banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg

04/03/2011

Anh tiếp tục viện trợ cho Việt Nam đến 2016

 
Chung tay đẩy lùi đại dịch HIV và phát triển nhiều lĩnh vực khác
               
Từ giờ cho tới năm 2016, Vương quốc Anh sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ trên các lĩnh vực giáo dục tiểu học, vệ sinh môi trường và phòng chống HIV/AIDS.
 
Thông cáo của Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam ngày 02/03/2011 cho biết, Bộ trưởng Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) ngày hôm qua đã đưa ra tuyên bố tại Luân Đôn về kết quả của chương trình Đánh giá Viện trợ Song phương / Đa phương.       

Với kết quả của chương trình đánh giá này, Vương quốc Anh sẽ tôn trọng các cam kết của mình tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong 05 năm còn lại của Thỏa thuận Quan hệ Đối tác Phát triển mười năm (DPA, 2006 – 2016), trong bối cảnh của Tuyên bố Đối tác Chiến lược cấp cao ký kết tháng 9/2010.       

“Do Việt Nam giờ đây đã là một nền kinh tế đang nổi đầy năng động – một thành tựu rất to lớn – chúng tôi sẽ chấm dứt viện trợ cho Việt Nam vào năm 2016 để có thể tập trung viện trợ vào các quốc gia nghèo hơn và cần đến viện trợ hơn. Từ giờ cho tới năm 2016, Vương quốc Anh sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ trên các lĩnh vực giáo dục tiểu học, vệ sinh môi trường và phòng chống HIV/AIDS.”       

Vương quốc Anh dự kiến sẽ tập trung các nỗ lực vào các vấn đề đang nổi lên như biến đổi khí hậu, quản trị, thương mại và đầu tư. Việc công bố chấm dứt chương trình viện trợ trước thời hạn 5 năm được thực hiện với sự tôn trọng và tin tưởng giữa hai Chính phủ, và phía Anh sẽ tiến hành các cuộc thảo luận cấp Bộ trưởng để hòan tất các chi tiết cho mối quan hệ hợp tác phát triển trong năm năm tới.       

Trên phương diện Đánh giá Viện trợ Đa phương, Bộ trưởng Phát triển Quốc tế cũng xem xét kỹ càng liệu các khoản viện trợ của Anh cho 43 tổ chức quốc tế có đạt được giá trị tối đa cho các đồng tiến đóng thuế của người dân hay không. Bản đánh giá này đã đưa những nhận định tổng hợp về điểm mạnh cũng như điểm yếu của từng tổ chức, nghiên cứu kỹ mục tiêu, mục đích, cũng như mức độ hiệu quả của họ trong việc đạt được các mục tiêu của mình.

Theo Cimsi