Với chỉ số beta hCG như vậy bạn có khả năng bị thai ngoài tử cung và nên nhập viện theo dõi và được điều trị thích hợp
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Thuốc hỗ trợ phổi thai nhi giúp bé không bị suy hô hấp lúc sinh non tháng và phải do bác sĩ khám thai chỉ định dựa trên nguy cơ sinh non của thai phụ. Bạn có thể hỏi các câu hỏi này trực tiếp với bác sĩ đang khám cho bạn, tuy nhiên với tiền căn sinh non như vậy bạn có nhiều khả năng sinh non tiếp đấy.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Sinh con trai hay gái hiện tại các phương pháp hướng dẫn thường chỉ có tính chất kinh nghiệm dân gian. Để có thai khỏe mạnh bạn kiêng bia rượu, thuốc lá, ăn uống đủ các chất dinh dưỡng, uống thêm thuốc sắt và phải tập thể dục nữa.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Ý bạn là kế hoạch sinh con hay kế hoạch có thai?!! Nếu dự định có thai thì bạn cứ tiến hành bình thường.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Lần có thai này bạn nên khám ở tại bệnh viện Từ Dũ. Trong quá trình khám gần ngày dự sinh bạn sẽ được cho biết sinh thường hay sinh mổ, còn bây giờ thì quá sớm để khẳng định.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Thử que và siêu âm kiểm tra mới biết được bạn nhé chứ bác sĩ cũng không thể khẳng định bạn có thai hay không qua mô tả như vậy đâu.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Chiều dài xương đùi vậy là bình thường bạn ạ nên đừng lo lắng nữa nhé.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Bé ngay sau sinh nên tiêm cùng lúc 2 mũi: huyết thanh và vaccine. Tất cả các bé đều được tiêm giống nhau nếu mẹ bị viêm gan, khi đó có thể bảo vệ khoảng 80 – 90% các trường hợp. Bạn không thể chích 2 mũi cách xa nhau khi đó khả năng bảo vệ trẻ sẽ thấp hơn.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Song thai hay đa thai có thể xảy ra các trường hợp 1 thai lưu và thai còn lại phát triển bình thường. Thai lưu không ảnh hưởng đến thai còn lại đặc biệt khi khác bánh nhau và khác túi ối. Bạn không nên lo lắng quá vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi còn lại. Khám thai và theo cõi định kỳ sẽ giúp bạn có 1 thai kỳ khỏe mạnh.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Việc đón chào thành viên mới của một gia đình sau chín tháng mười ngày mang thai cực nhọc luôn là niềm vui sướng hạnh phúc nhất của mỗi người làm cha, làm mẹ và cả của ông bà, dòng họ.
Thật hạnh phúc và may mắn cho những phụ nữ khi vượt cạn lại có chồng hay mẹ bên cạnh, vì chắc chắn mỗi cơn đau như được giảm nhẹ đi, sự lo lắng sợ hãi của sản phụ sẽ vơi đi thật nhiều. Có mẹ bên cạnh thì niềm tin sẽ được tăng thêm, những kinh nghiệm thực tế của bà ngoại bà nội sẽ là nguồn động viên thuyết phục nhất cho người vượt cạn. Đặc biệt khi có chồng bên cạnh, không gì ý nghĩa hơn khi đứa con cùng lúc được cả cha và mẹ chào đón khi cất tiếng khóc chào đời. Người chồng còn có cơ hội cảm nhận đầy đủ những khó khăn, cực nhọc, đau đớn và hy sinh của người vợ khi vượt cạn.
Chính vì lẽ đó mà từ năm 2004, bệnh viện Từ Dũ đã dành riêng 03 phòng của khoa Sanh cho những trường hợp sản phụ có yêu cầu sanh với sự có mặt của 1 thành viên nữa của gia đình. Khi sản phụ vào bệnh viện Từ Dũ, việc đăng ký “sanh gia đình” có thể được sản phụ hoặc gia đình tự ghi vào phiếu yêu cầu ngay từ khoa Cấp cứu, khi đến phòng nhận bệnh của khoa Sanh hay đã nằm tại phòng theo dõi của khoa Sanh đều được bệnh viện đồng ý và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho gia đình. Do đó chị khô cần đăng ký từ bây giờ đâu
Khi cuộc chuyển dạ chưa tiến triển tích cực (cổ tử cung chưa mở đến 4cm) mọi sản phụ đều được theo dõi chuyển dạ trong phòng chờ sanh như nhau, chưa chuyển qua phòng “sanh gia đình” vì cuộc chuyển dạ tiến triển chậm, có khi nhiều giờ sau vẫn chưa tiến triển thêm. Khi cổ tử cung mở từ 4cm trở lên, trong vòng khoảng 4 – 6 giờ nữa sẽ kết thúc (bằng việc sanh hay mổ nếu có lý do chính đáng) thì sản phụ sẽ được chuyển đến phòng “sanh gia đình”. Lúc này người nhà sẽ được mời đến khoa Sanh, được khoác áo và thay dép của khoa Sanh và ngồi trong phòng riêng với sản phụ cho đến khi sản phụ sanh xong hoặc khi cần chuyển mổ. Trong thời gian này, người nhà thực sự chia sẻ với sản phụ và cả nhân viên y tế về những khó khăn, cực nhọc trong quá trình theo dõi và đỡ 1 ca sanh.
Một chia sẻ kinh nghiệm thực tế là người vào cùng sản phụ nên là người không sợ kim chích, không sợ máu và phải bình tĩnh trước những hình ảnh can thiệp y khoa mà nếu không có chuyên môn đôi khi sẽ cảm thấy bất an, lo lắng, đôi khi là sợ. Và người chồng cũng cần phải có sức “chịu đựng đau đẻ” cùng với vợ khi vì đau mà một số sản phụ rất dễ cáu gắt, đôi khi là … “ngắt nhéo”, thậm chí là vò đầu bứt tóc của … chồng.
Nhưng cho dù thế nào, thì việc có gia đình bên cạnh lúc sản phụ vượt cạn luôn là việc nên làm, nó mang đậm ý nghĩa văn minh, văn hóa và tình người sâu sắc.
Thân mến,
KS. Trần Thị Hoan
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Trong câu hỏi chị không nói rõ hiện trạng sức khỏe của anh chị hiện nay ra sao nên em khó tư vấn chính xác nơi anh chị cần đến thăm khám. Nếu anh chị chưa từng gặp phải rắc rối gì trong sức khỏe sinh sản của mình trước đây và chỉ muốn chuẩn bị tốt cho việc mang thai sắp tới thì anh chị có thể đăng ký khám hẹn giờ tại khoa Chăm sóc trước sinh qua tổng đài 08-1081. Nếu anh chị đang gặp rắc rối trong sức khỏe sinh sản của mình muốn chuẩn bị tốt cho việc mang thai sắp tới thì anh chị đăng ký khám tại Khoa Hiếm Muộn qua tổng đài 08-1081 luôn nhé. Anh chị nhớ nêu rõ muốn khám hiếm muộn hay sức khỏe sinh sản cho tổng đài biết.
Thân mến,
KS. Trần Thị Hoan
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Sai lệch trong vòng 1 tuần trong 2 cách tính là chấp nhận được. Bạn có thể chấp nhận 1 trong 2 ngày dự sinh nói trên. Tuy nhiên ngày dự sinh là mốc giới hạn để bạn không vượt qua chứ đâu phải là ngày đó bạn đau bụng sinh?!! Tôi thì sẽ chọn ngày 27/11 đó bạn
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ