Tái khám sau sinh
Hỏi - 13/10/2016
Chào bác sỹ! Bác cho e hỏi, sau khi sinh bao lâu thì e quay lại tái khám ạ?
P. Điều dưỡng
Hỏi - 13/10/2016
Chào bác sỹ! Bác cho e hỏi, sau khi sinh bao lâu thì e quay lại tái khám ạ?
Trả lời
P. Điều dưỡng
Chào em
Không thể so sánh SA trắng đen hay SA màu, SA nào là chính xác hơn mà quan trọng là những bệnh cảnh nào sẽ được chỉ định SA gì phù hợp. SA chỉ là một phương pháp CLS hỗ trợ một phần rất quan trọng đó là lâm sang. Vậy nên, vấn đề cụ thể của em là gì? Ngoài trể kinh em có những triệu chứng kèm theo hay không? (VD: đau bụng, rong huyết, sốt,…). Vậy nên, em phải khám phụ khoa để ngoài SA, các BS sẽ đánh giá cụ thể vấn đề của mình, nếu cần có thể chỉ định XN máu đễ hỗ trợ thêm(VD: β hCG, huyết đồ,…)Từ đó, mới có chẩn đoán xác định giúp điều trị cho phù hợp.
ThS. BS. Trần Nhật Thiên Trang
K. Khám phụ khoa
Chào em
Nội mạc TC dày không là chỉ định cắt tử cung, mà quan trọng là:
- Mẹ em kinh nguyệt thế nào? Đã mãn kinh hay vẫn còn đều đặn?
- Dày là bao nhiêu? Có gây triệu chứng rong kinh, cường kinh,..hay không?
- Kết quả nạo sinh thiết bình thường? cụ thể là gì?
- …
Tóm lại là có rất nhiều vần đề phải làm rõ trước khi trả lời phải xử trí thế nào cho cas của mẹ em. Vậy nên, tốt nhất em nên mang theo toàn bộ giấy tờ SA, XN, NST,… đế các BV chuyên khoa sản để các BS có thể đánh giá và tư vấn cụ thể
ThS. BS. Trần Nhật Thiên Trang
K. Khám phụ khoa
Chào em
ThS. BS. Trần Nhật Thiên Trang
K. Khám phụ khoa
Chào chị
Vấn đề có nên tạo hình thẩm mỹ âm đạo - tầng sinh môn ngay sau sinh hay không thì tùy theo quan điểm của từng bác sĩ. Riêng tại khoa thẩm mỹ - BV Từ Dũ chỉ thực hiện thủ thuật này sau khi sanh được 5 tháng
Chào em
Em đến khoa Kế hoạch Gia đình, BV Từ Dũ tầng 4 khu phòng khám 227 Cống Quỳnh đăng ký khám và tư vấn sức khỏe tình dục. Em sẽ được hỏi thêm vài thông tin và các bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cho em.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
K. Kế hoạch gia đình
Chào em
Sốt và rét run kéo dài sau mổ lấy thai, và phải điều trị kháng sinh liều cao như trên là có dấu hiệu nhiễm trùng rõ rệt.
Tình trạng nhiễm trùng huyết của em có khả năng nhiễm trùng ngược dòng: vi khuẩn từ âm đạo xâm nhập vào buồng tử cung gây nhiễm trùng nội mạc tử cung. Ứ sản dịch là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Những sản phụ vỡ ối lâu trước mổ, ăn uống kém, vận động ít sau mổ đều có nguy cơ nhiễm trùng. Tử cung hai sừng sự co hồi tử cung sau sinh không tốt bằng bình thường nên cũng dễ bị ứ sản dịch hơn. Em đã được điều trị tích cực bằng kháng sinh liều cao, hút sản dịch thường thì kết quả sẽ ổn định.
Chúc em và bé khỏe.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
K. Hậu Sản M
Em Diễm Thúy thân mén.
Thuốc Efferalgan là thuốc điều trị cảm thông thường an toàn cho mẹ và con nên em yên tâm vẫn cho con bú mẹ bình thường, khi chăm sóc trẻ phải rửa tay trước khi tiếp xúc, mang khẩu trang để dự phòng lây lan, khi mẹ hắt hơi sổ mũi, nước bọt cũng là nguồn lây đáng kể cho nhưỡng người xung quanh.Vì thế em không cần đổi thuốc và tiếp tục cho con bú mẹ hàng ngày
Chúc em thành con khỏe dạy con ngoan.
BS. Võ Thị Đem
K. Dinh Dưỡng Tiêt Chế
Chào bạn
Bạn nên thu xếp thời gian để đến bệnh viện lấy kết quả xét nghiệm vì bệnh viện không trả kết quả qua điện thoại.
Thân mến
CN. Lê Đào Minh Châu
P. Công Nghệ Thông Tin
Chào em
Em ra huyết đỏ kéo dài hai tháng là bất thường. Vì không có đau tức bụng, không có mùi hôi, không sốt nên ít nghĩ đến tình trạng nhiễm trùng. Có khả năng giai đoạn phục hồi nội mạc tử cung chưa hoàn chỉnh. Em có thể đến bệnh viện có chuyên khoa sản để được khám, siêu âm và điều trị em nhé.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
K. Hậu Sản M
Chào em
Em đưa vợ đến khám khoa Kế hoạch Gia đình, BV Từ Dũ, tầng 4 khu phòng khám 227 Cống Quỳnh, em nhé. Số điện thoại: 08 54044355. Em sẽ gặp các chuyên gia của Đơn Vị Tư vấn Tình dục và được tư vấn cụ thể.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
K. Kế hoạch gia đình
Chào em
Thông thường, vết mổ trên thành bụng được may thành 5 lớp, vì vậy sau khi cắt chỉ, sờ lên vẫn còn thấy cứng và hơi đau. Nếu vết mổ không sưng, nóng, em vẫn ăn uống, đi lại và tiêu tiểu bình thường, không bị sốt, không đau bụng, dịch âm đạo ít và không hôi thì không đáng ngại. Em nên ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh, nên uống nhiều nước và cho bé bú mẹ em nhé.
Tuy nhiên, nếu em có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây: sốt, vết mổ sưng, nóng, đỏ, đau, ra huyết âm đạo nhiều, đau bụng, ..hoặc em lo lắng thì em nên vào bệnh viện khám lại em nhé. Thân.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
K. Hậu Sản M
Em không nên quá lo lắng vì các trường hợp HPV mới nhiễm có đến 70% sẽ thoái triển trong vòng 1 năm, 91% thoái triển trong vòng 2 năm, chỉ có 10% nhiễm kéo dài và tồn tại nhiều năm có nguy cơ tiến triển thành tổn thương mức độ cao (HSIL). Ngoài ra, thời gian từ lúc nhiễm đến khi tiến triển thành ung thư có thể kéo dài từ 5- 10 năm. Do đó, nếu phát hiện nhiễm HPV sớm như trường hợp của bạn, dù là type nguy cơ cao, nếu tầm soát tế bào CTC bình thường, bạn nên kiểm tra lại tình trạng nhiễm HPV và tầm soát tế bào CTC của mình lại vào năm sau, để xác định đã HPV thoái triển hay nhiễm mãn tính, nếu vẫn còn bạn có thể nhờ soi CTC hỗ trợ để giúp mình yên tâm hơn. Tóm lại, bạn nên kiểm tra đều đặn để nếu có vấn đề xấu xảy ra, mình vẫn phát hiện sớm và sẽ được ĐT hết bệnh mà vẫn có thể không ảnh hưởng đến tương lai sản khoa.
ThS. BS Trần Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa
LNMTC ở BT kích thước như trên chỉ định bóc là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, em lại không cung cấp rõ kích thước nhân xơ là bao nhiêu và số lượng nhân xơ. Và chỉ định là bóc u ở BT hay bóc NXTC? Hay cả 2? Nên chỉ định bóc NXTC ở trường hợp đa nhân xơ này tôi không thể trả lời cụ thể được. Vậy nên về tương lai sản khoa của vợ e cũng k thể tiên lượng được do thiếu thông tin, nhưng nhìn chung thì không dễ dàng vì những vấn đề của bản thân vợ em (chưa nói đến cuộc mổ)
ThS. BS. Trần Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa
Nếu chỉ có trực khuẩn Gr (+) và bạch cầu thì chưa thể kết luận là viêm âm đạo. Bình thường trong môi trường âm đạo có một loại vi khuẩn thường trú có lợi gọi là lactobacillus, cũng là một loại trực khuẩn Gr(+), nhờ loại vi khuẩn có lợi này, mà các khuẩn gây bệnh khác không phát triển được.
CTC lộ tuyến không phải là bệnh lý vì một lý do nào đó, biểu mô tuyến trong kênh lộ ra cổ ngoài sẽ dần dần hồi phục, chỉ điều trị nếu có tình trạng viêm đi kèm.
Em không cung cấp rõ tuổi của mình và chồng. Nếu cả 2 còn trẻ thì không cần quá lo lắng, nên có tinh thần thoải mái sẽ đậu thai thôi. Nếu trong vòng 1 năm vẫn không có thai, em và chồng nên đền các BV sản lớn có khoa Hiếm muộn để được kiểm tra có hệ thống. Sau đó, sẽ có kế hoạch điều trị cụ thể.
ThS. BS. Trần Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa
Tử cung 2 sừng là do sự bất thường trong sự sát nhập 2 ống cận trung thận (hay còn gọi là ống Mullerian) trong quá trình phôi thai học của tử cung. Sự sát nhập này nếu được thực hiện hoàn toàn sẽ hình thành một tử cung hoàn toàn bình thường. Nếu không hoàn toàn sẽ có tình trạng tử cung 2 sừng, nặng hơn là tử cung đôi. Trong những trường hợp này, dung tích tử cung sẽ nhỏ nên liên quan đến các tình trạng: sinh non, vỡ ối non, thai nhẹ ký, ngôi bất thường,…Tuy nhiên, bạn cũng k cần quá lo lắng, vì có những trường hợp TC 2 sừng nhưng sự sát nhập gần hoàn toàn, nên k ảnh hưởng đền tương lai sản khoa.
Tuy nhiên, trước lần mang thai sau em nên đến khám ở các BV sản có đơn vị khám tiền thai, để:
(1). Xác định lại tình trạng tử cung của bạn;
(2). Kiểm tra và điều trị viêm nhiễm tại chổ (nếu có);
(3). Kiểm tra toàn thân để bảo đảm không có bệnh lý nội khoa đi kèm để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh.
ThS. BS. Trần Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa
1. Về vấn đề táo bón: trước hết em phải cung cấp thông tin, tình trạng này đã kéo dài bao lâu? Và hiện tại bao nhiêu ngày em đại tiện/ lần,…để các BS có thể đánh giá và cho thuốc tùy theo tình trạng cụ thể. Có thể phải thục tháo (nếu đã kéo dài quá lâu); có thể dùng thuốc nhuận trường; hoặc chỉ cần tư vấn chế độ ăn uống và tập đại tiện mỗi ngày.
2. Về vần đề sữa cho bé bú: em nên có chế độ ăn uống hợp lý, tinh thần thoải mái, năn cho bé ngậm vú mẹ, có thể dùng máy hút nếu bé k hợp tác, uống nhiều nước hoặc sữa,…
ThS. BS Trần Nhật Thiên Trang
Khoa Khám Phụ khoa
Bạn Dung thân mến,
Tiểu buốt là biểu hiện của nhiễm trùng đường tiểu dưới. Có thể là viêm bang quang hoặc niệu đạo. Em cần khám phụ khoa hoặc niệu khoa để được chẩn đoán và điều trị nhé.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
K. Hậu Sản M
1. Không thể chỉ nhìn vào SA để chẩn đoán và tư vấn được. Vấn đề là triệu chứng gì khiến bạn đi khám và được SA, và từ theo triệu chứng bạn cảm nhận, triệu chứng mà BS ghi nhận lúc khám và nếu cần có thể được chỉ định XN máu. Từ đó mới có chẩn đoán xác định và phương thức ĐT phù hợp và tư vấn cụ thể được.
2. Khí hư gây triệu chứng ngứa và nhiều như bạn mô tả, tốt nhất nên được lấy mẩu để soi tươi, nhuộm gram tìm tác nhân gây bệnh mới có thể ĐT triệt để.
ThS. BS. Trần Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa