Tư vấn khám chữa bệnh
Hỏi - 21/07/2016
Bạn có thể đăng kí khám dịch vụ hẹn giờ qua SDT (08)1081 và khám tại khu N, 191 Nguyễn Thị Minh Khai Q1.
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Hỏi - 21/07/2016
Trả lời
Bạn có thể đăng kí khám dịch vụ hẹn giờ qua SDT (08)1081 và khám tại khu N, 191 Nguyễn Thị Minh Khai Q1.
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Viên thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây ra máu âm đạo bất thường ở người không có bệnh lý gì. Em cần khám phụ khoa để kiểm tra tình trạng đường sinh dục. Nếu khám tại bệnh viện Từ Dũ thì em đến khoa Khám Phụ khoa, tầng 2, khu phòng khám 191 Nguyễn Thị Minh Khai.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Kế Hoạch Gia Đình - BV Từ Dũ
Em không cung cấp rõ thời điểm mà em đi khám vào khoảng thời gian nào của chu kỳ: đang ra huyết bất thường (thiểu kinh như em mô tả), hay vừa sạch, hay giữa chu kỳ hoặc sắp hành kinh chu kỳ tiếp theo. Vậy nên kết quả SA của em phụ thuộc rất nhiều vào điều này. Tuy nhiên, em cũng không cần quá lo lắng với kết quả SA này mà có thể tin cậy vào lời giải thích của BS. Ngoài ra, xin lưu ý 2 vấn đề ở em:
1. Tình trạng nhiễm nấm âm đạo: không khó điều trị tuy nhiên rất dễ tái phát do đặc điểm bào tử nấm có khả năng chịu đựng môi trường bên ngoài rất tốt. Vậy nên, em nên mặc đồ thoáng, không để ẩm ỉ vùng kín, phơi đồ đặc biệt là đồ lót dưới ánh nắng trực tiếp,…Tái khám 1 tháng sau để các BS có thể kiểm tra hết hay chưa.
2. Tình trạng thiểu kinh + đau bụng dưới là không bình thường. Không rõ em đã được chẩn đoán và xử trí như thế nào. Tuy nhiên, ở đây em cũng không cung cấp rõ một số thông tin cần thiết, VD như: phương pháp ngừa thai, số ngày ra huyết kéo dài bao lâu,…Nên cũng khó tư vấn cụ thể. Vậy nên, nếu tình trạng rong huyết vẫn kéo dài, hoặc tình trạng đau bụng vẫn còn, hoặc có thêm những triệu chứng khác (sốt, mệt,…) nên tái khám trở lại ngay.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Kinh nguyệt như thế thì không bình thường chút nào. Tuy nhiên, để trả lời có vấn đề gì đang xảy ra và xử trí thế nào em phải đi khám phụ khoa để các BS có thể:
1. Hỏi: ngoài thời điểm ra huyết và thời gian kéo dài bao lâu, còn phải biết được lượng và tính chất, có kèm triệu chứng gì khác; có dung phương pháp ngừa thai,…
2. Khám và siêu âm: xác định tình trạng cổ tử cung, tử cung,…Quan sát tính chất của huyết (màu sắc, mùi,…),….Nội mạc TC,…
3. Xét nghiệm máu: có thể là beta hCG, xác định tình trạng ra huyết có liên quan đến thai kỳ hay những bệnh lý lien quan thai kỳ,…
Từ đánh giá mới có thể chẩn đoán, sau chẩn đoán mới có thể tư vấn và xử trí cụ thể.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Theo những thông tin mà em mô tả, có thể là em bị rong huyết. Tuy nhiên, nguyên nhân rong huyết của em là gì phải được khám để đánh giá, ngoài ra cần có sự hỗ trợ của siêu âm và xét nghiệm máu. Vậy nên, tốt nhất em nên đến các BV có khoa sản phụ khoa để được đánh giá, cụ thể:
1. Được hỏi: ngoài thời điểm, thời gian kéo dài và màu sắc của tình trạng rong huyết, em phải cung cấp thêm một số thong tin khác, VD: phương pháp ngừa thai? Tiền sử gần đây có phá thai hay sẩy thai, và phương pháp xử trí (nếu có),…
2. Được khám và SA, xác định: tình trạng ra huyết, màu sắc, mùi,…Tình trạng CTC,TC, 2PP và nội mạc TC,…
3. Được xét nghiệm máu: VD beta hCG để xác định tình trạng rong huyết này có liên quan đến thai kỳ hay không?,...
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Với những thông tin ít ỏi như thế không thể nói được vấn đề của bạn. Vậy nên, bạn nên đến khám ở các BV có chuyên khoa sản phụ khoa để các BS có thể đánh giá, cụ thể:
1. Được hỏi: kinh nguyệt trước đây có đều hay không và như thế nào? Kinh nguyệt gần đây không đều như thế nào? Có những bất thường khác về lượng, ngày hành kinh, màu sắc,…Phương pháp ngừa thai? Gần đây có tiền sử phá thai, sẩy thai có phương pháp điều trị (nếu có),….
2. Được khám và siêu âm: đánh giá tình trạng âm đạo, cổ tử cung, TC, 2 PP, nội mạc lòng TC,…
3. Được xét nghiệm máu: có thể có hoặc không, cụ thể beta hCG ( xác định có liên quan hay không với thai kỳ),…
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Khi cho con bú người mẹ cần rất nhiều năng lượng để tạo sữa, em có thể ăn các loại thực phẩm thường dùng như lúc mang thai như: thịt, cá, trứng, sữa rau xanh và trái cây. Uống thêm nhiều nước hoa quả, hạn chế dùng đường mía, nước ngọt các loại nước này làm mất nguồn Vitamin trong cơ thể và mất luôn cả Canxi, em uống thêm sữa tươi và ăn thêm sữa chua cũng tốt cho sức khỏe.Em cho con bú nhiều lần, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giảm lo âu thì hy vọng rằng sẽ đủ sữa cho con bú mà không cần phải bú thêm sữa công thức.
Chúc em nuôi con khỏe.
BS Võ Thị Đem
Trưởng Khoa Dinh dưỡng Tiết chế - BV Từ Dũ
Trong từ chuyên môn không có thuật ngữ “u thịt trong tử cung”, nên tôi không hiểu vấn đề của em là gì nên không thể nói phương pháp xử trí và chi phí được. Do đó, tốt nhất em nên khám ở các BV có chuyên khoa sản phụ khoa để được đánh giá, từ đó mới có thể đề xuất phương án XT cũng như tư vấn cụ thể được.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Theo như em mô tả thì tốt nhất em nên khám chuyên khoa da liễu, để các BS chuyên khoa có thể quan sát rồi chẩn đoán.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
1. Bạn không cung cấp tên thuốc là gì nên không thể trả lời là có nên uống tiếp hay ngưng. Tuy nhiên, bạn cứ làm theo lời dặn trong toa BS đã kê.
2. U nang BT thì không thể lây. Tuy nhiên, trong trường hợp u ác tính có tình trạng xâm lấn cơ quan xung quanh trong giai đoạn trể. Trong trường hợp của bạn, dù bạn không cung cấp thông tin mô tả của u để có thể tư vấn cụ thể, tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng vì nếu BS cho về đồng nghĩa là u hay nang này chỉ có chỉ định theo dõi:
- Nếu chỉ là nang chức năng (xuất hiện do quá trình hoạt động của BT) sẽ biến mất hay xuất hiện theo những thời điểm cụ thể, thường sẽ chỉ định SA KT ngay sau sạch kinh.
- Nếu là u thực thể (u thật sự) nhưng vì kích thước còn nhỏ nên thường chỉ định theo dõi mỗi 3- 6 tháng, cho đến khi có chỉ định phẫu thuật.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Nếu đã được chẩn đoán là viêm BQ mà triệu chứng vẫn không cải thiện phần nào sau 2 ngày dùng thuốc thì tốt nhất em nên nhanh chóng đến BV đa khoa lớn có chuyên khoa niệu (BV Bình Dân...) để được đánh giá lại và nếu cần sẽ được nhập viện điều trị tránh những hậu quả đáng tiếc về sau.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Với những hiện tượng mà em mô tả với thời gian sau sinh 1 tuần thì cũng không có gì bất thường nên em không cần quá lo lắng.
Bé đi phân có máu là vấn đề không thể chủ quan. Vậy nên, tốt nhất phải được kiểm tra ở phòng khám sơ sinh ở nơi bạn sinh hay các BV nhi đồng để được đánh giá và nếu cần thì điều trị.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Để trả lời cho câu hỏi “có mắc bệnh gì không?”, em phải được đánh giá toàn diện về phụ khoa. Để đánh giá em phải đi khám phụ khoa ở các BV có chuyên khoa sản phụ khoa, các BS sẽ:
- Hỏi: Tiền căn sản khoa phụ khoa của em. VD: em đã có gia đình? Bao nhiêu con? Có tiền sử phá thai hay sẩy thai? nếu có thì có gần thời điểm hiện tại hay không? Phương pháp ngừa thai? Kinh chót? Kinh áp chót? kinh bình thường như thế nào về thời gian, lượng, đặc điểm khác? Kinh cho là bất thường khác bình thường như thế nào (về thời gian, lượng, đặc điểm khác,…)
- Khám: Tình trạng âm đạo, cổ tử cung, tử cung, 2 buồng trứng,…
- Siêu âm xác định kích thước TC, nội mạc trong lòng TC, 2 buồng trứng,…
- Xét nghiệm máu (nếu cần),…
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Với kích thước NXTC< 6cm và không gây biến chứng thông thường sẽ được chỉ định theo dõi mỗi 3- 6 tháng và theo thời gian nếu u lớn và/hoặc gây biến chứng sẽ được chỉ định điều trị.
Trong trường hợp của bạn, với kích thước u là 6x4cm và sẩy thai có thể là biến chứng gây ra do NXTC (một số vị trị NXTC gây biến dạng lòng TC gây choáng chổ cho quá trình đậu thai) thì xem như có chỉ định điều trị. Tuy nhiên, phương thức điều trị lại còn phụ thuộc vào lứa tuổi của bạn:
- Nếu bạn còn trẻ, phương thức lựa chọn có thể là phẩu thuật. Tuy nhiên, phương pháp phẩu thuật lại phụ thuộc vào vị trí u xơ (dưới niêm, trong cơ, dưới thanh mạch, có gây biến dạng long TC,….). Và sau mổ bạn có thời gian để vết mổ lành (an toàn là 2 năm)
- Nếu bạn đã lớn tuổi, không còn thời gian. Đôi khi, bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc từ 3- 6 tháng để tạm thời u nhỏ đi trong 1 thời gian ngắn để bạn có thai,…
Chi phí cuộc mổ và thời gian nằm viện sẽ phụ thuộc vào phương pháp phẩu thuật nếu có chỉ định. Vậy nên, tốt nhất bạn nên đến khám lại ở BV sản mà bạn có ý định phẩu thuật nếu cần, để được đánh giá trực tiếp và tư vấn cụ thể.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Theo như em mô tả có vẻ em đã cho bé bú không đúng cách. Bé phải ngậm hết quầng vú, môi dưới của bé phải trề ra, không bị cuốn vào trong. Do đó nếu chỉ là nốt phồng do sự chà sát nhiều thì em không nên dùng kim tự chích như thế vì theo thời gian nốt phồng sẽ xẹp (trong thời gian đó, bên vú bị thương tạm thời không cho bé bú trực tiếp mà nặn sữa ra cho bé dùng). Ngoài ra động tác tự chích như thế sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng (kim chưa đủ vô trùng, dịch trong nốt phồng tiếp cận môi trường bên ngoài thuận lợi cho vi trùng phát triển).Lưu ý, bú không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy viêm vú hậu sản, nặng hơn sẽ là abscess vú. Vậy nên, tốt nhất em phải đi khám ở các BV có khoa sản để các BS đánh giá và tư vấn cụ thể.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Sau khi sinh, các bà mẹ sẽ có kinh trở lại gọi là kinh non. Thời điểm có kinh non vào khoảng 6 tuần cho đến vài tháng sau sinh, tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố: có cho con bú hay không, cơ địa,…Trong trường hợp của vợ em, do thời điểm ra huyết lại chỉ sau 3 tuần và không rõ số lượng như thế nào kèm theo đau bụng dưới. Vậy nên, em nên cho vợ tái khám lại sớm để các BS có thể đánh giá cụ thể, nếu cần có thể cho SA và xét nghiệm máu để hỗ trợ chẩn đoán. Từ đó mới có hướng điều trị cụ thể.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Vấn đề này tôi không thể trả lời được vì tôi không phải là BS đông y.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
1. Bolygenax là một loại thuốc bao gồm nhiều loại kháng sinh dùng để điều trị tại chổ cho tình trạng viêm âm đạo mà tác nhân có thể là nấm hoặc do vi trùng,…
2. Nếu âm đạo ra huyết em nên tái khám trở lại để các BS có thể xác định tình trạng này là do chạm thương lúc đặt thuốc hay là tình trạng rong huyết mà nguyên nhân hoàn toàn không liên quan.
3. Viêm nhiễm âm đạo hay tuyến Bartholin hoặc ở bất cứ vị trí nào ở cơ quan sinh dục, đặc biệt do các tác nhân như Chlamydia, lậu, lao,… đều có liên quan tăng nguy cơ vô sinh về sau.
4. Khả năng tái phát tuỳ theo nhiều nguyên nhân, trong đó có tác nhân gây bệnh và hành vi nguy cơ. Do đó, thật khó để trả lời cụ thể cho trường hợp của em, do thông tin không đầy đủ.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Sang thương vú nhóm 2, với những hình ảnh giống nhau, nhiều và cả 2 bên nhu trường hợp của em thông thường là tình trạng đa nang 2 vú. Nếu em vẫn còn trẻ (<35 tuổi) không có tiền căn gia đình đặc biệt (VD: trong gia đình không có người bị ung thư vú hoặc ung thư khác),…thì không cần quá lo lắng đâu, chỉ cần tái khám trở lại từ 3- 6 tháng sau sạch kinh. Nang chỉ có chỉ định chọc hút nếu to gây căng đau.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
1. Tác nhân gây viêm âm đạo mà gây triệu chứng ngứa thường nhất là nhiễm nấm. Nấm không khó điều trị nhưng cái khó ở đây là phòng ngừa tái phát. Ngoài những nguyên nhân do bệnh lý toàn thân mãn tính hay sử dụng kháng sinh kéo dài tạo điều kiện cho nấm phát triển, mà còn do khả năng chịu đựng môi trường bên ngoài bền bỉ của bào tử nấm làm nấm dễ dàng phát triển trở lại khi gặp môi trường thuận lợi. Do đó, một trong những phương thức phòng ngừa tái phát là tránh để vùng kín bị ẩm, cần mặc đồ thoáng, khi giặt đồ lót phải phơi nắng trực tiếp,… Tránh dùng dung dịch rửa có tính acid,…Có một số trường hợp phải điều trị cả người bạn tình (mặc dù họ không phải là nguyên nhân).
2. Lộ tuyến không phải là bệnh lý mà là một tình trạng sinh lý do đó không cần điều trị. Chỉ khi nào có tình trạng viêm mới cần chỉ định điều trị. Lộ tuyến hay đốt không gây vô sinh, tuy nhiên tác nhân gây viêm lộ tuyến có thể liên quan đến tăng nguy cơ vô sinh. Đốt điện hay đốt lạnh CTC phải đúng chỉ định và đúng kỹ thuật, nếu không bảo đảm điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình lấy mẩu tầm soát tế bào ung thư hay phương thức lúc sinh con (gây đẻ khó do tác nhân CTC). Do đó, khi bạn có vấn đề cần phải kiểm tra phụ khoa, tốt nhất bạn nên đến các BV có khoa sản để được đánh giá và điều trị.
3. Nếu bạn muốn có con, nếu không có tình trạng viêm nhiễm tại chổ, sức khỏe về tinh thần và thể chất đầy đủ thì việc đầu tiên là bạn phải ngưng dùng phương pháp ngừa thai và để có thai tự nhiên trong vòng một năm.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
1. Xuất huyết nang là một tình trạng cơ năng của buồng trứng, thường được chỉ định kiểm tra lại sau 1 tháng sạch kinh để phân biệt với u thực thể. Nếu là xuất huyết nang sẽ không còn thấy ở đầu chu kỳ.
2. Nếu có tình trạng ứ dịch tai vòi, tình trạng này không thể giải quyết chỉ bằng nội khoa. Tuy nhiên, nếu chỉ bị một bên, thì bênh nhân vẫn còn một bên để trứng có thể rụng vào và di chuyển. Vậy nên, BS cho theo dõi để có thai tự nhiên là đúng. Vậy nên, bạn cứ để tự nhiên 1 năm với tâm trạng thoải mái và sức khỏe tốt, nếu sau thời gian này mà vẫn không có con, thì cả 2 vợ chồng sẽ đi khám hiếm muộn để các BS có thể tìm nguyên nhân và chỉ định điều trị.
3. Ra huyết âm đạo bất thường, thì tốt nhất bạn nên tái khám trở lại để đánh giá cụ thể. Các BS sẽ đựa vào các triệu chứng cơ năng mà bạn cung cấp (ngày kinh chót, kinh áp chót, phương pháp ngừa thai, triệu chứng đi kèm VD như: đau bụng dưới,…); các vấn đề thực thể (khám và các hình ảnh SA, xét nghiệm máu,…), để có thể đánh giá ra huyết bất thường này là gì để các hướng điều trị phù hợp.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ