tudu-b2.jpg
tudu-b1.jpg
Chào chị, 

Chị đi khám và được chẩn đoán là ung thư CTC giai đoạn 2. Ung thư CTC giai đoạn 2 thường được xạ trị trước, phẫu thuật là bước tiếp theo. Nhưng trường hợp này, thường được điều trị tại BV Ung Bướu. Hiện nay, BV Từ Dũ chưa thực hiện điều trị ung thư CTC ở giai đoạn này, nên chúng tôi không trả lời cho chị biết chi phí là bao nhiêu. Sau phẫu thuật có cần xạ trị bổ túc hay không còn tùy thuộc vào sự tiến triển của bệnh. 

Chúc chị điều trị tốt và khỏe mạnh.

ThS.BS. Lê Tự Phương Chi
Khoa Ung bướu phụ khoa - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em, 

Em vừa trải qua một phẫu thuật trên buồng trứng, không phải là phẫu thuật trên tử cung, nên em vẫn có thể có con ngay. Nhưng vì mới phẫu thuật nên sức khỏe của em chưa hồi phục hoàn toàn, nên em cần thời gian một vài tháng để khỏe mạnh lại rồi mới mang thai. Theo tôi, trong thời gian này, em cần nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất, vẫn quan hệ với chồng bình thường nhưng nên dùng biện pháp tránh thai 2-3 tháng, sau đó để có thai bình thường 

Chúc em khỏe mạnh.

ThS.BS. Lê Tự Phương Chi
Khoa Ung bướu phụ khoa - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Thay đổi sợi bọc tuyến vú là một dạng thay đổi cấu trúc mô học của tuyến vú. Đây là một dạng thay đổi lành tính, không phải là bệnh lý, nên em không cần phải lo lắng gì. Điều trị chủ yếu là theo dõi thôi, không cần dùng thuốc. Em cần tái khám 6 tháng/lần, để đánh giá sự thay đổi này. Dạng bệnh này không tiến triển thành ung thư vú. Em vẫn lập gia đình và sinh còn bình thường.

Chúc em vui

ThS.BS. Lê Tự Phương Chi
Khoa Ung bướu phụ khoa - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em!

Trường hợp vợ em nên đến khoa hiếm muộn BV Từ Dũ để được khám và tư vấn thêm.

Xin chào.

BS.CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
25tháng 10
Chào em,

- Em xem trên Giấy ra viện để biết ngày hẹn tái khám nhe. Nếu sanh mổ không có diễn biến gì lạ sau đó thì thông thường em có thể khám lại tại y tế địa phương hoặc bệnh viện gần nhà, trừ những trường hợp đặc biệt thì sẽ có dặn dò kỹ nơi tái khám lần sau trước khi xuất viện.

- Triệu chứng đau lâm râm ở vết mổ đã lành, khi nằm nghiêng cho con bú như em mô tả thì có thể bình thường. Tuy nhiên, vết mổ cần khám trực tiếp để loại trừ các dấu hiệu khác như phù nề, ứ dịch, dị ứng chỉ...

- Sau quan hệ khoảng 4 ngày thì có kinh, theo lý thuyết, khả năng có thai từ lần quan hệ đó là rất hiếm.

ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Bạn Hương thân mến,

Trước hết xin chia xẻ cùng bạn qua hai lần mang thai không thành. Lần 1 động thai và bỏ thai bằng thuốc, và sau đó được mổ khâu cầm máu do xuất huyết nang buồng trứng. Đến giai đoạn này thì hầu như ít ảnh hưởng đến khả năng mang thai sau này.

Lần  2: bạn được nạo thai ở sừng tử cung 2 lần “mới sạch”, sau đó 6 – 7 tuần vẩn  chưa có kinh trở lại thì bạn cần đi khám kiểm tra xem có bị dính buồng tử cung  hay không. Nếu có dính buồng tử cung thì ảnh hưởng đến khả năng mang thai sau này.

Thân ái chào bạn.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ

Chào anh,

Anh có thể cung cấp thêm thông tin về chị để chúng tôi có thể tư vấn tốt hơn như: chị bao nhiêu tuổi, có bao nhiêu con, chu kì kinh, lượng máu kinh có nhiều không, có đau bụng kinh không, kết quả siêu âm và thuốc đã điều trị trước đó.

Thân mến! 
  BS.CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
  Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
 
Chào em,

Em thử thai 3 lần cách nhau bao nhiêu ngày em nhỉ? Thông thường sau trễ kinh 1-2 tuần, tuỳ theo chu kỳ kinh nguyệt dài hay ngắn, sẽ thử thai bằng que (quickstick test). Đây là kết quả định tính và giá trị chẩn đoán không phải  đúng 100%. Em có thể thử thai bằng xét nghiệm định lượng beta HCG trong máu, có giá trị chẩn đoán cao hơn.

Hình ảnh túi thai trong tử cung qua siêu âm xuất hiện muộn hơn so với  kết quả thử thai; do đó, bác sĩ sẽ hẹn siêu âm kiểm tra lại nếu không có những triệu chứng bất thường khác như đau bụng, ra máu âm đạo... Nhiều tình huống khác có thể gặp trên thực tế và bác sĩ cần thăm khám cụ thể người bệnh để có xử  trí bổ sung và đưa ra chẩn đoán phù hợp.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Kháng sinh đồ là một xét nghiệm cho biết độ nhạy của vì trùng đối với từng loại kháng sinh. Vì khi thực hiện xét nghiệm này em đã và đang dùng thuốc điều trị viêm âm đạo do nấm có đáp ứng nên xét nghiệm là âm tính, em chỉ cần giữ vệ sinh vùng kín khô ráo, phơi quần áo ở ngoài nắng và khám phụ khoa định kì.

Thân mến.

BS.CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

 

Chào em,

Với thực tế điều kiện sống hiện nay thì việc xông hơ cho mẹ và con là không cần thiết em ạ.

Sau sanh, mẹ và bé cần ở trong môi trường đủ ấm, không bị gió lùa để tránh bị cảm lạnh hoặc hạ thân nhiệt sẽ ảnh hưởng sức khoẻ. Cần lưu ý ăn uống đủ chất cho bà mẹ, vệ sinh thân thể (răng miệng, núm vú, vùng kín), ngủ đủ giấc, tư tưởng thoải mái, đảm bảo nguồn sữa mẹ cho bé.

Việc xông hơ không đúng có thể dẫn đến các “tai nạn” khác như phỏng, ngộ độc khí CO…

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em, 

Nếu em ra huyết âm đạo bất thường như vậy em nên đi tái khám lại để bác sĩ điều trị xác định rõ ra huyết âm đạo do đặt thuốc hay là kinh nguyệt của em.

Thân mến!

BS.CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

 
06tháng 10

Chào em,

Em vẫn có thể dùng thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác trong thời gian chích ngừa.

Thân mến.

BS. CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

 

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ