Bác sĩ cho hỏi về Rubella trước khi mang thai
Hỏi - 11/05/2012
Hiện tại, em có thể mang thai ngay mà không sợ ảnh hưởng gì của việc tiêm ngừa rubella.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Hỏi - 11/05/2012
Trả lời
Hiện tại, em có thể mang thai ngay mà không sợ ảnh hưởng gì của việc tiêm ngừa rubella.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Theo qui ước, tuổi thai được tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng. Do đó, nếu siêu âm nói 11 tuần và em tính theo ngày rụng trứng là 9 tuần thì phù hợp rồi. Em sẽ dựa vào tuổi thai ghi trên kết qủa siêu âm để đi làm xét nghiệm tầm soát.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Để đánh giá sự phát triển của thai nhi cần theo dõi suốt quá trình mang thai, đó là giá trị của việc khám thai định kỳ.
Kết quả siêu âm như em nêu nằm trong giới hạn bình thường của thai 32 tuần. Hiện tại, thai đã lớn, em cần nghỉ ngơi, ăn uống, sinh hoạt hợp lý, theo dõi cử động thai như bác sĩ khám thai hướng dẫn và tái khám thai theo hẹn.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Tuổi chính xác của thai nhi trong giai đoạn đầu của thai kỳ phụ thuộc ngày thụ thai – là ngày dường như không xác định chính xác được trên thực tế! Do đó, không thể suy diễn trường hợp của em để kết luận thai chậm phát triển. Hiện tại, em chỉ cần ăn uống bồi dưỡng, nghỉ ngơi, không quá lo lắng căng thẳng và tái khám theo hẹn của bác sĩ để được theo dõi đầy đủ thai kỳ.
Chúc may mắn!
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Trễ kinh khoảng 4-7 ngày thì có thể thai chưa di chuyển vào đúng buồng tử cung mà đang trên đường di chuyển em ạ. Hiện tại, chưa đủ thông tin để kết luận chính xác về thai ngoài tử cung. Em cần bình tĩnh và chờ đợi đến ngày tái khám theo hẹn bác sĩ, trừ trường hợp có dấu hiệu bất thường như đau bụng nhiều hoặc ra máu âm đạo.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Em có thể yên tâm giữ thai, khám thai theo hẹn để được tầm soát tiền sản như các phụ nữ mang thai khác.
Kết quả xét nghiệm này cho thấy em đã có tình trạng miễn dịch với rubella và nếu em chưa chích ngừa thì tình trạng này có được là do em đã nhiễm tự nhiên từ trước khi em mang thai lần này.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Không thể dựa vào các triệu chứng cháu mô tả để kết luận về tình trạng thai. Nhưng các dấu hiệu của cháu: trễ kinh, ra huyết đen… gợi ý tình trạng thai không tốt, có thể là động thai sớm, thai chậm hoặc ngừng tiến triển, nghi ngờ thai chưa vào đúng buồng tử cung… Hiện tại cần theo dõi thêm khoảng 5-7 ngày và khám lại, kết hợp siêu âm kiểm tra, hoặc làm xét nghiệm beta hCG 2 lần để so sánh; từ đó mới có kết luận về dấu sinh tồn và phát triển của thai được.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Trong quá trình phát triển, không phải mọi thai nhi đều tuân theo một diễn tiến giống nhau. Doppler động mạch rốn thai và ít dịch trong não thất ở tuần thai thứ 20 thực sự chưa có ý nghĩa về bệnh lý và hướng can thiệp.Các cơ quan nội tạng của thai tương đối hoàn chỉnh vào tuần thứ 22 của thai kỳ. Em nên đi khám lại lúc thai 22 tuần tại cơ sở sản khoa có kinh nghiệm về siêu âm khảo sát hình thái học thai nhi, để có kết luận chính xác hơn về tình trạng thai.Từ đó, sẽ có tư vấn cụ thể và phù hợp.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Triệu chứng theo em mô tả có thể là trương lực cơ bản của tử cung, được cảm nhận rõ khi có cử động thai. Bạn nên nghỉ ngơi nhiều, thư giãn, không lo nghĩ quá đáng. Nếu cảm giác này xuất hiện quá nhiều đến mức gây khó ngủ và ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày thì bạn cần đi khám để xác định chính xác tình trạng bánh nhau, thai và ối; từ đó bác sĩ sẽ cân nhắc các chỉ định bổ sung nếu cần.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Em nên đi khám thai để được bác sĩ hỏi bệnh sử, khám và chỉ định xét nghiệm cần thiết sau khi khám, vì dụ canxi trong máu…Từ đó sẽ có hướng dẫn cụ thể về chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, sinh hoạt và bổ sung chất cần thiết. Em không nên tự suy luận và tự kê toa cho mình như vậy. Em không nên quá lo lắng với cấn nặng của thai nhi hiện tại (32 tuần, gần 1800g) vì em còn đến gần 2 tháng (8 tuần, vì dự sanh lúc thai 40 tuần) và trọng lượng thai sẽ tăng nhiều vào những tuần cuối của thai kỳ. Điều quan trọng là em có chế độ sinh hoạt, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý và thư giãn.
Chúc khoẻ.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Để chẩn đoán thai nhi bị nhiễm rubella, cần biết không những tình trạng nhiễm của mẹ - thể hiện qua xét nghiệm IgM và IgG - mà còn tuổi thai tương ứng khi mẹ bị nhiễm cặp nguyên phát. Nếu mẹ nhiễm nguyên phát khi thai < 12 tuần thì nguy cơ cho thai rất cao, bạn sẽ được bác sĩ khám thai tư vân cụ thể. Nếu thai > 16 tuần tuổi vảo thời điểm mẹ nhiễm nguyên phát thì nguy cơ cho thai rất thấp và nếu mẹ nhiễm khi thai > 20 tuần tuổi thì bạn có thể yên tâm. Bác sĩ sẽ xem xét cả 2 kết quả IgM và IgG để tư vấn cụ thể cho bạn.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Xét nghiệm beta HCG cho thấy em đã có thai và thai đang trên đường di chuyển vào buồng tử cung. Theo như em mô tả thì em đang ở tình trạng động thai sớm. Em cần nằm nghỉ nhiều, ăn uống bồi dưỡng và không quá lo lắng. Nếu bị ra máu âm đạo nhiều hoặc đau bụng nhiều thì em cần khám lại ngay, để loại trừ chẩn đoán thai ngoài tử cung (thai không di chuyển vào buồng tử cung được) hoặc thai bị sẩy sớm.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Việc đánh giá sự phát triển của thai nhi cần theo dõi cả quá trình khám thai của từng phụ nữ cụ thể. Cần xem lại các kết quả xét nghiệm về tầm soát tiền sản, cũng như xem xét yếu tố gia đình, các nguy cơ và bệnh lý kèm theo hay không. Em nên mang tất cả các kết quả xét nghiệm trong quá trình mang thai và trình cho bác sĩ khám thai xem; từ đó sẽ nhận được tư vấn cụ thể.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Khi mang thai, do giảm sức đề kháng chung của cơ thể cũng như thay đồi môi trường âm đạo nên phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm khuẩn đường sinh dục, trong đó có viêm cổ tử cung lộ tuyến. Hiện thai em đã 33 tuần, nên có thể điều trị mà không sợ ảnh hưởng đến thai nhi.
Em còn hơn 6 tuần nữa mới đến ngày sanh (dự sanh khi thai 40 tuần) và thong thường nếu không có bệnh lý gì đặc biệt thì sự tăng trọng lượng của thai nhi vào những tuần cuối là khá quan trọng. Em lưu ý ăn uống bồi dưỡng, nghỉ ngơi nhiều và khám thai theo hẹn.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ