Tiêm ngừa mũi lao
Hỏi - 22/06/2016
Bạn có thể đưa bé đến bệnh viện Từ Dũ các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 6, địa chỉ 227 Cống Quỳnh, khu M1 (Phòng khám trẻ em) để bé được tiêm ngừa lao.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Hỏi - 22/06/2016
Trả lời
Bạn có thể đưa bé đến bệnh viện Từ Dũ các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 6, địa chỉ 227 Cống Quỳnh, khu M1 (Phòng khám trẻ em) để bé được tiêm ngừa lao.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé của bạn tăng cân trong giới hạn bình thường, không cần phải bú thêm sữa ngoài. Nếu bạn ít sữa thì nên cho bé bú nhiều cữ hơn, sau khi cho bú thì vắt hết sữa còn lại trong vú ra. Đồng thời, bạn cần uống thêm sữa “bà bầu”, ăn thịt bò, trứng…để tăng lượng sữa.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đi đưa bé đi khám bệnh để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Nếu bé bị nghẹt mũi kéo dài thì bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa tai mũi họng để tìm nguyên nhân. Bé tự lắc đầu thì không ảnh hưởng đến não, chỉ khi bị người lớn rung lắc thì mới gây ra chấn thương não. Bộ phận sinh dục của bé sẽ còn thay đổi khi bé lớn hơn. Nếu bé đủ 2 “viên đạn”, không bị bên nào phồng to bất thường thì bạn không cần lo lắng.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa Tai mũi họng.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đưa bé đến bệnh viện khám chuyên khoa nội thần kinh hoặc vật lý trị liệu để được chẩn đoán chính xác.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên xem lại phòng ngủ có nóng không, nhiệt độ thích hợp là 25-26 độ C.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa ngoại để xem bé có bị hẹp bao qui đầu không. Hẹp bao qui đầu nếu nhẹ thì sẽ tự khỏi khi lớn lên, nếu nặng mà không can thiệp kịp thời, để bé bị viêm nhiễm đường tiểu tái đi tái lại thì sẽ ảnh hưởng đến thận…Bụng em bé nếu to bất thường thì cần được siêu âm kiểm tra. Bạn nên đưa bé đến bệnh viện Nhi đồng.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ nhỏ nhưng nếu sữa bị nhiễm khuẩn thì sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Sữa mẹ mới vắt vẫn còn những tế bào miễn dịch và kháng thể nhưng sữa đã trữ lạnh thì không còn những ưu điểm này nữa mà còn có nguy cơ nhiễm khuẩn nếu cách trữ sữa không đúng. Sữa mẹ còn có thể là nguồn lây các siêu vi như CMV, HIV….Vì vậy, người cho sữa phải đảm bảo không bị các bệnh lý này. Cái khó là có nhiều bệnh nhiễm siêu vi không triệu chứng nên chỉ phát hiện được khi làm xét nghiệm. Bệnh viện chưa có dịch vụ trữ lạnh sữa mẹ, chỉ nhận sữa mới vắt. Ngoài ra, nếu sức khỏe mẹ bình thường, cuộc mổ không có biến chứng thì thời gian nằm ở phòng Hồi sức chỉ khoảng 3 giờ. Khi mẹ ra khỏi phòng Hồi sức thì bé sẽ được về nằm cùng với mẹ. Việc bé sơ sinh được bú sữa mẹ ngay sau sinh rất tốt nhưng quan trọng hơn là bé được duy trì bú sữa mẹ bao nhiêu lâu. Sữa công thức không tốt bằng sữa mẹ nhưng cũng không phải là chất cực độc, không nên “bài trừ” nó một cách quá cực đoan. Nếu sau sinh bé bú vài cữ sữa công thức nhưng bạn lại cho bé bú mẹ được suốt thời gian sau đó thì vẫn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé. Thế giới không bao giờ có sự hoàn hảo, bạn không nên quá cầu toàn khiến tâm lý lo lắng căng thẳng, ảnh hưởng đến bào thai.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé có thể bị trào ngược dạ dày thực quản khiến bú no mà vẫn ngủ không ngon giấc. Bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa sơ sinh hoặc tiêu hóa, nếu cần thì bác sĩ sẽ cho siêu âm bụng. Ngoài ra, bạn cần học cách tập cho bé tự ngủ. Bạn có thể tham khảo bài “Tập trẻ sơ sinh ngủ ngoan” trên trang web của Bệnh viện Từ Dũ.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa Vật lý trị liệu để xem bé có bị tật vẹo cổ hay lép mặt bẩm sinh để điều trị cho bé. Nếu đầu dài do sinh khó thì sẽ tự khỏi.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé 6 tháng tuổi có thể cho uống thêm nước cam, pha loãng tỷ lệ 1/10, tối đa 90-120 mL/ngày. Việc pha loãng nước cam với tỷ lệ như vậy để hạn chế việc phải dùng đường để làm ngọt nước cam và tránh làm bé no ngang, ảnh hưởng đến việc uống sữa và ăn dặm. Việc cho uống nước trái cây cũng giống như ăn dặm, cần tập từ từ và “không thua cuộc”. Có nghĩa là có thể lần đầu thử bé sẽ không thích, bạn có thể pha loãng hơn hoặc đổi sang nước trái cây khác và sẽ tập uống lại sau một thời gian.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa ngoại thần kinh để được chẩn đoán chính xác.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé ngày nào cũng khóc 1 giờ cố định, khóc kéo dài trên 3 giờ và kéo dài 2 tuần nay thì có thể bé bị đau bụng kiểu colic. Đau bụng colic sẽ tự hết khi bé được 3-4 tháng tuổi. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên đưa con đi khám để xem bé có bệnh lý gì khác không nhé.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Để rèn ngủ, trước tiên cần tập nếp sinh hoạt cố định cho bé. Ngày của bé bắt đầu lúc 6 giờ thì 18 giờ sẽ bắt đầu ngủ đêm. Nếp sinh hoạt cho bé 4 tuần tuổi như sau:
Ngày bé bú 3 giờ/ lần, sau bú bé chơi chút rồi ngủ 1 giấc khoảng 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng. Như vậy giờ dậy bú sẽ lần lượt là 6 giờ, 9 giờ, 12 giờ, 15 giờ, 16 giờ, 18 giờ. Bé ngủ 3 giấc 1.5 tiếng, sau cữ ăn 16 giờ bé có thể chơi 1 chút và ngủ 1 giấc 30 phút sau đó dậy, đi tắm, bú cữ 18 giờ rồi đi ngủ. Đêm bé bú 2 lần vào lúc 21-22 giờ và lúc 1-2 giờ sáng. Đêm bé ngủ liên tục, không chơi.
Cần tạo tín hiệu cho bé biết đến giờ đi ngủ. Bé 4 tuần tuổi ngủ thường chới với tay chân nên rất dễ giật mình. Mẹ nên quấn khăn nhẹ nhàng giúp giữ tay bé áp vào người. Kéo rèm lại để giảm ánh sáng, giữ căn phòng mát và yên tĩnh. Chọn 1 bài nhạc không lời nhẹ nhàng riêng biệt để khi bật lên bé nghe sẽ biết đến giờ ngủ. Mẹ có thể bế bé trong tay đến khi bé mơ màng nhưng vẫn chưa ngủ thì đặt bé lên giường. Dùng gối chặn cho bé nằm hơi nghiêng. Vỗ nhịp nhàng vào mông bé để trấn an. Tuyệt đối không bế đến khi bé ngủ say vì bé sẽ ngủ phụ thuộc vào việc bế, khi đặt xuống giường bé sẽ tỉnh ngay.
Bé 4 tuần mà mẹ để cho bé thức đến 3 tiếng là quá lâu, khiến não bé trở nên quá phấn khích, rất khó vào giấc ngủ. Mẹ nên tập nhận ra dấu hiệu buồn ngủ của con, ví dụ như ngáp, giụi mắt… để nhanh chóng cho con đi ngủ ngay.
Chúc bạn thành công.
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ D
Thật sự rất khó hình dung rốn bé theo lời mô tả của chị. Chị nên đưa bé đi khám nhé.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Cân nặng và chiều cao của bé như vậy là nằm trong giới hạn bình thường. Với lượng ăn hàng ngày khá tốt như vậy thì khả năng bé bị thiếu chất rất ít.
Nếu bé mới bị ngủ giật mình hoảng hốt trong khoảng thời gian gần đây thì mẹ nên tìm hiểu xem gần đây có ai hoặc sự việc gì xảy đến với bé khiến bé hoảng sợ và ám ảnh hay không. Hoặc có thể có xáo trộn gì đó trong gia đình làm chệch nếp sinh hoạt thường ngày của bé, hay bé phải đột ngột xa cách người thường xuyên chăm sóc bé chẳng hạn. Nếu bé đang tập một kỹ năng vận động mới (như tập bò, tập đứng vịn), bé có thể ngồi dậy tập trong lúc đang ngủ khiến bé giật mình và khóc. Nếu vẫn không tìm thấy các nguyên nhân trên, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ nhé.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé 5 tháng đôi khi chỉ bú 1 lần trong đêm và có bé đã có thể ngủ suốt đêm không cần bú. Để đảm bảo lượng sữa mẹ không giảm do bé không bú đêm, chị nên vắt sữa mỗi 4-5 giờ/lần trong đêm.
Bé tiểu được khoảng 9 lần/ngày nghĩa là bé bú đủ. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu cho bé nên mẹ không cần cho bé bú sữa công thức làm gì. Mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm khi bé được tròn 6 tháng (180 ngày) nhé.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé có bú sữa mẹ sẽ đi phân lỏng hơn bé bú sữa công thức hoàn toàn. Nếu phân không có đàm, máu thì không phải bệnh lý.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Nước tiểu vàng thấm vào quần không giặt sạch được có thể do có nhiều bilirubin trực tiếp, liên quan đến bệnh lý gan mật. Để xác định chính xác cần phải khám bệnh, nếu cần thiết sẽ xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm gan mật.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Trẻ nhỏ lên xe thường ngủ nên ít bị say xe như người lớn. Bé có thể bị mệt do nắng nóng, do thay đổi lịch sinh hoạt bình thường nên quấy, khó ngủ. Nếu chỉ rối loạn tạm thời thì không sao. Cũng cần nói thêm là khám định kỳ của trẻ em không giống như khám sức khỏe định kỳ của người lớn. Việc khám định kỳ của trẻ em là để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, phát triển tâm lý, vận động là chính yếu. Nếu khám lâm sàng có nghi ngờ bệnh lý gì thì mới làm xét nghiệm.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ