Dư ối có thể là một biểu hiện bình thường trong thai kỳ hoặc có thể là một biểu hiện của một bệnh lý khác: tiểu đường thai kỳ hay các bất thường làm cho trẻ không hấp thu được nước ối. Nếu như các khảo sát hình thái trước đây bình thường bạn có thể nhờ bác sĩ cho làm xét nghiệm dung nạp đường, chúc yên tâm.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Bạn có thể tăng cường uống nước nhiều, ăn thêm rau xanh, trái cây hoặc có thể ngưng Saferon, khám thai lại 2 tuần sau và nhờ bác sĩ đổi thuốc khác, có thể khám tại chỗ nào gần bạn, không nhất thiết phải đến Từ Dũ bạn ạ.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Bạn vẫn có thể đi làm bình thường, các triệu chứng mệt, khó thở có thể là do bạn đang bị nghén thôi, tuy nhiên bạn nên khám chuyên khoa tim mạch để biết thực sự bạn có cần phải điều trị thêm bệnh tim hay không. Các chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ bao gồm: ăn đầy dủ chất dinh dưỡng: đạm, rau xanh, trái cây, ăn đúng mức tinh bột, đường và chất béo, nghỉ ngơi theo nhu cầu. Bạn nên mua thêm các sách hướng dẫn chăm sóc thai kỳ để dọc nhé.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Vòng 3 của bạn tốt, chiều cao bình thường thì vẫn có thể khung xương chậu bạn giới hạn (và không hiếm đâu). Để quyết định chuyện bạn sinh thường hay sinh mổ còn 1 yếu tố quan trọng nữa là kích thước và cân nặng của thai nhi, trong trường hợp kích thước bé trung bình vẫn có theo dõi sinh thường được. Đi bộ là cách vận động hợp lý cho thai phụ trong thai kỳ, nhung cải thiện thì chưa chắc bạn ạ.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Bạn có thể dặt lịch hẹn qua tổng đài (08) 1081. Khi thử que thử thai đúng cách mà kết quả dương tính thì 99.99% là bạn có thai rồi.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Dây rốn quấn cổ vẫn có thể sinh thường. Trong quá trình chuyển dạ dây rốn quấn cổ có thể có một số ảnh hưởng không tốt: làm chô bé không cúi đầu tốt làm cho chuyển dạ kéo dài và không sinh được, có thể làm cho bé thiếu oxy, khi đó sẽ có chỉ định mổ lấy thai, tuy nhiên đây không phải là chỉ định mổ lấy thai khi chưa có chuyển dạ mà chỉ là một lưu ý cho nhân viên y tế khi theo dõi chuyển dạ thôi.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Tôi không rõ thành phần của thuốc bạn dùng, tuy nhiên khi có chống chỉ định trong thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu nếu bạn muốn dưỡng thai phải khám và tư vấn bác sĩ trực tiếp bạn ạ, nếu chưa muốn dưỡng thai và lo lắng dị tật thai thì có thể cân nhắc chuyện bỏ thai. Nếu chi phí khám cao quá bạn có thể cân nhắc chuyện về nước để thực hiện.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Kết quả như trên cho thấy bạn đã từng nhiễm và có kháng thể hay đã chích ngừa Rubella thôi, yên tâm đi bạn.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Progynova không phải thuốc ngừa thai, là nội tiết tố nhóm estrogen có thể dùng điều trị rong kinh rong huyết, do đó chuyện bạn có rụng trứng là bình thường. Thuốc này còn dùng giúp nội mạc tử cung dày trong các trường hợp điều trị hiếm muộn, nếu bạn mong có thai thì vẫn có thể để có thai được, trong trường hợp không muốn có thai bạn có thể dùng thêm biện pháp ngừa thai khác như: bao cao su, xuất tinh ngoài,... hay lần sau khi khám lại bác sĩ bạn có thể tham khảo việc dùng thuốc ngừa thai đường uống.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Nguy cơ con bạn mắc bệnh Down là 1/50 có nghĩa là cao hơn trong dân số là 1/250, cao gấp 5 lần, ngoài ra nguy cơ của bất thường số lượng nhiễm sắc thể số 13 và 18 cũng cao nữa. Chẩn đoán rối loạn nhiễm sắc thể qua thủ thuật sinh thiết gai nhau chính xác 99,7% các trường hợp. Trong trường hợp thủ thuật thất bại, bạn có thể sẽ phải làm thêm thủ thuật chọc ối ở tuổi thai 16-18 tuần.
Chúc may mắn.
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Bạn vẫn có thể mang thai như các thai phụ khác. Virus cúm có rất nhiều phân nhóm, cho nên bạn vẫn có thể bị cúm cho dù có chích ngừa.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Khi có kết quả xét nghiệm bạn phải hỏi trực tiếp kết quả tại phòng khám thai thì sẽ được tư vấn về kết quả của mình, nếu chỉ nhận kết quả tại phòng xét nghiệm thì nhân viên phòng xét nghiệm không giải thích gì thêm là chuyện bình thường. Nói chung kết quả của bạn không có nguy cơ nhiễm Rubella ở thai, xét nghiệm này chỉ cho thấy bạn đã có kháng thể đối với Rubella (có thể đã từng nhiễm lâu rồi hay do chích ngừa). Nên yên tâm đi bạn.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ