Thalassemia (tha-lat-xê-mi-a) là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, gây hậu quả nặng nề.
Đề nghị chị nghiên cứu kỹ thông tin ở các đường liên kết sau đây:
http://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-tre-so-sinh/benh-thieu-mau-di-truyen-thalassaemia/
http://tudu.com.vn/vn/huong-dan-dich-vu/huong-dan/danh-muc-xet-nghiem-di-truyen/xet-nghiem-gen-benh-thalassemia/
http://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/xet-nghiem-huyet-hoc-tam-soat-truoc-sinh-thalassemia/
Chị nên lưu ý ở phần phòng ngừa có nội dung như sau:
Phòng ngừa:
Bệnh có thể phòng ngừa bằng cách xét nghiệm tầm soát và chẩn đoán tình mang gen đột biến gây bệnh trong thời kỳ mang thai. Các thai phụ sẽ được xét nghiệm huyết đồ để tầm soát tình trạng mang gen đột biến. Xét nghiệm tầm soát sẽ được thực hiện ở người chồng nếu thai phụ được xác định là mang gen đột biến. Trong trường hợp cả vợ và chồng đều là người mang gen đột biến thì thai có nguy cơ 25% bị mắc bệnh ở thể nặng do đó cần được chẩn đoán trước sinh bằng cách chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau và khảo sát DNA.
Đặc biệt đối với các gia đình đã có con bị thalassaemia nặng nên được tư vấn và chẩn đoán sớm tình trạng của thai.
Trân trọng,
TS. BS Nguyễn Khắc Hân Hoan
Trưởng Khoa Xét nghiệm Di truyền Y học - BV Từ Dũ
Tôi xin cung cấp cho chị một số thông tin về hai thuốc mà chị đang băn khoăn như sau:
- Loperamid: loperamid chỉ nên sử dụng trong thai kỳ nếu lợi ích mang lại cao hơn nguy cơ. Tốt nhất là nên tránh dùng loperamid trong 3 tháng đầu thai kỳ.
- Cotrimstada (hoạt chất là trimethoprim và sulfamethoxazol): chưa có báo cáo đầy đủ hoặc nghiên cứu được kiểm soát trên bào thai người. Sự kết hợp trimethoprim và sulfamethoxazol có liên quan tới sự gia tăng nguy cơ thai chậm tăng trưởng trong tử cung, các dị tật trên hệ tim mạch, ống thần kinh và đường tiểu. Các bằng chứng dịch tễ học khuyến cáo tránh dùng trimethoprim bất cứ khi nào có thể trong thai kỳ.
Trên thực tế, việc một thuốc có ảnh hưởng đến bào thai hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời điểm, liều lượng sử dụng và đáp ứng của mỗi cá nhân. Chị chỉ dùng Loperamid và Cotrimstada mỗi loại 2 viên, do đó chị không nên quá lo lắng. Chị nên khám thai định kỳ và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh theo hẹn của bác sĩ nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả chị và thai nhi.
Chúc chị vui khỏe.
Ds. Hoàng Thị Vinh
Khoa dược - BV Từ Dũ
Khi đến ngày dự sinh hoặc chuyển dạ bạn đưa vợ vào khoa Cấp cứu chống độc BV Từ Dũ, 284 Cống Quỳnh Q1 đồng thời làm thủ tục sinh (thường hay dịch vụ)
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Nếu lo lắng thì tốt nhất nên đi khám ngay bạn ạ, tránh để tình trạng lo lắng ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn có thể đến khoa Chăm sóc trước sinh, lầu 1 khu M 227 Cống Quỳnh Q1 để thăm khám và tư vấn.
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Bạn có thể khám tại khoa Chăm sóc trước sinh BV Từ Dũ: Lầu 1 khu M 227 Cống Quỳnh Q1 hoặc khám dịch vụ qua SĐT (08) 1081 tại lầu 1 khu N 191 Nguyễn Thị Minh Khai Q1, khi đi mang theo toàn bộ giấy tờ, xét nghiệm siêu âm đã làm để các bác sĩ theo dõi.
Chi phí khám dịch vụ khoàng 200.000đ và sinh dịch vụ khoảng 4 triệu.
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Bệnh viện Từ Dũ là bệnh viện tuyến cuối nên số lượt bệnh nhân khám cũng khá đông. Em không thể khẳng định khi đến khám sẽ nhanh vì còn tùy thuộc vào số lượng bệnh nhân đến khám theo mỗi ngày. Nếu chị muốn khám nhanh thì chị có thể đăng ký khám dịch vụ qua tổng đài (08) 1081 để lấy số thứ tự.
Nếu như chị mới đến khám lần đầu tại BV Từ Dũ thì chị cần mang tất cả giấy tờ liên quan đến thai kỳ tại nơi khám ban đầu (nếu có).
Thân mến,
KTV. Lê Đào Minh Châu
Bộ phận website - BV Từ Dũ
Trong một thai kỳ, thời điểm từ 20-22 tuần là tốt nhất cho siêu âm 4D để kiểm tra hình thái học thai nhi. Vậy nên em được siêu âm lúc thai 22-23 tuần là rất đúng thời điểm đó em.
Tại Bệnh Viện Từ Dũ, chỉ những bác sĩ có khả năng mới được phân công thực hiện siêu âm 4D cho bệnh nhân. Ngoài ra việc siêu âm 4D sẽ được thực hiện theo từng bước của tiến trình đã được tập huấn và định sẵn. Điều này sẽ giúp phát huy tối đa khả năng phát hiện dị tật và hạn chế sai sót. Thời gian thực hiện siêu âm cho từng thai phụ có thể sẽ khác nhau tùy vào tư thế của thai nhi, thể trạng của người mẹ (mập hay ốm…), tình trạng bệnh lý của thai nhi (thai bình thường hay có bất thường), lượng nước ối, sự cử động của thai nhi nhiều hay ít… Có những thai phụ chỉ cần 5 phút đã có thể siêu âm hoàn tất do mọi yếu tố đều thuận lợi, trong khi có những thai phụ cần phải thực hiện trong thời gian lâu hơn nhiều (vd như: Thai nhi nằm sấp, ngôi ngược, mẹ có khối u, thai có bất thường, lượng ối ít…) Tuy nhiên dù thực hiện nhanh hay lâu thì thai phụ cũng đều được thực hiện theo đúng tiến trình. Em không nên lo lắng về vấn đề thời gian em nhé, có thể tình trạng của em đã rất thuận lợi khi siêu âm và cũng không phát hiện gì bất thường nên hoàn tất việc siêu âm dễ dàng nhanh chóng thôi.
Ngoài ra, cần nhớ thêm siêu âm là một khám nghiệm cận lâm sàng, nên thật sự siêu âm cũng không thể phát hiện được tất cả dị tật của thai nhi: có những dị tật tinh tế, ở sâu về mặt cấu trúc, về mặt di truyền, những dị thật phức tạp và khó của tim (vì tim là cơ quan luôn luôn chuyển động), những bất thường của của dây thần kinh, của sắc tố da…thì cũng nằm ngoài khả năng của siêu âm em nhé!
Mong rằng câu trả lời của bác sĩ đã giúp giải tỏa hết những thắc mắc của Phương.
Chúc em luôn vui, yên tâm và hạnh phúc chờ đón thiên thần nhỏ của mình!
BS. Ngô Thị Kim Loan
Phó trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh - BV Từ Dũ
Rất tiếc chia buồn cùng chị về lần sảy thai trước. Để có thể tìm ra nguyên nhân sảy thai chị nên đến Khoa Chăm sóc trước sinh - 227 Cống Quỳnh, Q1 để được tư vấn.
Chúc chị mau có tin vui.
KTV. Lê Đào Minh Châu
Bộ phận website - BV Từ Dũ
Bạn đến khoa Chăm sóc trước sinh lầu 1 khu M 227 Cống Quỳnh Q1 hoặc khám dịch vụ ở lầu 1 khu N 191 Nguyễn Thị Minh Khai Q1 để khám tiền sản nhé.
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Trường hợp của chị là xin chuyển tuyến vì vậy chị cần phải có giấy chuyển viện từ nơi khám đầu đến nơi khác.
Sau khi có giấy chuyển viện đến BV Từ Dũ thì chị vào khoa Cấp cứu, nhớ mang tất cả giấy tờ liên quan đến thai kỳ lần này để giúp bác sĩ tại bệnh viện có thể hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Tại khoa Cấp cứu chị sẽ được các nữ hộ sinh hướng dẫn thủ tục và bác sĩ thăm khám tình trạng lúc đó.
Chúc chị mẹ tròn con vuông.
KTV. Lê Đào Minh Châu
Bộ phận website - BV Từ Dũ
Trong số các thuốc mà chị đã dùng, ampicillin, vitamin C và vitamin E được xem là an toàn khi sử dụng trong thai kỳ. Các sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất cho phụ nữ mang thai cũng có chứa vitamin C và vitamin E.
Riêng về thuốc Apha mà chị đề cập đến, cần phải có thông tin đầy đủ về tên thuốc, hàm lượng mới có thể tra cứu về ảnh hưởng của thuốc khi sử dụng trong thai kỳ.
Các thuốc còn lại gồm có Chlopheniramin 4mg, Loperamid Stada và Cotrimstada. Thông tin hiện có về tính an toàn của từng loại thuốc khi sử dụng trong thai kỳ như sau:
- Chlopheniramin: mặc dù chưa có báo cáo đầy đủ hoặc nghiên cứu được kiểm soát trên bào thai người, các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy chlopheniramin không gây quái thai. Chlopheniramin chỉ nên dử dụng trong thai kỳ nếu lợi ích mang lại nhiều hơn nguy cơ.
- Loperamid: loperamid chỉ nên sử dụng trong thai kỳ nếu lợi ích mang lại cao hơn nguy cơ. Tốt nhất là nên tránh dùng loperamid trong 3 tháng đầu thai kỳ.
- Cotrimstada (hoạt chất là trimethoprim và sulfamethoxazol): chưa có báo cáo đầy đủ hoặc nghiên cứu được kiểm soát trên bào thai người. Sự kết hợp trimethoprim và sulfamethoxazol có liên quan tới sự gia tăng nguy cơ thai chậm tăng trưởng trong tử cung, các dị tật trên hệ tim mạch, ống thần kinh và đường tiểu. Các bằng chứng dịch tễ học khuyến cáo tránh dùng trimethoprim bất cứ khi nào có thể trong thai kỳ.
Trên thực tế, việc một thuốc có ảnh hưởng đến bào thai hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời điểm, liều lượng sử dụng và đáp ứng của mỗi cá nhân. Chị chỉ dùng Loperamid và Cotrimstada mỗi loại 2 viên, do đó chị không nên quá lo lắng. Chị nên khám thai định kỳ và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh theo hẹn của bác sĩ nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả chị và thai nhi.
Chúc chị vui khỏe.
Ds. Hoàng Thị Vinh
Khoa Dược - BV Từ Dũ
Trước tiên, chúng tôi xin cảm ơn sự phản hồi thông tin của bạn.
Theo thông tin bạn cung cấp thì sự việc xảy ra cho bạn có thể do 3 khả năng sau:
1/ Do đầu máy DVD của nhà bạn không tương thích với chương trình của dĩa nên máy không đọc được
2/ Do lỗi kỹ thuật của đĩa hoặc lỗi xảy ra trong quá trình thu đĩa. Điều này rất hiếm nhưng đôi khi cũng có xảy ra. Chúng tôi rất tiếc nếu có lỗi này xảy ra nhưng đây là vấn đề ngoài ý muốn ( do đĩa và máy móc ), rất mong các bạn thông cảm.
3/ Do bạn thao tác chưa đúng nên đôi khi mở đĩa không được. Một số thai phụ đem đĩa đến cho chúng tôi kiểm tra lại thì đĩa chạy tốt không có vấn đề gì. Sau đó,chúng tôi đã hướng dẫn lại cho những thai phụ này cách mở đĩa để đem về sử dụng.
Tại bệnh viện Từ Dũ, đối với siêu âm 4D, chúng tôi có lưu lại tất cả những hình ảnh quan trọng cần thiết cho mỗi đối tượng được thực hiện siêu âm 4D nhưng không lưu lại video clip của quá trình thực hiện bạn nhé. Vậy nên, để biết rõ nguyên nhân tại sao đĩa DVD của bạn không hoạt động, rất mong bạn đem đĩa quay trở lại, chúng tôi sẽ tiếp nhận và kiểm tra ngay. Nếu nguyên nhân là do lỗi kỹ thuật, chúng tôi sẽ thực hiện lại 1 đĩa khác đồng thời hướng dẫn cặn kẽ cách sử dụng cho bạn.
Rất mong sẽ được gặp lại bạn.
Bs. Ngô Thị Kim Loan
Phó trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh - BV Từ Dũ