Lovenox và aspegic có thể ảnh hưởng đến chức năng đông cầm máu và khi sinh bạn lại có nguy cơ chảy máu, như vậy bạn nên ngưng dùng thuốc trước khi sinh khoảng 1 tuần là tốt nhất, với sự đồng ý của bác sĩ đang cho bạn dùng 2 loại thuốc này và nên thử lại chức năng đông máu trước khi sinh. Với tuổi thai này bạn nên được đo tim thai để xem thai khỏe không? Với tình trạng này bạn nên sinh tại bệnh viện lớn nhé.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Cấp cứu - BV Từ Dũ
Em có khả năng mang thai. Em cần đến khám tại bác sĩ sản phụ khoa ngay hoặc chờ thêm 1 tuần và dùng que thử thai lại.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Kế Hoạch Gia Đình - BV Từ Dũ
Bạn có thể cầm theo tất cả các xét nghiệm đã làm và được chấp nhận ở Từ Dũ. Khi sinh bạn sẽ được làm lại một số xét nghiệm cần thiết. Khi chuyển dạ bạn sẽ được đánh giá là có thể sinh thường hay không. Tuy nhiên nếu chỉ định mổ lần trước của bạn còn tồn tại: ví dụ khung chậu hẹp, hay lần này con to >3500g thì bạn cũng có thể được mổ trước khi chuyển dạ. Như vậy nên khám 1 lần tại viện trước khi sinh để bác sĩ đánh giá lại thì tốt hơn.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Cấp cứu - BV Từ Dũ
Con bạn nặng khoảng 3200g – 3300g.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Cấp cứu - BV Từ Dũ
Kích thước con bạn có thể lớn hơn so với kích thước trung bình của các bé cùng tuổi thai. Theo dõi thai đúng hẹn và nếu cần làm thêm test dung nạp đường là được, chỉ là đề phòng có rối loạn dung nạp đường thai kỳ thôi.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Cấp cứu - BV Từ Dũ
Số đo chiều dài xương đùi con bạn có thể bị sai lệch thôi. Nếu cần bạn có thể siêu âm kiểm tra lại 3 ngày sau. Tuy nhiên với tuổi thai 38 tuần khi chiều dài xương đùi dưới 5,9cm mới kết luận là ngắn.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Cấp cứu - BV Từ Dũ
Em đến khám khoa Kế hoạch Gia đình, tầng 4, khu phòng khám 227 Cống Quỳnh, quận 1 để được thăm khám, cung cấp thêm một số thông tin và tư vấn cụ thể cho tình trạng của em hiện tại. Nếu không can thiệp buồng tử cung bằng dụng cụ thì nguy cơ thủng tử cung hầu như không có.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Kế Hoạch Gia Đình - BV Từ Dũ
Tiền công dịch vụ đẻ không đau và phòng sinh gia đình là 3.100.000 đồng. Chi phí này chưa bao gồm chi phí thuốc, hóa chất, vật tư y tế, chi phí hành chính …. tổng cộng khoảng từ 1,5 triệu đồng đến 3 triệu đồng và chi phí phòng dịch vụ từ 200.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Tất cả các khoản dịch vụ nêu trên bạn sẽ đăng ký khi nhập viện sinh.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
NV. Huỳnh Thế Cường
P. Tài chính kế toán - BV Từ Dũ
Trường hợp của em đang mang thai bị cảm cúm, nên đi khám BS sản khoa làm thêm 1 số xét nghiệm để tư vấn và điều trị cho em.
Thân mến,
Bs CKII. Cù Thị Kim Loan
Khoa Hiếm muộn - BV Từ Dũ
Bạn có thể khám hẹn giờ qua SDT 08(1081) tại khu N, lầu 1, 191 Nguyễn Thị Minh khai, Q1.Khi nhập viện sinh bạn vào khoa Cấp cứu chống độc và sẽ đăng kí sinh dịch vụ tại quầy chăm sóc khách hàng.
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Mức độ an toàn của các thuốc bạn đã nêu khi sử dụng trong thai kỳ như sau:
Fluomizin có thành phần hoạt chất là Dequalinium 10mg, có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai khi cần thiết.
Amoxicillin được phân loại mức B theo FDA, tức là không có bằng chứng thuốc gây hại trên bào thai của động vật thử nghiệm. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu được kiểm soát tốt trên phụ nữ mang thai. Vì vậy, chỉ dùng cho phụ nữ mang thai khi cần thiết.
Fluconazole được phân loại mức C theo FDA, tức là đã có bằng chứng thuốc gây hại trên bào thai của động vật thử nghiệm nhưng chưa có nghiên cứu được kiểm soát tốt trên phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, không có dữ liệu cho thấy thuốc làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh sau khi mẹ sử dụng Fluconazole 150mg liều duy nhất.
Viêm âm đạo do nấm thường hay gặp trong thai kỳ và dễ tái phát, bạn nên theo khám ở những bệnh viện chuyên khoa và tuân thủ chế độ điều trị, luôn giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, khô thoáng, tránh mặc đồ chật, ẩm ướt.
Thân mến,
Trong 5 thuốc chị đã được chỉ định sử dụng có 2 thuốc là ciprofloxacin và comenazol (pantoprazol) được cảnh báo phải thận trọng khi sử dụng trong thời kỳ mang thai đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ.
Chưa có dữ liệu nghiên cứu về ảnh hưởng của ciprofloxacin đến sự phát triển thai nhi người nhưng đã ghi nhận một vài trường hợp phát sinh dị tật trên thai nhi súc vật thử nghiệm, tuy nhiên tỷ lệ này rất thấp.
Dữ liệu nghiên cứu ảnh hưởng trên phụ nữ mang thai có sử dụng pantoprazol (thuốc ức chế bơm proton – PPI) còn hạn chế, tuy nhiên đã ghi nhận một tỷ lệ thấp phát sinh dị tật thai nhi khi sử dụng các thuốc PPI trong thai kỳ.
Hyoscine-N-butylbromid và debridat (trimébutin) điều trị triệu chứng đau do rối loạn chức năng của ống tiêu hóa và đường mật. Nghiên cứu trên động vật không thấy thuốc có tác dụng gây quái thai. Chưa có nhiều dữ liệu đánh giá khả năng gây dị tật hay gây độc cho phôi thai của thuốc khi sử dụng cho phụ nữ mang thai.
Hapacol 500mg (paracetamol) với liều 2 viên/ngày sử dụng được cho phụ nữ mang thai.
Tần suất xuất hiện dị tật và mức độ ảnh hưởng lên sự phát triển của thai nhi khi sử dụng thuốc tùy thuộc vào nhiều yếu tố: thời điểm, thời gian, liều lượng sử dụng thuốc... Do vậy, chị cần thông tin đầy đủ với các bác sĩ sản khoa để theo dõi thai kỳ của chị chặt chẽ hơn.
Thân mến,
Ths. Ds. Thân Thị mỹ Linh
Khoa dược – BV Từ Dũ