Tiêm Ngừa Vacxin Pentaxim và viêm gan B cùng lúc
Hỏi - 18/01/2016
Bạn tham khảo ở đây:
tudu.vn/vn/suc-khoe-cua-be/tiem-ngua-viem-gan-b-23492/
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Hỏi - 18/01/2016
Trả lời
Bạn tham khảo ở đây:
tudu.vn/vn/suc-khoe-cua-be/tiem-ngua-viem-gan-b-23492/
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Bạn có thể ăn uống như bình thường và uống các thuốc bổ sung như lúc có thai. Con bạn có thể bị viêm da mủ, nên khám bé lại ngay.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Dựa theo cân nặng/chiều cao thì bé phát triển bình thường. Việc mọc răng có thể nhanh chậm tùy theo trẻ. Có bé mọc răng sớm lúc 6 tháng, có bé mọc chậm hơn, em đừng lo.
Em là bà mẹ tuyệt vời, ghi lại nhật ký đầy đủ lịch ăn và số lượng ăn trong 24 giờ là quá tốt. Em đã cho bé ăn dặm khi trẻ được 6 tháng nhưng vẫn duy trì sữa mẹ là tốt.
Khi nấu cháo cho bé, em phải cho đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: bột, đạm (thịt, cá, đậu hũ…), chất béo (dầu ăn, mỡ), rau. Có như vậy thì mới đảm bảo đủ năng lượng cho trẻ. Tổng lượng sữa em cho bé bú như trên cũng vừa đủ.
Bé trên 6 tháng sẽ tăng cân chậm và bắt đầu bé sẽ bị bệnh và biếng ăn thường xảy ra. Nên em yên tâm nếu bé nào được nuôi dưỡng tốt, tiêm ngừa đầy đủ thì khả năng bệnh sẽ ít hơn. Mặc dù sữa mẹ dồi dào nhưng vẫn phải ăn bổ sung ngoài sữa mẹ thì mới cung cấp đủ năng lượng cho trẻ phát triển.
Vào sáng thứ 4 hàng tuần, tại phòng khám trẻ có tổ chức lớp “Hướng dẫn thực hành ăn dặm cho bé trên 6 tháng tuổi”. Nếu có vấn đề gì cần tư vấn trực tiếp, em liên hệ Phòng khám và tư vấn dinh dưỡng, tiết chế của BV Từ Dũ 227 Cống Quỳnh Q1 (đối diện cổng Cấp cứu), thời gian tư vấn từ 8h-11h sáng từ thứ 2 đến thứ 6. Nếu cần đặt lịch hẹn thì em gọi 08.5404.2829 (nội bộ 228-606).
Trân trọng,
Bs. Võ Thị Đem
Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Tiết chế - BV Từ Dũ
Bé sau sanh 6 tháng, kháng thể bảo vệ từ sữa mẹ truyền sang con giảm dần, nguồn sữa mẹ ngọt ngào không tăng thêm số lượng và chất lượng nên bé phải ăn thức ăn bổ sung ngoài sữa mẹ để tăng trưởng và phát triển..
Chuyển chế độ ăn từ lỏng sang đặc, từ ngọt sang mặn. Thay đổi khẩu vị của trẻ cũng là 1 stress cho trẻ, nên em phải kiên trì tập từ từ, đừng nóng vội. Trẻ em cũng giống như người lớn, khi vui khỏe sẽ sống vui hơn, khi bệnh và buổn khẩu vị thay đổi sẽ ăn ít hơn. Vì thế, em phải kiên nhẫn tập theo nguyên tắc ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, chia thành nhiều bữa nhỏ. Cố gắng duy trì sữa mẹ vì bé nào cũng thích bú vú mẹ. Chúc em thánh công.
Vào sáng thứ 4 hàng tuần, tại phòng khám trẻ có tổ chức lớp “Hướng dẫn thực hành ăn dặm cho bé trên 6 tháng tuổi”. Nếu có vấn đề gì cần tư vấn trực tiếp, em liên hệ Phòng khám và tư vấn dinh dưỡng, tiết chế của BV Từ Dũ 227 Cống Quỳnh Q1 (đối diện cổng Cấp cứu), thời gian tư vấn từ 8h-11h sáng từ thứ 2 đến thứ 6. Nếu cần đặt lịch hẹn thì em gọi 08.5404.2829 (nội bộ 228-606).
Trân trọng,
Bs. Võ Thị Đem
Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Tiết chế - BV Từ Dũ
Con em tính theo cân nặng và tuổi hiện tại thì vẫn nằm trong giai đoạn phát triển bình thường. Nếu em bé không chịu bú sữa công thức thì em có thể đổi sữa khác xem bé có chịu bú không? Bé cũng giống như người lớn, khi vui ăn nhiều, khi bệnh thì biếng ăn tạm thời. Bé ăn tôm và sữa chua vài ngày thì cũng sẽ ngán, nên em yên tâm bé cũng không ăn nữa.
Trẻ dưới 1 tuổi, sữa là thức ăn chính, ngoài ra em cần bổ sung thêm bột ăn dặm thì bé mới phát triển tốt được.
Vào sáng thứ 4 hàng tuần, tại phòng khám trẻ có tổ chức lớp “Hướng dẫn thực hành ăn dặm cho bé trên 6 tháng tuổi”. Nếu có vấn đề gì cần tư vấn trực tiếp, em liên hệ Phòng khám và tư vấn dinh dưỡng, tiết chế của BV Từ Dũ 227 Cống Quỳnh Q1 (đối diện cổng Cấp cứu), thời gian tư vấn từ 8h-11h sáng từ thứ 2 đến thứ 6. Nếu cần đặt lịch hẹn thì em gọi 08.5404.2829 (nội bộ 228-606).
Trân trọng,
Bs. Võ Thị Đem
Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Tiết chế - BV Từ Dũ
Mời bạn đưa bé đến Khoa Phục hồi chức năng - Lầu 1 làng Hòa Bình BV Từ Dũ để bác sĩ khám trực tiếp và có hướng khắc phục cụ thể.
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Nếu rốn bé không sưng đỏ, không chảy dịch thì không sao. Muốn biết chính xác thì bạn phải đưa bé đi khám bệnh.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên xem biểu đồ tăng trưởng trong sổ sức khỏe của bé để tự theo dõi được sự phát triển của con mình hàng tháng. Hiện tại, cân nặng và chiều cao của bé bình thường nhưng cân nặng phát triển kém hơn chiều cao.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Sau khi cho bé bú, bạn cần vác đứng 30 phút mới đặt bé nằm xuống. Bạn nên cho bé nằm trên gối chống trào ngược (mua ở BV Nhi đồng 1). Ợ hơi là do bé nuốt hơi nhiều, không phải do bé bú no. Ban ngày bé ngủ ít có thể do nhiệt độ phòng nóng hoặc ồn nên ngủ không ngon giấc.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé bị bệnh nhiễm trùng sẽ làm cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng, khiến kém tăng cân.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn có thể cho bé tiêm ngừa sởi từ 9 tháng tuổi trở đi. Mũi Sởi-quai bị- rubella đến 12 tháng tuổi mới bắt đầu tiêm được. Tốt hơn hết là bạn nên cho bé tiêm mũi sởi đơn lúc 9 tháng tuổi, đến 15-18 tháng tuổi thì tiêm mũi sởi-quai bị-rubella. Con bạn chưa suy dinh dưỡng nhưng cân nặng ở mức trung bình kém.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Nếu bé vẫn lên cân đều mỗi tháng ít nhất 600g là bú đủ. Nếu ban ngày bé bú ít thì bạn có thể pha thêm 1-2 muỗng sữa công thức vào trong bình sữa mẹ.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bệnh lý vàng da của trẻ sơ sinh đã được điều trị chiếu đèn thì không ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại. Em bé non tháng nên đường tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ, vì thế, dung nạp sữa chậm và dễ bị viêm ruột. Chúng tôi đang điều trị cho bé theo phác đồ điều trị. Bạn nên vắt sữa đều đặn mỗi 3 giờ để duy trì nguồn sữa mẹ và gửi sữa cho bé để tập cho bé tiêu hóa sữa. Trẻ non tháng cơ địa rất yếu ớt nên không thể hồi phục nhanh như chúng ta mong muốn. Chúng tôi luôn cố gắng hết sức để bé mau được ra viện.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Trước hết, môi trường phòng ngủ phải phù hợp. Nghĩa là nhiệt độ khoảng 26 độ, thoáng, tắt hết đèn, yên tĩnh. Thứ hai, bạn cần tập cho bé phản xạ đi ngủ. Mỗi tối, đến đúng giờ là bạn cho bé tắm nhanh hoặc lau người bằng nước ấm, massage nhẹ nhành bằng dầu massage có mùi nhẹ dịu, vô giường hát ru hoặc kể chuyện, đọc thơ. Không cần bé phải hiểu nội dung, không cần phải hay, quan trọng là bé được nghe giọng nói êm dịu, có âm điệu lên xuống. Mỗi bước bạn thực hiện trong 10 phút. Bạn có thể cho bé ôm gối ôm, hoặc nằm nghiêng trên giường và bạn ôm nhẹ bé vào lòng. Không bế bé để ru ngủ vì khi đặt xuống bé sẽ thức dậy, cần tập cho bé tự ngủ. Thứ ba, cần đảm bảo bé đủ no và mặc quần áo thoáng mát, rút mồ hôi vì đói bụng hoặc bí hơi cũng làm bé khó ngủ.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Con bạn 2 tuần tuổi, gần đây bé có biểu hiện thở nhanh và run tay chân về đêm, khi bế bé lên trẻ nín. Điều này không bình thường ở trẻ sơ sinh. Có nhiều khả năng con bạn bị lạnh về đêm. Bạn cần kiểm tra xem nhiệt độ phòng có lạnh? Nếu nằm máy điều hòa nên chỉnh nhiệt độ 28 độ. Tay chân trẻ có lạnh? Bạn cần giữ thân nhiệt trẻ 36,5 -37 độ.
Chúc bạn thành công!
BS. Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ
Bạn không cho biết khi sinh con bạn nặng mấy cân? chiều cao trẻ đạt bao nhiêu cm? Trẻ sinh đủ tháng cân nặng trung bình tại thời điểm 2.5 tháng đạt 5.7 kg là bình thường. Trẻ bú mẹ thông thường quen núm vú mẹ mềm, sữa mẹ thơm nên khi bú núm vú cao su hôi, sữa bột lại không thơm nên trẻ chê không bú. Để biết trẻ bú có đủ không bạn cần quan sát trẻ xem trẻ ngủ có yên giấc? Trung bình trẻ bú đủ sẽ ngủ 1 giấc dài 2-3 giờ dậy đòi bú. Khi bú no bụng căng tròn. Trẻ tăng cân trung bình 1kg mỗi tháng trong 3 tháng đầu là đạt chuẩn. Tùy theo dạ dày mỗi trẻ mà có trẻ bú 1 lúc nhiều hay ít sữa. Lượng sữa trẻ nhập nhiều ít không quan trọng bằng việc trẻ tăng cân tốt hay không. Để trẻ ngủ không giật mình bạn nên cho trẻ tắm nắng mỗi ngày 15-30 phút và không nên đánh thức trẻ khi trẻ đang ngủ. Khi trẻ đói tự trẻ sẽ dậy đòi bú.
Chúc bạn thành công!
BS. Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ
Trẻ bú mẹ hoàn toàn thông thường phân lỏng, có hột, bọt, hơi tanh, trẻ đi ngoài nhiều lần nhưng không đau bụng, vẫn tăng cân tốt. Bạn không cho biết trong 12 ngày đầu này trẻ có tăng cân? tăng được mấy gr? Bạn cần cho trẻ bú mẹ đúng cách, bú xong bế trẻ đầu cao 15-30 phút để tránh ọc sữa cho trẻ.
Chúc bạn thành công!
BS. Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ
Bạn không cho biết trẻ sinh đủ tháng hay thiếu tháng, cân nặng có phù hợp tuổi thai khi sinh? Tình trạng nước ối khi trẻ còn trong bụng mẹ như thế nào…tất cả các yếu tố đó đều có liên quan đến tình trạng da nhăn nheo của con bạn. Để khắc phục tinh trạng da nhăn nheo bạn cần cho trẻ bú mẹ tích cực. Trẻ tăng cân tốt sẽ nhanh chóng phục hồi tình trạng da nhăn.
Chúc bạn thành công!
BS. Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ
Con bạn được 2 tháng 5 ngày nặng 5,2 kg, lúc sinh mổ được 2,8kg, bú mẹ hoàn toàn, như vậy là trẻ phát triển dinh dưỡng tốt. Trẻ bú mẹ hoàn toàn có sức đề kháng tốt, ít bị viêm nhiễm so trẻ bú bình và trẻ thường đi phân hơi lỏng, có nhày, có bọt, có hạt như hoa cà hoa cải, trẻ có thể đi ngoài nhiều lần, thậm chí bú trên đi ngoài ở dưới, nhưng trẻ vẫn tăng cân tốt, ăn ngủ dễ. Vì thế hiện tượng đi ngoài của con bạn vẫn nằm trong giới hạn bình thường của trẻ bú mẹ, bạn đừng quá lo lắng.
Chúc bạn thành công!
BS. Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ
Bạn không cho biết con bạn gần 6 tháng tuổi phát triển dinh dưỡng như thế nào? Cân nặng kg? chiều cao đạt cm? chế độ ăn hiện tại của trẻ ngoài sữa mẹ có dặm thêm gì khác? trẻ có bị đau bụng mỗi khi đi ngoài, có quấy khóc? Có ảnh đến giấc ngủ của trẻ và sự phát triển dinh dưỡng của trẻ? Nếu như trẻ tăng cân đạt chuẩn thì bạn đừng quá lo lắng, đa phần trẻ bú mẹ thường dễ tiêu, phân thường hơi lỏng, có bọt, có hạt như hoa cà hoa cải, trẻ có thể đi ngoài nhiều lần, thậm chí bú trên đi ngoài ở dưới, nhưng trẻ vẫn tăng cân tốt, ăn ngủ dễ. Nếu việc đi ngoài như thế ảnh hưởng nhiều đến thể trạng của trẻ thì bạn cần đưa trẻ đi khám BS chuyên khoa nhi để có thể xét nghiệm phân tìm nguyên nhân.
Chúc bạn thành công!
BS. Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ
Bạn không cho biết con bạn 3 tháng 6 ngày tuổi phát triển dinh dưỡng như thế nào? Cân nặng kg? chiều cao đạt cm? Tình trạng đi tiêu như thế kéo dài nhiều tháng nay có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và giấc ngủ của trẻ? Trẻ bú mẹ hoàn toàn có sức đề kháng tốt, ít bị viêm nhiễm so trẻ bú bình và trẻ thường đi phân hơi lỏng, có bọt, có hạt như hoa cà hoa cải, trẻ có thể đi ngoài nhiều lần, thậm chí bú trên đi ngoài ở dưới, nhưng trẻ vẫn tăng cân tốt, ăn ngủ dễ. Khi nuôi con bằng sữa mẹ bạn nên chú ý đến chế độ ăn của mẹ có thể ảnh hưởng đến trẻ. Nếu trẻ đi phân kéo dài như thế nhiều tháng mà không ảnh hưởng tổng trạng và giấc ngủ trẻ thì bạn nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ. Nếu tình trạng đi ngoài ảnh hưởng đến trẻ, làm trẻ còi cọc thì bạn nên cho trẻ khám BS chuyên khoa tiêu hóa để tim nguyên nhân.
Chúc bạn thành công!
BS. Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ