu thở bất thường. Tuy nhiên, khả năng phóng thích những hormone này trong khi ngưng thở hay lúc sanh ngạt bị suy giảm do phơi nhiễm với chất nicotine.
Trong giai đoạn này, những protein đặc hiệu nhạy cảm với giảm oxy mô sẽ kích thích tế bào phóng thích catecholamines. Một loại protein thứ phát đóng vai trò như “cái phanh” để đảm bảo rằng các tế bào không bị kích thích quá mức trong giai đoạn stress. Tuy nhiên, sự phơi nhiễm bào thai với chất nicotine sẽ làm nồng độ của những “protein phanh” này cao hơn.
Ông Buttigieg giải thích rằng: “Hậu quả giống như bạn đang cố gắng chạy xe mà đang mở thắng tay. Bạn đi được một chút nhưng thắng xe giữ bạn lại. Trong trường hợp này, tuyến thượng thận không phóng thích catecholamines khi bị giảm oxy mô – ví dụ trong khi sanh hay lúc bị ngạt và thường là tử vong”.
Nhưng khi các nhà nghiên cứu sử dụng thuốc glibenclamide cho chuột trong phòng thí nghiệm đã hủy bỏ được các “protein phanh”, tuyến thượng thận đã có thể đáp ứng được với sự giảm oxy, do đó đảo ngược sự giảm oxy mô nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
Colin Nurse giáo sư phân khoa sinh học và tư vấn viên của nghiên cứu phát biểu rằng: “Mục tiêu ban đầu thật sự là để hiểu được cách mà hệ thần kinh điều chỉnh sự nhạy cảm oxy của các tế bào trong tuyến thượng thận ở mức nghiên cứu cơ bản. Chúng tôi đã dự đoán các chất dẫn truyền thần kinh được phóng thích có thể tương tác với tế bào tuyến thượng thận và làm chúng mất nhận cảm với oxy. Kết quả hóa ra lại là nicotine bắt chước tác dụng của một trong những chất dẫn truyền này, bằng cách đó chúng tôi kiểm tra ý tưởng. Nghiên cứu hiện tại rất có ý nghĩa trong việc hiểu được tác dụng cơ học của nicotine trong tình huống này”.
Nghiên cứu được tài trợ một phần do hội tim mạch và đột qụy Ontario, Viện nghiên cứu sức khỏe và nghiên cứu đột qụy Canada.
Sáng 26/3, Bệnh viện Từ Dũ tổ chức khánh thành Phòng khám Nha khoa thai phụ. Đến dự có đồng chí Trần Thị Diệu Thúy, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TPHCM; ông Masuo Ono, Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TPHCM.
Ngày 26/3, Bệnh viện Từ Dũ tổ chức lễ khánh thành phòng khám Nha khoa thai phụ tiêu chuẩn Nhật Bản. Tham dự lễ khánh thành có Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy, Tổng lãnh sự Nhật bản tại TP.HCM Masuo Ono và đại diện Sở Y tế TP.HCM.
Phòng khám Nha khoa thai phụ tiêu chuẩn Nhật Bản tại Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM là kết quả của quá trình hợp tác giữa TP Nagoya và TP.HCM. Phòng khám thể hiện tình hữu nghị và sự hợp tác ngày càng sâu sắc giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản.
Ngày 26-3, Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) đã tổ chức lễ khánh thành Phòng khám Nha khoa Thai phụ tiêu chuẩn Nhật Bản, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai.
Ngày 26/3, Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) đã chính thức khánh thành Phòng khám Nha khoa Thai phụ tiêu chuẩn Nhật Bản, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe toàn diện cho phụ nữ mang thai.
Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TPHCM cho biết, phòng khám nha khoa thai phụ do Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Răng Hàm Mặt phối hợp triển khai có chương trình lần đầu tiên thực hiện ở Việt Nam.
Sự ra đời Phòng khám Nha khoa thai phụ tại Bệnh viện Từ Dũ là minh chứng về sự hiệu quả và sâu sắc trong quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện giữa Nhật Bản và Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác y tế, chăm sóc sức khỏe người dân.
Sáng 26-3, Bệnh viện Từ Dũ tổ chức lễ khánh thành Phòng khám Nha khoa Thai phụ với sự tham dự của Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Thị Diệu Thúy và Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TPHCM Masuo Ono.
(HTV) -Sáng 26/3, bệnh viện Từ Dũ vừa chính thức khánh thành đưa phòng khám nha khoa thai phụ theo công nghệ Nhật Bản đị vào hoạt động. Tham dự có Phó chủ tịch UBND Trần Thị Diệu Thúy, Tổng lãnh sự Nhật bản tại TP.HCM Masuo Ono.
Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe toàn diện cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong lĩnh vực nha khoa, ngày 26/3 Bệnh viện Từ Dũ đã chính thức đưa vào hoạt động Phòng khám Nha khoa Thai phụ, với sự hợp tác và chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản.
Tham dự có ông Masuo Ono - Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TPHCM, bà Trần Thị Diệu Thúy - Phó chủ tịch UBND TPHCM, TS.BS Phan Văn Vĩnh Châu - Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM, BS.CK2 Trần Ngọc Hải - Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ,…
Trong suốt thời gian mang thai, các thai phụ có thể gặp phải nhiều vấn đề về răng miệng như viêm lợi, sâu răng, hay nhiễm trùng dẫn đến nguy cơ sinh non, sẩy thai…
Tại buổi lễ, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhận định phòng khám Nha khoa thai phụ tiêu chuẩn Nhật Bản tại Bệnh viện Từ Dũ là kết quả của quá trình hợp tác giữa hai TP đó là TP Nagoya và TP.HCM. Đây là một bước khẳng định, đánh dấu tình hữu nghị và sự hợp tác ngày càng sâu sắc giữa Việt Nam và Nhật Bản, đặc biệt trong lĩnh vực y tế.
Bệnh sởi rất dễ lây lan và có thể gây tử vong. Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị mắc bệnh, nhưng các biến chứng và bệnh nặng thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó trẻ chưa được tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đầy đủ có nguy cơ cao nhất.
Hiện nay, một số khu vực ở Việt Nam có nguy cơ bùng phát sốt xuất huyết.
Hầu hết các trường hợp bị sốt_xuất_huyết đều có các triệu chứng nhẹ và có thể được điều trị tại nhà, nhưng đôi khi một số trường hợp có thể chuyển biến nặng, và có nguy cơ gây tử vong. Đây được gọi là sốt xuất huyết thể nặng.
Cùng tìm hiểu về các triệu chứng của bệnh, cách phòng ngừa và điều trị để giữ cho bản thân, gia đình và cộng đồng an toàn nhé.
Theo thống kê của Sở Y tế TPHCM, học sinh trên địa bàn có tỷ lệ mắc tật khúc xạ cao nhất, chiếm 46,22%, tiếp theo là thừa cân với 20,59%, béo phì 17,11%, sâu răng 9,06% và vẹo cột sống 2,05%.
Thời tiết giao mùa tạo điều kiện cho các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, tác nhân truyền bệnh phát triển, đặc biệt là muỗi vằn - trung gian truyền sốt xuất huyết Dengue. Các chuyên gia cảnh báo đây là thời điểm nhiều bệnh "chực chờ", làm tăng nguy cơ "bệnh chồng bệnh".