Khóa tập huấn giảng viên tuyến tỉnh về đào tạo cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số

    CN. Nguyễn Lê Ngọc Vân
    Phòng Chỉ đạo tuyến – BV Từ Dũ

    Từ năm 1999 đến năm 2010, công tác đào tạo Cô đỡ thôn bản được duy trì liên tục và ngày càng phát triển. Từ kết quả dự án 500 Cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số – GlaxoSmithKline, có rất nhiều tổ chức tham gia đào tạo Cô đỡ thôn bản.

    Thực hiện hợp đồng số 01 – 2010/HĐ – BQLCT-TD ký ngày 20/6/2010 giữa bệnh viện Từ Dũ và chương trình Giảm Tử vong mẹ và tử vong Sơ sinh về việc đào tạo giảng viên Cô đỡ thôn bản cho 11 tỉnh chương trình gồm Bắc cạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lào Cai, Gia Lai, Đăk Lăk, Lạng Sơn, Bắc Giang, Đăk Nông, Lai Châu, Sơn La.

    Từ ngày 28/06 –  23/07/2010 bệnh viện Từ Dũ tổ chức 2 khóa tập huấn gồm 60 học viên, trong đó có 55 học viên của 11 tỉnh chương trình (5 học viên/tỉnh) và 5 học viên của bệnh viện Từ Dũ.   

    Nội dung đào tạo trong 11 ngày gồm 88 tiết trong dó có 24 tiết lý thuyết và 64 tiết thực hành, học viên được học phương pháp dạy học tích cực, giảng viên giảng mẫu và học viên được phân công giảng thử trên đối tượng học viên là người dân tộc thiểu số, tham gia kiến tập thực hành tại khoa Sanh và khoa Sản C

    Kết quả lượng giá phần giáo dục học, trước khóa học có 39.39% học viên đạt và 60.61% chưa đạt, sau khóa học có 100% học viên đạt, trong đó có 3 học viên đạt điểm 9.75/10 là BS. Đỗ Thị Lan, BS. Đào Thị Dục, BS Nguyễn Thị Thanh - Sơn La.

    Kết quả giảng thử gồm các bài: "Cách đếm mạch, Cách đo thân nhiệt, Cách đo huyết áp động mạch, Tiêm thuốc, Thời kỳ hậu sản bình thường, Chăm sóc mẹ và con, Di chuyển người bệnh, Cơ Quan Sinh Dục Nữ, Khám thai, Nguyên tắc vô khuẩn trong khám và đẻ tại cộng đồng, Nuôi con bằng sữa mẹ, Khám khung chậu, Kỹ thuật bấm ối, Vệ sinh âm hộ, Cắt khâu tầng sinh môn, Kỹ thuật làm nghiệm pháp bong nhau, đỡ nhau kiểm tra bánh nhau, Lau  khô – Hút nhớt, Làm rốn, Chăm sóc trẻ sơ sinh thường ngày, Thay băng vết thương, Hướng dẫn sử dụng Bao cao su” có 100% học viên đạt điểm 7- 9 điểm, áp dụng ĐẠT - THÀNH THẠO các phương pháp dạy học tích cực phù hợp đối tượng học viên là người dân tộc thiểu số.

    Từng bước nâng cao và hoàn thiện hơn kỹ năng giảng dạy phù hợp đối tượng cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số, 33 học viên lớp 1 và 27 học viên lớp thứ 2 tham dự khóa tập huấn “Giảng viên tuyến tỉnh về đào tạo Cô Đỡ Thôn  Bản” đã đạt được những mặt mạnh như: giảng viên chuẩn bị bài chu đáo, đầy đủ phương tiện, dụng cụ giảng dạy, giảng viên thân thiện, gần gũi học viên, giọng nói rõ ràng, áp dụng kỹ năng dạy học tích cực ĐẠT – THÀNH THẠO, tạo được không khí sôi nổi trong lớp học với  nhiều hình thức phong phú, vui nhộn

    Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như: giảng viên nên ôn bài trước khi vào bài giảng mới, nên có phần giới thiệu và nhập bài phù hợp, cần bám sát kế hoạch bài giảng để phân bố thời gian phù hợp, nên phân công giảng viên và trợ giảng rõ ràng, giảng viên di chuyển khi giảng nhiều hơn, lượng giá lại học sinh.

    Sau những nỗ lực trong việc dạy và học của các giảng viên, học viên và tổ chức lớp học của ban tổ chức, khóa học đã kết thúc thành công, 60 học viên được cấp chứng nhận (phụ lục 1 và 2  đính kèm)

    Tại buổi lễ tổng kết BS. CKII. Phạm Việt Thanh - Phó Vụ Trưởng Vụ SK BM&TE – Bộ Y tế – Giám Đốc Bệnh viện Từ Dũ phát biểu: “Dự án đào tạo Cô đỡ thôn bản đã triển khai qua 10 năm, kết quả hoạt động của các Cô đỡ thôn bản tại các địa phương đều rất tốt, không có tai biến, các em đỡ đẻ được xã hội, cộng đồng chấp nhận. Để được kết quả như trên, các nhà quản lý và giảng viên phải chăm chút giảng dạy hết sức cẩn thận, bài giảng chuẩn bị kỹ, công cụ giảng dạy rõ ràng, từ ngữ chính xác, thực hành đúng. Đặc biệt, đối với tuyến tỉnh miền núi, dân tộc ít người, các giảng viên sẽ gặp nhiều khó khăn như số lượng bệnh nhân sẽ không bằng ở tuyến trung ương nên cơ hội thực hành ít hơn. Để hạn chế sai sót cho các Cô đỡ thôn bản, người Thầy phải vững vàng về lý thuyết và thực hành để truyền tải các thông tin đến học viên một cách chính xác bằng các phương pháp giảng dạy tích cực đã được học. Ngoài ra, để đạt được thành công của việc đào tạo Cô đỡ thôn bản, các giảng viên phải quan tâm đến nhiều lãnh vực như nhu cầu từng nhóm  người, cá thể, khi ốm đau, phải chăm sóc như người mẹ, người chị.

    Với kết quả đạt được của các Cô đỡ thôn bản đã góp phần giảm tỉ lệ tử vong mẹ và sơ sinh, và trong tương lai không xa, các Cô đỡ thôn bản sẽ được phủ kín ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhà nước đang xây dựng chính sách lương bổng sao cho có thể khuyến khích các Cô đỡ thôn bản tham gia hoạt động tích cực hơn. Sau khóa học này, các tỉnh sẽ về lên kế hoạch đào tạo tại địa phương và nếu có nhu cầu hỗ trợ giám sát của giảng viên bệnh viện Từ Dũ sẽ sẵn sàng”

    BS. CKII. Phạm Việt Thanh - Phó Vụ Trưởng Vụ SK BM&TE – Bộ Y tế – Giám Đốc Bệnh viện Từ Dũ
    phát biểu khai mạc khóa tập huấn giảng viên đào tạo CĐTB

    Thực tế, nhu cầu đào tạo Cô đỡ thôn bản, và nhu cầu giảng viên chuyên đào tạo về Cô đỡ thôn bản rất lớn. Cần chọn lựa những phương pháp giảng dạy tích cực phù hợp với đối tượng người dân tộc thiểu số - biết tiếng kinh ít, học vấn thấp, cùng sự cố giắng vượt khó rất lớn của các học viên từ nơi xa đến…Qua các khóa học các giảng viên tuyến tỉnh đủ tự tin triển khai giảng dạy Cô đỡ thôn bản tại địa phương.

    GS. BS. Trần Thị Phương Mai (bìa trái) – điều phối viên cao cấp CT Giảm tử vong Mẹ & Sơ sinh
    phát giấy chứng nhận học viên hoàn thành khóa tập huấn giảng viên CĐTB

    TS. BS. Huỳnh Thị Thu Thủy – Phó Giám Đốc bệnh viện Từ Dũ phát biểu bế mạc khóa tập huấn

    * Danh sách giảng viên đã hoàn thành khóa tập huấn, vui lòng bạn tải file .pdf.

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ