Bao lâu khám phụ khoa 1 lần
Hỏi - 27/03/2012
Em có thể khám kiểm tra phụ khoa và kiểm tra vú định kinh 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần.
Thân mến!
BS.CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Hỏi - 27/03/2012
Trả lời
Em có thể khám kiểm tra phụ khoa và kiểm tra vú định kinh 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần.
Thân mến!
BS.CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Buồng trứng đa nang thường gây ra kinh thưa và không đều. Với đa số các trường hợp chủ yếu sẽ theo dõi. Nếu sau khi lập gia đình 1 năm không ngừa thai mà không có thai sẽ điều trị hiếm muộn.
Thân mến!
BS.CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Sau khi phẫu thuật xong phải chờ kết quả giải phẫu bệnh để xác định có tình trạng ung thư xâm lấn hay không. Vì vậy em nên cung cấp thêm kết quả giải phẫu bệnh của mẹ em để chúng tôi có thể tư vấn cụ thể hơn.
Thân mến!
BS.CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Vì chị trễ kinh, ngực căng và tiết sữa nên chúng tôi khuyên chị nên đến khám tại bệnh viện chuyên khoa phụ sản để kiễm tra xem chị có thai hay không, nếu chị không có thai thì sẽ tìm nguyên nhân vì sao vú lại tiết sữa.
Nếu chị muốn khám tại bệnh viện chúng tôi, chị có thể đăng kí khám dịch vụ hẹn giờ qua tổng đài (08) 1081.
Thân mến!
Thay đổi dục cảm là thay đổi ham muốn tình dục (tăng hoặc giảm).
Trong quá trình dùng Orgametril có thể xuất huyết âm đạo lượng ít.
Thân mến!
BS.CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
Ferup là thuốc bổ sung sắt và acid folic, dùng theo đường uống. Canzole là thuốc có thành phần gồm Clotrimazole; Miconazole nitrare; Ornidazole để điều trị viêm âm đạo, dùng đường đặt âm đạo.
Với các loại thuốc trên, muốn sử dụng phải có chỉ định của bác sĩ. Em không nên tự mua và sử dụng vì như vậy rất dễ gây kháng thuốc. Nếu em ở xa Sài Gòn, em có thể khám và điều trị tại bệnh viện địa phương. Chúng tôi khuyên em nên đến khám tại bệnh viện, để bác sĩ kiểm tra xem huyết trắng của em là huyết trắng sinh lý hay bệnh lý.Nếu em bị viêm âm đạo là do nguyên nhân gì. Trước khi đi khám bệnh em nên không đặt thuốc và kiêng quan hệ trong 1 tuần.
Thân mến!
BS.CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Dựa trên hình ảnh siêu âm, sang thương vú được phân chia thành 6 mức độ. Sang thương vú nhóm III là sang thương có khả năng lành tính. Tuy nhiên, để xác định chắc chắc bác sĩ sẽ phải làm xét nghiệm FNA( chọc hút lấy tế bào vú) mới biết chắc chắn tính chất của sang thường này. Vì vậy, đừng quá lo lắng em nhé!
Thân mến!
BS.CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Em có thể cung cấp thêm một số thông tin như: chu kì kinh của em bao nhiêu ngày thì có kinh, ngày kinh chót gần đây nhất là ngày nào, các kết quả xét nghiệm mà bác sĩ đã làm cho em để chúng tôi có thể hiểu và tư vấn rõ ràng hơn.
Thân mến!
BS.CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Với trường hợp của em, em và chồng nên đến khám tại khoa Hiếm Muộn của bệnh viện chuyên khoa sản phụ khoa để tìm hiểu và điều trị nguyên nhân gây hiếm muộn của em và chồng.
Thân mến!
BS.CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Sau khi điều trị 3 tháng Diphereline, kích thước khối u buồng trứng không giảm đi, bác sĩ sẽ cân nhắc đến phẫu thuật. Với trường hợp của em, em nên nói tất cả những thắc mắc với bác sĩ điều trị cho em vì bác sĩ đó hiểu rõ tình trạng của em.
Đối với viêm âm đạo, nếu người vợ bị viêm âm đạo do các nguyên nhân đặc hiệu như: Tricomonas, mồng gà, giang mai… hoặc bị viêm âm đạo tái phát nhiều lần mới điều trị cho chồng.
Thân mến!
BS.CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Buồng trứng trái không quan sát được là vì vị trí của buồng trứng có thể do các quai ruột đẩy ra ngoài tầm quan sát của đầu dò nên không thấy được. Vì vậy em không nên quá lo lắng
Thân mến!
BS.CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Lộ tuyến cổ tử cung là các tổn thương ở cổ tử cung do các tế bào tuyến nằm trong ống cổ tử cung phát triển ra ngoài, xâm lấn mặt ngoài của cổ tử cung. Do các tế bào tuyến lộ ra ngoài vẫn tiết dịch như khi ở trong cổ tử cung nên bệnh nhân thường có hiện tượng tăng tiết dịch trong âm đạo, dễ dẫn đến viêm nhiễm (khi đó gọi là lộ tuyến viêm).
Nguyên nhân gây lộ tuyến chưa được biết rõ, nhưng thường gặp hơn ở những phụ nữ đã sinh nở, trong thời kỳ buồng trứng còn hoạt động mạnh. Bản thân lộ tuyến là một tổn thương lành tính.
Nếu lộ tuyến kèm theo viêm nhiễm thì phải dùng thuốc điều trị chống viêm. Tuy vậy, thuốc chống viêm không chữa khỏi lộ tuyến. Muốn chữa hết lộ tuyến thì phải dùng các biện pháp diệt tuyến (nghĩa là phải đốt chúng bằng điện, lazer, áp lạnh hay bằng hóa chất). Việc đốt tuyến cũng chỉ được thực hiện sau khi đã chữa khỏi viêm. Trước khi đốt phải soi cổ tử cung hoặc làm phiến đồ âm đạo để phát hiện những bất thường của tế bào cổ tử cung.
Khi đốt diệt tuyến ở cổ tử cung, nếu đốt quá sâu, cổ tử cung sẽ có sẹo xơ cứng, lỗ cổ tử cung bị chít hẹp, gây ứ đọng máu kinh, đau và có thể cản trở sự thụ thai. Đến khi chuyển dạ đẻ, sẹo xơ cứng ở cổ tử cung sau đốt có thể làm tử cung khó mở để đẩy thai ra ngoài. Lộ tuyến cổ tử cung (nhất là lộ tuyến viêm) có thể hạn chế thụ thai.
Vì vậy, hiện tại đối với lộ tuyến cổ tử cung cần lưu ý giữ vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, đặc biệt vào những ngày có kinh, khám và theo dõi phụ khoa định kì mỗi 3 tháng hoặc 6 tháng. Không khuyến khích biện pháp diệt tuyến.
Thân chào!
BS.CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Buồng trứng đa nang thường gây ra kinh thưa và không đều. Với trường hợp chủ yếu sẽ theo dõi . Nếu sau khi lập gia đình 1 năm không ngừa thai mà không có thai sẽ điều trị hiếm muộn.
Nếu huyết trắng của em nhiều và có màu vàng, em nên đến khám kiểm tra phụ khoa để bác sĩ khám, chẩn đoán và điều trị.
Thân mến!
BS.CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Em có thể cho chúng tôi biết rõ về kết quả giải phẫu bệnh với khối u buồng trứng đã bóc tách để chúng tôi biết rõ thêm về tính chất khối u và tư vấn rọ cho em.
Thân mến!
BS.CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Em có thể cung cấp thêm thông tin cho chúng tôi như: em bao nhiêu tuổi, đã có gia đình chưa, chu kì kinh của em là bao nhiêu ngày, mỗi lần có kinh kéo dài bao nhiêu ngày để chúng tôi có thể hiễu và tư vấn rõ ràng hơn.
Thân mến!
BS.CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Huỳnh Nguyễn Phương Mai Em năm nay 29 tuổi, đã lập gia đình 4 tháng. Chu kỳ KN bình thường của em trước khi lấy chồng là 32-34 ngày, nhưng kể từ khi lập gia đình tới nay chu kỳ thường xuyên thây đổi hay bị chậm khoảng 1 tuần nên khó khăn trong việc canh ngày để mang thai. như vậy không biết là sức khỏe em có vấn đề gì hay không. Cách đây 2 tháng em có đi khám phụ khoa và báo là viêm âm đạo nhưng bác sỹ không cho thuốc uống hay thuốc đặt chỉ nói là về sử dụng nước rữa phụ khoa hằng ngày là được rồi. (huyết trắng của em nhiều, hay phải sử dụng băng VS hằng ngày. có màu trắng hơi ngả vàng nhưng không có mùi và không gây ngứa) vậy em phải làm sao có nên đi khám lại và chữa trị không. Đó có phải nguyên nhân gây chậm có thai không? Cám ơn Bác sỹ và mong hồi âm.Chúc Bác sỹ nhiều sức khỏe. |
Như vậy hiện tại chu kì kinh nguyệt của em là 35 ngày. Về lý thuyết trứng sẽ rụng khoảng ngày 21 của chu kì kinh (ngày đầu ra máu kinh là ngày 1). Những ngày gần rụng trứng em sẽ có huyết trắng loãng, dai. Vào ngày rụng trứng em sẽ cảm giác đau trằn bụng dưới. Nếu em không biết ngày rụng trứng là ngày nào em có thể đến khám bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa để canh ngày rụng trứng bằng siêu âm.
Vì khoảng 1 tuần trước khi rụng trứng và những ngày gần có kinh sẽ có huyết trắng sinh lý (trắng trong hoặc đục, không mùi, không gây ngứa) nên nếu em thấy huyết trắng của em có tính chất khác thường em có thể đi tái khám lại.
Thân mến!
BS.CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Trường hợp của em là vô kinh thứ phát. Vô kinh thứ phát do nhiều nguyên nhân như: do tử cung, do buồng trứng, do tuyến yên, do tuyến giáp, do tuyến thượng thận hoặc do nguyên nhân thần kinh, dinh dưỡng hoặc bệnh chuyển hóa toàn thân. Để xác định nguyên nhân do đâu em nên đến khám tại bệnh viện chuyên khoa sản phụ khoa. Nếu em muốn khám tại bệnh viện chúng tôi, em có thể đăng kí qua tổng đài 08- 1081 để được khám và tư vấn.
Thân mến!
BS.CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Em nên cung cấp thêm thông tin cho chúng tôi để chúng tôi có thể tư vấn rõ hơn như: chu kì kinh của em là bao nhiêu ngày, khi có kinh kéo dài mấy ngày, có đau bụng kinh hay không?
Thân mến!
BS.CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Em có thể cung cấp thêm cho chúng tôi biết: em đã có kinh lại chưa, nếu có kinh lại thì chu kì kinh của em như thế nào, ngày có kinh gần đây nhất là ngày tháng nào, kết quả khám và siêu âm để chúng tôi hiểu rõ thêm về tình trạng của em.
Thân mến!
BS.CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Với trường hợp của em, em bị rong kinh. Hiện bác sĩ đang dùng thuốc nội tiết và thuốc cầm máu để điều chỉnh lại chu kì kinh nguyệt của em. Nếu sau khi uống thuốc 7 đến 10 ngày mà tình trạng ra huyết không hết em nên tái khám lại để bác sĩ kiểm tra và điều chỉnh lại thuốc. Trong thời gian dùng thuốc em nên kiêng quan hệ và ngừa thai. Đừng lo lắng quá nhiều em nhé!
Thân mến!
BS.CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Duphaston là progesterone tự nhiên, Diana 35mg là thuốc ngừa thai phối hợp gồm estradiol và progesteroe tổng hợp. Cả 2 loại thuốc này dùng để điều trị các trường hợp rối loạn kinh nguyệt. Tùy trên lâm sàng, bác sĩ đanh giá nguyên nhân vô kinh của em do thiếu nội tiết tố nào mà điều trị. Em nên tuân thủ theo điều trị của bác sĩ và tái khám đúng hẹn.
Thân mến!
BS.CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ