Tiêm ngừa cho trẻ
Hỏi - 21/01/2015
Bạn có thể cho bé tiêm ngừa tại bệnh viện nếu bạn muốn. Có thể cho uống ngừa rotavirus cùng lúc với tiêm ngừa vắc-xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 dịch vụ.
Thân mến.
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Hỏi - 21/01/2015
Trả lời
Bạn có thể cho bé tiêm ngừa tại bệnh viện nếu bạn muốn. Có thể cho uống ngừa rotavirus cùng lúc với tiêm ngừa vắc-xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 dịch vụ.
Thân mến.
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Trước tiên tôi xin đính chính lại xét nghiệm HbsAg và HBeAg.
Với mẹ nhiễm viêm gan B có HBsAg dương tính (cơ thể đang bị nhiễm siêu vi B) và HBeAg âm tính (siêu vi B đang trong giai đoạn nằm yên, không sinh sôi nảy nở) thì ngay sau sinh trong vòng 12 giờ, bé được tiêm một liều HBIG (Hepatitis B Immune Globulin) và một mũi vaccin ngừa viêm gan B thông thường. HBIG không phải là chủng ngừa mà là chủng dự phòng cho bé có kháng thể ngay để đề kháng với viêm gan B nếu mẹ bé mang virut viêm gan B. Vaccin được tiêm nhắc lại vào thời điểm tháng thứ hai và tháng thứ tư sau sinh. Globulin miễn dịch kháng viêm gan B để tạo miễn dịch thụ động và một mũi vaccine viêm gan B tái tổ hợp để tạo miễn dịch chủ động. Hiện bênh viện Từ Dũ đang chích loại Hepatitis B Immune Globulin Human có tên biệt dược là Hepabig 100UI, có giá là 338.000 đồng (trẻ phải chích 200UI, tức là 2 lọ có giá 676.000 đồng) và một mũi Gene - HBvax (vaccine viêm gan siêu vi B của chương trình tiêm chủng mở rộng).
Để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho bé từ mẹ thì sau khi sinh bé cần được tiêm ngừa viêm gan B trong vòng 12 - 24 giờ đầu sau sinh. Khi đó bé sẽ có hơn 95% cơ hội không bị mắc viêm gan B sau này. Nếu không tiêm phòng đúng cách (hoặc tiêm phòng quá muộn), bé có nguy cơ viêm gan B rất cao.
Khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh thì tỷ lệ lây nhiễm HBV theo đường dọc (từ mẹ con) giảm từ 90% xuống còn khoảng 1,1 - 15%. Tỷ lệ này có khoảng thay đổi khá rộng liên quan rất nhiều đến sự tuân thủ của bệnh nhân vào chương trình theo dõi sau tiêm phòng hay không. Do vậy chị nên theo dõi thai kỳ chặt chẽ và cả trong thời kỳ sau khi sinh.
Một trong những kiểu lây nhiễm HBV cần quan tâm là lây nhiễm qua sữa mẹ. Một vài nghiên cứu cho thấy trong sữa mẹ có một số lượng nhỏ HBsAg, nhưng bú mẹ không làm tăng nguy cơ lây nhiễm HBV từ bà mẹ mang HBsAg (+) sang cho con. Ngoài ra, khi trẻ sơ sinh được dùng HBIG và vaccin sẽ giúp trẻ chống lại được nhiễm HBV. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trẻ sơ sinh có thể bú mẹ ngay sau khi sinh với điều kiện có chủng ngừa như đã nêu trên. Bú bình được đề nghị cho những trẻ con của bà mẹ có núm vú bị nứt hay nhiễm khuẩn vú.
Chúc chị có một thai kỳ khỏe mạnh!
DS. CKI. Huỳnh Kim Hằng
Khoa dược - BV. Từ Dũ
Nếu bé bú ít hơn 1000 mL sữa công thức mỗi ngày thì cần uống 400 UI vitamin D mỗi ngày. Bé bú mẹ tăng cân ít hay nhiều là phu thuộc chế độ ăn của mẹ có đủ dinh dưỡng hay không. Từ 3 đến 6 tháng tuổi, nếu tăng cân mỗi tháng ít nhất 600g là bình thường. Nếu bạn thấy biểu đồ tăng trưởng của bé vẫn trong giới hạn bình thường và tăng cân ít nhất được 600g mỗi tháng thì có thể yên tâm.
Thân mến.
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé của bạn bị tiêu chảy cấp, cần được khám bệnh để có cách điều trị phù hợp.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đưa bé đi khám bệnh vì bé bị viêm hô hấp. Thời gian uống Bioacimin bao nhiêu lâu là tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể của mỗi bé. Muốn xác định đúng phải qua thăm khám trực tiếp. Bạn có thể hỏi bác sĩ khám bệnh cho bé để được tư vấn.
Thân mến.
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Chụp cộng hưởng từ không giúp chẩn đoán được tất cả các trường hợp bại não. Bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa Nội thần kinh để bé được chẩn đoán chính xác. Bên cạnh đó, bạn cần đưa bé đi tập vật lý trị liệu và kiên trì tập luyện cho bé nhiều năm.
Chúc bạn nhiều nghị lực.
Thân mến.
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa dinh dưỡng. Xin lỗi vì chúng tôi không thể không khám bệnh mà chẩn đoán và điều trị.
Thân mến
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bệnh chàm sữa là do cơ địa, sẽ dần dần giảm và khỏi khi bé lớn hơn. Bú sữa bột có thể làm tình trạng chàm trầm trọng thêm. Bạn thử kiêng thịt bò xem bé có đỡ chàm không, nếu không đỡ thì ăn lại bình thường. Bé không trong giai đoạn chàm cấp tính thì vẫn có thể tiêm ngừa được bình thường. Bạn nên đưa bé đi bệnh viện Nhi đồng để được khám và điều trị, tiêm ngừa. Không nên tự ý không cho bé đi tiêm ngừa như vậy, sẽ không có lợi cho sức khỏe của bé.
Thân mến
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Em bé của bạn đang bị biếng ăn, cần được khám và điều trị ở chuyên khoa Dinh dưỡng.
Thân mến.
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn không nên bế ngay khi bé khóc mà nên tập cho bé tự ngủ. Bạn có thể cho bé nằm nghiêng ôm gối ôm, tay ôm giữ hai tay bé và vỗ về, hát ru bé để bé tự ngủ. Con bạn phát triển bình thường. Bạn chỉ ăn chín uống sôi, kiêng những chất kích thích và gây dị ứng đối với bạn là được. Vết mổ lành tốt hay không là do giữ vệ sinh sạch sẽ, không để nhiễm trùng và do cơ địa, không liên quan ăn uống. Bạn nên đi khám bệnh và báo cho bác sĩ biết đang cho con bú, bác sĩ sẽ chọn những thuôc không ảnh hưởng đến sữa mẹ.
Chúc bạn và bé khỏe.
Thân mến
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Nếu bé vẫn lên cân bình thường, phân không đàm máu thì không phải lo lắng.
Thân mến.
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên cho bé tái khám và tư vấn tại bệnh viện Da liễu và tuân thủ điều trị của bác sĩ. Bệnh viêm da cơ địa có thể cần thời gian dài để điều trị, bạn không nên nôn nóng.
Thân mến.
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé bị tiêu chảy cấp. Bạn nên đưa bé đi khám bệnh.
Thân mến
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Con bạn sẽ được 2 tháng tuổi vào ngày 5/3 nên bé nên chích ngừa vào ngày 25/3.
Thân mến.
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên để rốn hở, không băng hoặc bôi bất kỳ thuốc gì lên rốn. Nếu rốn chưa rụng thì không tắm ướt rốn, thấm khô nếu rốn bị ướt. Có thể lau rốn mỗi ngày hoặc khi rốn bị dính nước tiểu bằng nước muối sinh lý.
Thân mến.
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Lượng máu xét nghiệm 3 lần sẽ không làm bé bị thiếu máu. Bé bú bình dễ bị thiếu máu vì chất sắt trong sữa bột khó hấp thu hơn chất sắt trong sữa mẹ. Nếu không cần thiết thì sẽ không lấy máu làm gì, bạn yên tâm đưa bé đi khám. Bạn nên cho bé bú sữa mẹ vì đây là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé.
Thân mến.
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Em bé trong độ tuổi này bú mỗi 2 giờ một lần là bình thường. Nếu bạn không yên tâm thì đưa bé đi bệnh viện để khám.
Thân mến.
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đưa bé đi khám bệnh để xem bé có bị còi xương do thiếu vitamin D không. Nếu có sẽ được bác sĩ kê toa thuốc phù hợp.
Thân mến.
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đưa bé đi khám để xem bé rụng tóc do thiếu vitamin D hay do thiếu sắt. Xin lỗi vì chúng tôi không thể kê toa thuốc khi không khám bệnh.
Thân mến.
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn có thể thử bổ sung thêm nước cam, nước bưởi (xay luôn cả tép cam/bưởi) hàng ngày cho bé. Lưu ý chọn trái ngọt, hạn chế dùng đường. Bạn cũng nên tăng thêm khẩu phần rau xanh cho bé. Nếu tất cả các biện pháp trên không tác dụng thì đưa bé đi khám chuyên khoa Ngoại nhi để tìm xem có bất thường gì về ruột không.
Thân mến.
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đưa bé đến khám tại bệnh viện Nhi đồng hoặc Từ Dũ.
Thân mến.
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ