Hỏi về sản dịch
Hỏi - 11/06/2012
Theo em mô tả thì rất có thể em đã có kinh lại lần đầu sau sinh mổ. Em cần giữ vệ sinh vùng kín và ăn uống bồi dưỡng.
Thân mến.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Hỏi - 11/06/2012
Trả lời
Theo em mô tả thì rất có thể em đã có kinh lại lần đầu sau sinh mổ. Em cần giữ vệ sinh vùng kín và ăn uống bồi dưỡng.
Thân mến.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Bạn mới bị sẩy thai cách đây 2 tháng. Bạn có kế hoạch khám sức khỏe tổng quát và phụ khoa trước khi mang thai là tốt. Bạn khám tổng quát tại các bệnh viện hoặc phòng khám đa khoa.
Khám phụ khoa tại bệnh viện có khoa sản. Hiện tại bạn chưa cần chụp ống dẫn trứng, chỉ chụp khi bạn bị hiếm muộn.
Bạn có thể đến khoa khám bệnh - bệnh viện Từ Dũ để khám phụ khoa. Bên cạnh đó bạn nên tiêm ngừa các bệnh cần thiết trước khi mang thai (thủy đậu,sởi- quai bị- rubella, viêm gan B.)
Thân ái chào bạn.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Vì chu kỳ kinh của bạng không đều nên ngày rụng trứng không xác định được. Bạn thường trễ kinh nên ngày rụng trứng sẽ trễ. Trong trường hợp như thế, tuổi thai được tính theo siêu âm. Sự chênh lệch 4 tuần vì chu kỳ kinh của bạn có lúc đến 2 tháng, Biết rằng ngày rụng trứng sẽ trước ngày kinh sắp tới 14 ngày.
Thân ái chào bạn.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Em có thể uống paracetamol, nhưng em nên đến khám tại cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân sốt, từ đó có điều trị thích hợp, với loại thuốc và liều lượng đúng.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Kết qủa xét nghiệm rubella cho thấy em đã có tình trạng miễn nhiễm đối với rubella, nghĩa là trước đây em đã từng bị nhiễm rubella- hoặc nhiễm tự nhiên hoặc do chích ngừa. Kết quả này không xác định chắc chắn thời điểm nhiễm rubella. Hiện em đang có thai 7 tuần thì khả năng em bị nhiễm trong thời gian thụ thai là rất thấp. Triệu chứng em nêu có thể là một viêm nhiễm hô hấp trên, cũng thường gặp ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Em nên khám thai theo hẹn và sẽ được tư vấn tầm soát tiền sản vào thời điểm phù hợp.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Nếu hiện tại thai đã 15 tuần 2 ngày thì em đến BV Tù Dũ để được khám và xét nghiệm máu Tripletest, có ý nghĩa xác định nguy cơ đối với các dị tật bẩm sinh thai đang được tầm soát, trong đó có các hội chứng em đang quan tâm. Em có thể đăng ký khám hẹn giờ qua số điện thoại 08-1081.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Tử cung 2 sừng là một dị dạng bẩm sinh của tử cung ngay từ khi mới ra đời, do sự tiến triển không hoàn chỉnh của cơ quan nguồn gốc tạo ra đường sinh dục nữ. Tuỳ theo mức độ chênh lệch thể tích giữa 2 sừng, khả năng giãn ra/lớn lên của tử cung khi mang thai và thai đóng ở sừng nào của tử cung mà tiên lượng của thai kỳ sẽ khác nhau. Rất nhiều trường hợp vẫn có thai và sanh thường đến 2-3 người con mặc dù bị tử cung 2 sừng; đó là do thai đóng ở sừng có thể tích lớn hơn và tử cung vẫn có thể phát triển trong thai kỳ như các tử cung bình thường khác.
Em vẫn khám thai theo hẹn và hy vọng điều tốt nhất sẽ đến.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Nghén có thể kéo dài vài tháng đến hết cả thai kỳ. Hoặc ngược lại, có thai phụ không hề nghén một chút nào.
Em cần cảnh giác với chứng thiếu máu ở phụ nữ mang thai, dễ dẫn đến thiếu máu não thoáng qua và có triệu chứng gần giống như em nói. Em nên đến khám tại cơ sở sản khoa để được thăm thám toàn diện và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán. Buổi sáng, phụ nữ có thai nên ăn uống sớm, tránh đói quá do ăn sáng trễ sẽ ảnh hưởng bà mẹ và cả thai nhi.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
Em “mắc bệnh thận” là bệnh gì cụ thể? Hiện tại thai 10 tuần mà “bụng rất to như bị chướng bụng đầy hơi” rồi “đau quặn bụng”. Vậy là em phải đi khám ngay ở bác sĩ chuyên khoa nội thận, em nhé.
Em bị rối loạn tiêu hoá hay bệnh lý thận thực sự thì phải đi khám mới biết được.Thân mến.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Em nên khám thai định kỳ đầy đủ, có thể tại cơ sở y tế có sản khoa gần nhà cũng được, không bắt buộc phải khám thai tại Bv Từ Dũ. Nhân viên y tế sẽ căn cứ trên các dấu hiệu thăm khám được và kết quả các xét nghiệm cần thiết để có tư vấn và điều trị phù hợp. Một trong những nguyên nhân gây tê bàn tay ở phụ nữ mang thai là sự thiếu hụt canxi và/hoặc magie trong thai kỳ.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Em có thể tiếp tục uống thuốc đã có trước. Liquical cũng là chất bổ sung canxi cho phụ nữ mang thai, nên em có thể bổ sung Calcium Corbiere hay không tuỳ thuộc sự thiếu hụt canxi của em, do bác sĩ khám thai xác định và tư vấn.
Máu loãng là từ dân gian, triệu chứng em kể mang tính chủ quan nên không nói lên được tình trạng huyết học cụ thể và chính xác. Em nên đến khám tại bác sĩ chuyên khoa huyết học và có thêm xét nghiệm phù hợp về máu để chẩn đoán đúng.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Cần thăm khám cụ thể để có thêm thông tin, từ đó mới tư vấn được.
CEU là em muốn nói đến cái gì?
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Bác sĩ không cho em điều trị thêm gì, chắc là đã xem xét toàn bộ các dấu hiệu liên quan trên sổ khám thai của em trong suốt thai kỳ. Các chỉ số trên vượt chỉ số bình thường không nhiều và có thể giải thích được với các dấu hiệu liên quan khác trên sổ khám thai của em trong cả quá trình khám thai từ lúc mới mang thai. Do đó, em nên hỏi trực tiếp bác sĩ đã thăm khám thai.
Ví dụ, em có phù chân nhiều thì dấu hiệu quan trọng xét nghiệm nước tiểu là đạm niệu, vì có liên quan bệnh lý tiền sản giật trong thai kỳ. Nhưng HA em không cao (10/6 cmHg) và chỉ số đạm niệu là 1+, tương đương 0,3 g/L thì có thể dặn dò ăn nhạt, không thức khuya, uống thêm sữa, tự theo dõi thêm các triệu chứng khác như nhức đầu, chóng mặt… và khám lại sau 5- 7 ngày.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Em thử que có 2 vạch, siêu âm chưa thấy túi thai, có đau râm ran bụng dưới, không ra huyết. Như vậy nghĩ bạn đang có dấu hiệu có thai. Trước hết em nên xét nghiệm beta hCG trong máu. Nếu nồng độ < 1000mUI/ml có thể là giai đoạn sớm nên chưa nhìn thấy túi thai trong lòng tử cung, khi này cần theo dõi thêm 3 - 4 ngày sau siêu âm và xét nghiệm beta hCG lại. Nếu nồng độ > 1500 mUI/ml mà vẫn chưa thấy túi thai trong tử cung hãy lưu ý xem có thai ngoài tử cung hay không. Em cần theo dõi khám thai, siêu âm và xét nghiệm beta hCG theo y lệnh của bác sĩ.
Mong kết quả tốt đẹp đến với em.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Đau họng và ho khan kéo dài có thể gây thai suy dinh dưỡng, sinh non. Giai đoạn tuổi thai 32 – 33 tuần là giai đoạn tăng trọng thai nhi. Dùng thuốc điều trị bệnh ở giai đoạn này thường ít ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn đang bị viêm hô hấp trên nên đi khám để được điều trị .
Thân ái chào bạn.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Với các số đo trên thì tương ứng với tuổi thai 17 tuần. Chiều dai cổ tử cung 42mm là không bị ngắn.
Chúc bạn và bé khỏe.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Hai loại nội tiết bạn dùng là Cyclo (chứa Estradiol valerate) và Primolut N (chứa Norethisterone). Tác dụng phụ của Primolut N trên thai kỳ là khó thụ thai do làm đặc chất nhầy cổ tử cung và khó rụng trứng, nếu dùng vào lúc thụ thai thì dễ bị thai ngoài tử cung do giảm nhu động của ống dẫn trứng. Tác dụng phụ của Cyclo trên thai kỳ: khó thụ thai do khó rụng trứng. Hai loại nội tiết trên ít gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, đặc biệt là nếu dùng liều thấp và thời gian ngắn. Bạn đã ngưng thuốc ngay khi ngi ngờ có thai nên không đáng ngại lắm.
Thân ái chào bạn.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Cơ quản quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) của Hoa Kỳ đã thiết lập hệ thống phân loại mức độ an toàn của thuốc trên phụ nữ mang thai bao gồm 5 nhóm A, B, C, D, X theo thứ tự nguy cơ đối với bào thai tăng dần. Paracetamol (thuốc giảm đau) và Cefaclor (kháng sinh) đều được xếp vào nhóm B, nghĩa là không có những nghiên cứu đầy đủ trên phụ nữ mang thai nhưng nghiên cứu trên động vật thì không thấy ảnh hưởng lên bào thai; hoặc nghiên cứu trên động vật thì thấy có một số ảnh hưởng trên bào thai nhưng nghiên cứu có kiểm soát trên phụ nữ mang thai sử dụng thuốc thì không thấy ảnh hưởng trên bào thai.
Không có loại thuốc nào được xem là an toàn 100%. Tuy nhiên, có một số bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời và đúng mức sẽ gây hại cho sức khỏe của mẹ hoặc bé. Chị nên sử dụng các thuốc được kê đơn vì bác sĩ đã xem xét, đánh giá lợi ích đối với người mẹ và nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi để lựa chọn loại thuốc điều trị phù hợp với tình trạng bệnh mà ít ảnh hưởng đến bào thai nhất.
Chúc chị và thai kỳ khỏe mạnh
DS. Nguyễn Thị Thúy Anh
Khoa Dược - Bệnh viện Từ Dũ
Kremil-S® chứa aluminium hydroxid-magnesium carbonate, dimethylpolysiloxane và dicyclomine chlorhydrate.
No-spa-forte® có thành phần hoạt chất là Drotaverine; Omlife® chứa omeprazole
Cơ quản quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) của Hoa Kỳ đã thiết lập hệ thống phân loại mức độ an toàn của thuốc trên phụ nữ mang thai bao gồm 5 nhóm A, B, C, D, X theo thứ tự nguy cơ đối với bào thai tăng dần.
Omeprazole được xếp vào nhóm C, nghĩa là nghiên cứu trên động vật cho thấy có thể gây hại cho bào thai và chưa có nghiên cứu có kiểm soát trên phụ nữ mang thai. Chỉ dùng thuốc khi lợi ích đạt được lớn hơn nguy cơ.
Hiện chưa có thông tin về phân loại trong thai kỳ của FDA đối với dược chất drotaverine và các thành phần hoạt chất của Kremil-S®.
Chị cần đi khám thai định kỳ và thông báo cho các bác sĩ biết về việc đã sử dụng những loại thuốc kể trên trong lúc mang thai để được tư vấn và theo dõi tiếp tục.
Chúc chị và thai kỳ khỏe mạnh
DS. Nguyễn Thị Thúy Anh
Khoa Dược - Bệnh viện Từ Dũ