Chào bạn,
1. Từ trước đến nay, chẩn đoán thai ngoài TC đôi khi rất dễ nhưng một số trường hợp giống như một bài toán khó. Ví dụ: có những trường hợp cứ phải SA, xét nghiệm βhCG định lượng mỗi 48 giờ để có thể định hướng trong chẩn đoán, có trường hợp phải nạo trong lòng TC để xác định có gai nhau hay không để chẩn đoán loại trừ (đối với những SP đã đủ con và không muốn có thai thêm,…), có trường hợp phải nội soi chẩn đoán,…Trên đây là vài ví dụ để bạn có thể hình dung, đôi khi chẩn đoán thai ngoài TC không dễ dàng.
Ngoài ra, bạn cũng nên biết có những trường hợp, mặc dù hiếm là vừa có thai trong TC vừa có thai ngoài TC; có một số trường hợp khác SP có thai trong TC nhưng ở buồng trứng bị vỡ nang gây xuất huyết, các BS cũng phải phẩu thuật cầm máu,…Có thể chị của bạn thuộc tình huống này.
2. Do bạn không cung cấp rõ phương pháp phẩu thuật, nên thật khó trả lời câu hỏi thứ 2 của bạn. Tuy nhiên, có 1 gợi ý của bạn là vấn đề xử trí nằm ở buồng trứng nên bạn cũng không cần quá lo lắng với vết mổ ở trên bụng.
3. Muốn biết có ảnh hưởng đến thai hay không, đúng nguyên tắc bạn phải cung cấp tên thuốc, liều lượng,… thì mới có thể trả lời cụ thể được. Tuy nhiên, chị của bạn cũng không cần quá lo lắng vì nếu các BS xác định còn thai trong tử cung thông thường sẽ lựa chọn thuốc ít ảnh hưởng đến thai nhất .
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ