Vacin 6 trong 1
Hỏi - 27/05/2014
Hiện bệnh viện chưa có thuốc 6 trong 1. Bạn có thể cho trẻ chích 5 trong 1 tại địa phương vẫn được, trong đó có cả viêm gan B.
Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Hỏi - 27/05/2014
Trả lời
Hiện bệnh viện chưa có thuốc 6 trong 1. Bạn có thể cho trẻ chích 5 trong 1 tại địa phương vẫn được, trong đó có cả viêm gan B.
Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Với kết quả như vậy, em cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về các nguy cơ cho thai và hướng xử trí tiếp theo để chẩn đoán nguy cơ chính xác hơn cũng như các lợi ích và rủi ro của các can thiệp tiếp theo. Hai vợ chồng em cần đến khám ngay tại khoa Chăm sóc Trước sinh, em nhe. Em không cần làm triple test.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Hiện tại bệnh viện đã hết 6 trong 1, đến giữa tháng 9/2014 có thuốc lại. Tuy nhiên bạn có thể chích 5 trong 1 tại địa phương vẫn được mà.
Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Trẻ khi sinh chưa được chủng ngừa lao và viêm gan B thì khi trẻ được 1 tháng tuổi sẽ được chủng ngừa. Bạn có thể đưa trẻ đến phòng khám trẻ bệnh viện hoặc tại Y tế địa phương vẫn có thể chích được.
Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Con bạn khò khè nhiều về đêm hơn ngày có khả năng trẻ bị dị ứng hoặc trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản. Theo như bạn mô tả thì nhiều khả năng trẻ bị dị ứng không khí, đặc biệt thời tiết lạnh về đêm. Bạn nên giữ ấm cho trẻ , đêm nên cho trẻ mang vớ, tránh để quạt thổi 1 vị trí, đặc biệt ngay dưới chân trẻ, vì chân con bạn thường bị lạnh do đổ mồ hôi nhiều. Trẻ bú mẹ nhiều hơn bú bình ( mỗi ngày trẻ chỉ bú được 60ml/ngày) nhưng trẻ lại bị chậm đi ngoài, bị đánh hơi nhiều có nhiều khả năng trẻ mất nước qua da, tăng tái hấp thu nước qua ruột nên trẻ chậm đi ngoài. Để trẻ dễ đi ngoài bạn nên tăng cường cho trẻ bú mẹ nhiều hơn, tắm nắng mỗi ngày, mẹ có chế độ dinh dưỡng hợp lý khi cho trẻ bú mẹ.
Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Hiện tại bệnh viện đã hết 6 trong 1, đến giữa tháng 9/2014 có thuốc lại. Con bạn đã chích được 2 mũi 6 trong 1 rồi, đã có miễn dịch rồi nên mũi thứ 3 giúp tăng hiệu quả 2 mũi đầu, vì thế trễ không e ngại. Tuy nhiên bạn có thể chích 5 trong 1 tại địa phương vẫn được mà.
Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Trẻ khi sinh được chủng ngừa lao và viêm gan B. Nhưng nếu con bạn chưa chích viêm gan B khi sinh thì 2 tháng trẻ sẽ được chùng ngừa chung với các mũi bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B, viêm não do Hib. Khi con bạn 1 tháng không có chích ngừa mà chỉ vào cân đo để bác sĩ đánh giá xem 1 tháng bạn nuôi trẻ có tốt? Có đạt cân nặng chuẩn? Khi đi bạn đem theo giấy khai sinh và giấy xuất viện là đủ.
Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Những thuốc kháng Histamin như Deslornine qua sữa mẹ đều ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Thuốc có thể gây nguy cơ biến chứng đường hô hấp cho trẻ khi bú mẹ như suy hô hấp, giảm tiết dịch, nghẹt thở, ngưng thở… Vì thế bạn nên hạn chế sử dụng khi cho trẻ bú mẹ.
Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Trẻ uống vacxin ngừa tiêu chảy Rotateq 3 liều trước 8 tháng. Tuy nhiên chỉ ngừa được tiêu chảy do Rotavirus nên trẻ vẫn có thể bị tiêu chảy do các tác nhân khác gây ra. Vậy khi trẻ hết đi ngoài vẫn có thể cho trẻ tiếp tục uống liều 2, liều 3 và không ảnh hưởng khả năng miễn dịch của trẻ sau này.
Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Cháu 13 tuổi mới có kinh được 3 tháng. 2 lần đầu kinh nguyệt ra đều lần thứ 3 này rối loạn. Ở vào tuổi cháu buồng trứng mới bắt đầu làm việc nên chuyện không đều cũng dễ hiểu nhưng nếu cháu thấy kinh ra nhiều và kéo dài 15 ngày thì nên nên làm xét nghiệm và siêu âm kiểm tra là hay nhất. Cháu có thể đến các bệnh viện phụ sản để kiểm tra.
Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Hiện con bạn đang phát triển dinh dưỡng tốt, tình trạng đi ngoài của con bạn hoàn toàn sinh lý, đó là phân sữa mẹ nên bạn không cần lo lắng nhiều. Để phòng thiếu vitamin D bạn nên cho trẻ tắm nắng mỗi ngày 15-30 phút.
Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Trẻ trong giai đoạn sơ sinh có nhịp thở không đều, đặc biệt trẻ sinh non, trẻ có những cơn ngưng thở sinh lý < 20 giây. Nếu bạn thấy con bạn có thở mạnh, thở gấp, lồng ngực lên xuống mạnh trong khoảng 1 phút nhưng trẻ hoàn toàn nằm yên, môi hồng, bú tốt thì bạn theo dõi thêm, đôi khi trẻ nghe tiếng động mạnh hoặc trẻ có cơn co thắt ruột cũng có hiện tượng tương tự…Trẻ khò khè có thể do nghẹt mũi, trào ngược hoặc viêm mũi dị ứng… Nếu do nghẹt mũi thì sẽ giảm với nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, do viêm mũi dị ứng cần giữ ấm trẻ và hạn chế nguyên nhân gây dị ứng, nếu do trào ngược cần cho trẻ bú ít và bú nhiều lần, đầu cao sau bú…
Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Con bạn tăng 200gr trong 20 ngày là chậm cân. Trung bình trong 1 tháng đầu trẻ phải tăng 1 kg. Trẻ 2,8 kg uống mỗi ngày 400 ml là không đủ. Vậy bạn cần cho trẻ bú mẹ khi trẻ đói, trung bình 3 giờ 1 lần, bế đầu cao sau bú 30 phút, bạn cần cho trẻ tắm nắng mỗi ngày 15-30 phút, mẹ cần ăn uống bổ dưỡng, không kiêng cử, sữa mẹ phải đủ chất thì mới đủ dinh dưỡng, trẻ mới tăng cân tốt. Trẻ đi ngoài thường són phân, phân hơi lỏng hoa cà hoa cải là phân sữa mẹ, không cần uống Probio, khi trẻ bú sữa chảy qua hệ tiêu hóa của ruột, nên tạo ra âm thanh, không phải sôi ruột, âm thanh này không gây đau bụng, không gây khó chịu cho trẻ.
Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Trẻ 2 tháng tuổi được tiêm ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B, viêm não do Hib ( 6 trong 1), có thể uống vacxin ngừa tiêu chảy do Rotavirus. Bạn có thể tham khảo lịch tiêm ngừa trong sổ sức khỏe của trẻ. Tiêm ngừa dịch vụ tại bệnh viện Từ Dũ được thực hiện tất cả các ngày trong tuần từ sáng 7g-11g, chiều 1g30 -15g. Riêng thứ 7, chủ nhật chỉ nhận tiêm sáng. Hiện bệnh viện đã hết vacxin 6 trong 1. Vacxin cúm vẫn còn bạn nhé.
Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Trẻ bụ bẫm thường tay, chân có nhiều ngấn. Bạn không cho biết con bạn mấy kg? Một số bà mẹ con mình đã thừa cân mà vẫn nhất định trẻ ốm cần thúc trẻ ăn nhiều hơn. Bệnh Michelin là bệnh hiếm gặp, thường kèm đa dị tật ngoài những bất thường ở các nếp gấp tay, chân, cổ như chẻ vòm, thoát vị niệu đạo, dị dạng mặt, dị dạng cơ quan sinh dục...Bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa nhi để xác định những ngấn con bạn là bình thường hay bất thường.
Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Trẻ sơ sinh trong tháng đầu thường tăng cân trung bình 1 kg, con bạn 3 tuần tăng 500 gr, vậy trong tuần thứ 4 bạn cần cho trẻ bú nhiều hơn. Để trẻ bú tốt bạn cần để trẻ thật đói hãy cho bú, trung bình 3 giờ/ 1 cử. Mỗi cử bú mẹ trung bình trẻ phải bú 10-15 phút là vừa, nếu trẻ bú chỉ 2-4 phút nhả thì bạn cần lay trẻ dậy bú. Để trẻ không giật mình cần cho trẻ tắm nắng mỗi ngày, mẹ ăn uống đầy đủ không kiêng cữ.
Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Trung bình thời gian trẻ rụng rốn khoảng 7-10 ngày, thỉnh thoảng có thể lâu hơn 14-21 ngày. Con bạn 14 ngày chưa rụng thì bạn nên chăm sóc rốn mỗi ngày bằng dung dịch cồn 70 độ, nên để rốn khô thoáng không băng bịt. Nếu sau khi vệ sinh mà rốn vẫn còn chảy màu thì bạn nên đưa trẻ quay lại bệnh viện để bác sĩ kiểm tra.
Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Với thời gian hệ tiêu hóa trẻ sẽ hoàn thiện dần. Tuy nhiên thời gian đó là bao lâu tùy vào mỗi trẻ, có trẻ 3 tháng có trẻ 6 tháng, 12 tháng… Tuy nhiên con bạn bị trào ngược dạ dày thực quản bạn cần cho trẻ nằm đầu cao sau không phải mục đích để ợ hết hơi mà để tránh hiện tượng trào sữa do cơ thắt tâm vị không đóng kín khi dạ dày co bóp tống sữa xuống ruột non. Bạn căng thẳng vì sợ trẻ trớ sữa chứ không phải trẻ không ợ, vì thế bạn cần chia nhỏ cử bú và tránh dạ dày quá căng, tránh bắt trẻ ăn liên tục.
Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Con bạn bị nổi mụn li ti (có mụn có nước) trên mặt, 2 cánh tay, lưng và cổ theo bạn mô tả là rôm sẩy. Bệnh này liên quan đến mồ hôi trẻ tiết nhiều nhưng không thoát hết gây ứ đọng lại trong các ống tiết, miệng ống nhỏ bị bít kín bởi bụi, ghét gây da nổi nhiều sẩn đỏ. Hiện tượng này sẽ tự hết khi tình trạng mồ hôi ở trẻ giảm, da trẻ khô thoáng. Trên thị trường có rất nhiều thuốc điều trị rôm sẩy, tuy nhiên bạn chỉ cần giữ cho da trẻ khô thoáng là tốt. Để giúp trẻ giảm mồ hôi bạn cần cho trẻ tắm nắng mỗi ngày, mặc quần áo thoáng.
Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Trẻ sơ sinh thường bị tắc tuyến lệ, chảy nước mắt sống, gỉ ít ghèn trắng, bệnh này chiếm tỉ lệ từ 6-10% trong số các trẻ sinh ra. Bệnh này tự khỏi trong vòng 1 năm đầu. Tuy nhiên khi bội nhiễm cần sử dụng thuốc kháng sinh. Khi bị bội nhiễm có thể thấy chất gỉ thay đổi màu, có thể có lẫn máu. Bác sĩ địa phương kê toa cho con bạn mạc dù không khám nhưng đó là thuốc kháng sinh tại chỗ và kháng sinh toàn thân. Nếu con bạn dùng 3 ngày không giảm bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện trung tâm mắt để kiểm tra.
Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Trẻ sơ sinh được chủng ngừa bất cứ loại vacxin nào thông thường mũi sau cách mũi trước tối thiểu 28 ngày. Do đó để đảm bảo an toàn cho trẻ bạn nên tuân thủ đúng quy định nhà sản xuất đưa ra, tiêm sớm hoàn toàn không có lợi cho trẻ.
Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ