Tình trạng ộc sữa
Hỏi - 11/12/2013
Nếu bé bị ói nhiều hơn bình thường thì bạn nên đưa bé đi khám bệnh.
Thân mến,
BS. CK1 Nguyễn Thị Từ Anh.
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Hỏi - 11/12/2013
Trả lời
Nếu bé bị ói nhiều hơn bình thường thì bạn nên đưa bé đi khám bệnh.
Thân mến,
BS. CK1 Nguyễn Thị Từ Anh.
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Bé bị viêm nướu, lở miệng, bú kém có thể do bệnh tay chân miệng hoặc chỉ là bệnh lý viêm loét miệng. Bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa Nhi để được chẩn đoán, điều trị và hướng dẫn chăm sóc.
Thân mến,
ThS. BS Nguyễn Thị Ái Xuân.
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Con bạn sinh 3,5 kg, lúc 2 tháng đạt 6 kg chứng tỏ sữa mẹ tốt hoàn toàn cung cấp đủ năng lượng cho trẻ trong 2 tháng đầu, đảm bảo trẻ tăng cân tốt 2,5kg/2 tháng. Tuy nhiên vào tháng thứ 3 sữa mẹ giảm dần, nên trẻ chỉ tăng 0,7kg/ 1 tháng. Khi trẻ bú mẹ, trẻ đi ngoài phân lỏng, sệt, có bọt, phân vàng hoa cà hoa cải, trẻ có thể đi ngoài nhiều lần, đôi khi có tướt một ít, không ảnh hưởng đến tổng trạng trẻ, không gây đau bụng cho trẻ. Vì thế bạn cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tiếp tục duy trì sữa mẹ cho trẻ.Chúc bạn thành công!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Bé của bạn 9 ngày mới đi tiêu 1 lần nhưng phân không bón, không rặn, vẫn chơi bình thường, bụng mềm, không chướng. Như vậy, bé có tình trạng chậm đi tiêu. Trong thư bạn không cho biết con bạn có tăng cân tốt hay không. Nếu bé tăng cân ít hơn 600g mỗi tháng thì tình trạng chậm đi tiêu do bú chưa đủ, cần cho bú sữa mẹ nhiều lần hơn trong ngày, bạn cần uống mỗi ngày 1 lít sữa để tăng chất lượng sữa mẹ. Nếu bé vẫn tăng cân tốt, bạn nên bổ sung thêm trong chế độ ăn của bạn nhiều rau, trái cây giàu xơ (chuối, đu đủ, bưởi, dứa…) và nước. Chúc bạn thành công!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Bé của bạn bú sữa mẹ bị sôi bụng là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, bé của bạn bị són phân nhiều lần trong ngày, mẹ ăn uống kiêng khem thì nhiều khả năng là bé bị thiếu vitamin D và canxi. Bạn cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng như thịt, cá, rau, trái cây, phô-mai, uống sữa dành cho phụ nữ có thai và cho con bú (sữa bà bầu). Đặc biệt, không được kiêng chất béo vì sẽ làm kém hấp thu các vitamin A, D, E, K. Các vitamin này rất cần thiết cho sự phát triển của bé. Ngoài ra, bạn cần cho bé phơi nắng mỗi buổi sáng 20 phút, uống 400 UI vitamin D mỗi ngày. Nếu phân bé có đàm, máu, bú kém đi, nôn ói thì bạn cần đưa bé đi khám bệnh.
Thân mến,
BS. CK1 Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Em bé sơ sinh khi bú quá no sẽ có phản xạ nấc cục. Vì vậy, khi cho bú bạn không để cho bé nuốt hơi (cầm bình sữa dốc đứng cho sữa ngập núm vú) và sau bú vác đứng bé 15 – 20 phút cho sữa mau xuống ruột hơn. Phụ nữ mang thai bị nám mặt khi sinh do thay đổi nội tiết, sau khi sinh sẽ giảm dần. Vợ anh cần che mặt khi ra nắng, ăn uống nhiều rau, trái cây, có thể uống thêm vitamin C và E để hỗ trợ mau hết nám hơn.
Thân mến,
BS CK1 Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Với số cân nặng và sự phát triển vận động của trẻ ở tuổi 6,5 tháng là tốt, đạt chuẩn. Tuy nhiên ở tuổi này da trẻ thường nhợt nhạt hơn do trẻ phải tự tạo hồng mới thay thế hồng cầu cũ già chết đi. Trong khi đó nguồn dự trữ sắt mẹ cho đã cạn kiệt, sữa mẹ không đủ cung cấp sắt cho trẻ. Vì thế bạn cần bổ sung sắt qua chế độ ăn dặm. Trong thuốc Appeton Infant Drop có chứa 15mg sắt nguyên tố trong 1 ml. Trẻ 0-12 tháng tuổi dùng 1ml (theo hướng dẫn nhà sản xuất) khi muốn bổ sung vitamin hàng ngày, khi không có bệnh. Liều lượng này có thể thay đổi tùy vào sự đánh giá của bác sĩ. Trong Appeton Infant Drop đã có vitamin D nên bạn không cần dùng thêm Sterogyl. Nếu bạn có thể cho bé ăn chế độ dinh dưỡng cho giàu sắt như gan, thịt heo, lòng đỏ trứng, rau màu xanh đậm, đậu đỏ, đậu đen thì bạn có thể chỉ cần cho bé uống mỗi ngày 1ml Appeton Infant drops.
Thân mến.
Bs CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Trẻ bị thiếu vitamin D và canxi thường giật mình, khóc đêm, ọc sữa. Bạn nên cho bé phơi nắng sáng mỗi ngày 30 phút và uống 400 UI vitamin D3 mỗi ngày. Bạn có thể uống phối hợp cả Obimin và Calcium corbiere (mỗi ngày một ống).
Thân mến,
BS. CK1 Nguyễn Thị Từ Anh.
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Em bé của bạn hiện tại chỉ mới 3 tháng tuổi điều chỉnh nên hệ tiêu hóa chưa phát triển đủ để tiêu hóa nhiều chất bột khi ăn dặm. Vì vậy, bạn có thể chờ ít nhất 1 tháng nữa, khi bé trên 4 tháng tuổi điều chỉnh và khi bạn thấy bé có nước miếng nhiều thì có thể bắt đầu tập ăn dặm. Khi đó, bạn nên tập ăn mỗi ngày 1 cữ bột loãng, sau vài ngày thấy tiêu hóa tốt mới pha đặc dần. Mục đích ăn dặm chủ yếu là để bé quen với ăn thức ăn đặc bằng muỗng và tập ăn trái cây, uống nước trái cây, bổ sung thêm chất sắt nên bạn không cần ép bé ăn nhiều, dễ bị rối loạn tiêu hóa hoặc thừa cân béo phì.
Thân mến.
BS. CK1 Nguyễn Thị Từ Anh.
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Sau khi rốn rụng không cần phải băng rốn vì không có tác dụng có ích gì. Ngược lại, nếu băng rốn chặt có thể làm cản trở hoạt động của ruột và dễ làm bé bị ọc sữa.
Thân mến.
Ths. BS Nguyễn Thị Ái Xuân.
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Em bé trong tháng đầu chỉ cần phơi phần mông và hai chân trong 15 phút là được. Em bé cần uống mỗi ngày 400 UI vitamin D3 để phòng ngừa còi xương cho đến khi uống được 1 lít sữa công thức mỗi ngày. Bạn có thể uống bổ sung canxi mỗi ngày nếu thấy có dấu hiệu thiếu canxi (đau xương, đau lưng..) và uống mỗi ngày ít nhất 1 lít sữa. Điều quan trọng là bạn phải cho con bú thường xuyên (khoảng 2-3 giờ một lần), sau mỗi lần cho con bú thì phải chịu khó vắt bỏ hết sữa trong vú (bé thường không bú hết sữa trong vú khi sữa tiết ra ít) để cữ sau sữa tiết nhiều hơn. Bạn cần ăn đầy đủ thịt, cá, rau, trái cây, phô-mai thì chất lượng sữa mẹ sẽ tăng lên. Mười ngày đầu sau sinh bé sẽ có hiện tượng sụt cân sinh lý nên có thể chưa thấy lên cân. Nếu bạn cho bé bú đủ sữa và sữa mẹ đảm bảo chất lượng thì bé sẽ lên cân tốt hơn.
Thân mến,
BS. CK1 Nguyễn Thị Từ Anh.
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Con bạn có hiện tượng khóc đêm, có thể do thiếu vitamin D hoặc do chứng đau co thắt. Bạn không nói rõ là bạn đang cho bé bú sữa mẹ hay sữa bột. Bé bú sữa bột có thể bị đau co thắt do dị ứng protein sữa bò. Bạn nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn, uống thêm 400 UI vitamin D3 và phơi nắng 15 phút mỗi sáng. Bạn cũng có thể cho bé nằm nôi điện nhưng nên tắt chế độ tự động lắc khi bé đã ngủ, không nên tập cho bé thói quen phải đu đưa liên tục mới ngủ được, không tốt cho não của bé. Nếu sau 1 tuần thực hiện như trên mà tình hình vẫn không cải thiện thì bạn nên đưa bé đi khám bệnh để bác sĩ kê toa thuốc hỗ trợ.
Thân mến,
BS. CK1 Nguyễn Thị Từ Anh.
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Tôi không rõ tình trạng của bé khi khám như thế nào mà bác sĩ kê nhiều thuốc bổ như vậy nên không thể tư vấn cho bạn. Chỉ lưu ý bạn là thuốc bổ sung sắt (saferon) không uống chung với canxi (tonicalcium), trong Appeton có vitamin D và trong Sterogyl cũng có vitamin D. Có thể tình trạng con bạn nghi ngờ còi xương do thiếu vitamin D nên bác sĩ cho uống liều cao như vậy. Để biết chính xác, bạn nên quay lại hỏi bác sĩ đã kê toa cho con bạn.Theo thông tin của nhà sản xuất thì người ta khuyến cáo dùng Tonicalcium cho trẻ trên 18 tháng vì dạng ống uống 5 mL dễ nhầm lẫn với các loại thuốc ống dùng để tiêm cho trẻ dưới 18 tháng. Về mặt thành phần và hàm lượng thì vẫn có thể dùng cho trẻ dưới 18 tháng và chỉ nên uống theo có toa của bác sĩ. Lượng sữa tối thiểu bé bú trong 24 giờ được tính bằng (cân nặng hiện thời x 150 mL). Ví dụ bé 3 Kg thì sẽ bú tổng cộng 450 mL mỗi ngày. Ngoài ra, bé của bạn có thể bị trào ngược dạ dày thực quản, bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa tiêu hóa.
Thân mến,
BS. CK1 Nguyễn Thị Từ Anh.
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Táo bón là là tình trạng phân trở nên khô và rắn, vón cục thành hòn như phân dê. Khi táo bón, trẻ bị đại tiện khó khăn, phải ngồi lâu, rặn nhiều, mặt đỏ bừng, có thể kêu khóc do đau rát hậu môn, phân có thể dính chút máu đỏ tươi. Tình trạng này xảy ra trong hầu hết các lần đi đại tiện và kéo dài tối thiểu hai tuần. Vào thời tiết mùa đông bạn có thể cho trẻ tăm nắng muộn hơn nhưng không được trễ quá 9 giờ sáng. Mỗi ngày trung bình 15 phút, không mặc quần áo, nắng chiếu trực tiếp lên da trẻ. Nếu trẻ không được tắm nắng thường xuyên thì bạn có thể bổ sung vitamin D. Bạn pha thuốc và lượng nước vừa đủ sao cho trẻ dễ dung nạp.Trẻ nhà bạn bú mẹ kèm thêm 60ml sữa ngoài vào mỗi cử bú. Tuy nhiên khi trẻ được 3 tháng tuổi chỉ đạt từ 3,5 kg lúc sinh đến nay là 6 kg. Điều này chứng tỏ lượng sữa mẹ không đủ, không đảm bảo đủ cho trẻ tăng trưởng trong 3 tháng đầu. Vậy bạn cần tăng số lần bú mẹ và mẹ cần ăn chế độ giàu năng lượng và uống nhiều nước (tối thiểu 1500-2000ml nước sữa+ nước canh). Nếu bạn đã thực hiện mà tình trạng trẻ vẫn không cải thiện bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa nhi để kiểm tra.
Chúc bạn thành công!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ
Em bé của bạn chỉ nên ăn mỗi ngày 2 cữ bột hoặc cháo. Lượng sữa tổng cộng cả ngày lẫn đêm chỉ cần 700 – 900 ml. Bạn có thể cho bé ăn thêm trái cây, sữa chua, phô-mai, uống nước trái cây mỗi ngày.
Thân mến.
ThS. BS Nguyễn Thị Ái Xuân.
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ
Em bé của bạn có tình trạng chậm đi cầu nhưng nếu phân bé vẫn mềm thì bạn không nên thụt hậu môn hoài sẽ tạo thành thói quen không tốt cho bé. Em bé bú sữa mẹ có thể 5 ngày mới đi cầu một lần. Nếu bụng bé không bị phình, không bị ọc sữa, vẫn bú tốt thì chỉ cần xoa bụng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ mỗi ngày nhiều lần trước bú. Khi bé được 4 tháng mà tình trạng này chưa giảm thì bạn có thể cho bé uống thêm nước trái cây mỗi ngày. Bạn cần phải uống mỗi ngày 1 lít sữa thì sữa của bạn mới đủ chất dinh dưỡng để bé lên cân tốt. Hãy cứ xem uống sữa như uống thuốc để cho con lên cân chứ không phải cho mẹ thì bạn sẽ uống được thôi.
Thân mến.
Bs CK1 Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ
Bé của bạn có thể bị trào ngược dạ dày thực quản. Bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa tiêu hóa để bé được chẩn đoán và điều trị. Sau khi bú, bạn nên vác đứng em bé 20 - 30 phút rồi mới đặt bé nằm xuống. Khi nằm thì xếp khăn lông kê dưới lưng và đầu bé sao cho bé nằm tư thế đầu cao 30 độ. Bạn cần uống mỗi ngày 1 lít sữa để tăng hàm lượng canxi và vitamin D trong sữa mẹ. Bé nên uống mỗi ngày 400 UI vitamin D3.
Thân mến.
Bs CK1 Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa sơ sinh để bé được chẩn đoán và mẹ được hướng dẫn cách chăm sóc rốn.
Thân mến.
Bs CK1 Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ
Vitamin D3 có thể mua ở nhà thuốc Tây. Bạn có thể cho bé uống mỗi ngày 400UI để phòng ngừa còi xương cho bé. Tình trạng vặn mình, khóc thét của bé có thể do còi xương do thiếu vitamin D3 nhưng cũng có thể do trào ngược dạ dày thực quản, đau co thắt…Sau khi bú, bạn nên vác đứng bé 20 phút rồi mới đặt bé xuống xem có giảm không. Nếu vẫn không giảm thì cho bé đi khám chuyên khoa tiêu hóa.
Thân mến.
Bs CK1 Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ