Tập bú bình cho bé
Hỏi - 28/01/2016
Bạn nên nhờ người khác trong gia đình tập cho bé bú bình vì khi mẹ bế thì bé chỉ muốn bú mẹ. Bé bú mỗi cữ khoảng 180 mL sữa, mỗi 3 giờ bú một lần.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Hỏi - 28/01/2016
Trả lời
Bạn nên nhờ người khác trong gia đình tập cho bé bú bình vì khi mẹ bế thì bé chỉ muốn bú mẹ. Bé bú mỗi cữ khoảng 180 mL sữa, mỗi 3 giờ bú một lần.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Con em hơn 7 tháng, cháu ăn các loại thực phẩm như thịt cá, trứng, tôm,cua đều được. Lưu ý mỗi bữa nấu một loại thực phẩm (không trộn chung lại với nhau để nấu), để theo dõi bé có bị dị ứng với loại thực phẩm nào không. Mỗi lần tập cho bé ăn một ít rồi từ từ tăng dần. Sữa chua và yaourt, phomai, váng sữa là các sản phẩm từ sữa cũng nên tập cho bé ăn từ từ để theo dõi xem bé có thích nghi được hay không.
Nếu có vấn đề gì cần tư vấn trực tiếp, em liên hệ Phòng khám và tư vấn dinh dưỡng, tiết chế của BV Từ Dũ 227 Cống Quỳnh Q1 (đối diện cổng Cấp cứu), thời gian tư vấn từ 8h-11h sáng từ thứ 2 đến thứ 6. Nếu cần đặt lịch hẹn thì em gọi 08.5404.2829 (nội bộ 228-606).
Thân mến,
Bs. Võ Thị Đem
Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Tiết chế - BV Từ Dũ
Bạn có thể ăn uống như bình thường và uống các thuốc bổ sung như lúc có thai. Con bạn có thể bị viêm da mủ, nên khám bé lại ngay.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Khi được một tháng tuổi, bé sẽ được khám tổng quát để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe. Khi được 2 tháng tuổi sẽ bắt đầu tiêm chủng theo lịch của Chương trình tiêm chủng quốc gia. Bạn có thể gọi Tổng đài 19007234 để đăng ký dịch vụ khám hẹn giờ.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đưa bé đi khám bệnh để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé của bạn bị bệnh lý đường ruột thì liều thuốc quý giá nhất là sữa mẹ. Bạn nên cố gắng uống sữa bà bầu, uống thuốc lợi sữa để có sữa mẹ cho bé, giúp bé mau hồi phục. Bệnh lý nhiễm trùng huyết rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách điều trị ở bệnh viện Nhi đồng cũng chỉ là tiêm kháng sinh giống như ở bệnh viện Kiên Giang. Thư của bạn viết không rõ ràng nên tôi không rõ là bé hiện đang điều trị hay đã xuất viện rồi. Nếu đã xuất viện rồi mà bé vẫn bị tình trạng chướng bụng, nhiều ngày không tự đi tiêu thì có thể bé bị bệnh lý bẩm sinh của ruột, nên tái khám để đánh giá xem tiếp tục điều trị như thế nào, có cần phẫu thuật ngay hay có thể chờ cho bé lớn hơn.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Trong độ tuổi này, bé hay vặn mình, khi lớn hơn sẽ hết. Bạn xem lại nhiệt độ phòng ngủ nên ở khoảng 26-28 độ thì bé mới dễ ngủ. Bé bú không no hoặc bị ướt tã cũng sẽ ngủ không ngon.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Mỗi ngày, bạn vệ sinh răng cho bé bằng gạc và nước muối loãng. Khi nào bé có răng cắm (răng lớn bên trong để nghiền thức ăn) thì cho ăn cơm nhão.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bệnh chồng khớp sọ có thể dừng tiến triển và não phát triển được bình thường. Nếu bệnh tiếp tục tiến triển thì phải mổ để giúp đầu có thể tăng được kích thước. Bệnh não thiếu oxy có thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển tâm thần và vận động nhưng cũng có thể hồi phục được. Cả hai bệnh này đều cần được theo dõi lâu dài mới xác định được có ảnh hưởng đến sự phát triển của bé hay không. Bạn cần tuân thủ chế độ điều trị vật lý trị liệu để giúp bé tăng khả năng hồi phục.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé sơ sinh bú sữa bột có thể đi tiêu mỗi ngày nhưng cũng có thể một tuần chỉ đi tiêu 1 đến 2 lần. Nếu phân bé không bị khô cứng là không phải bị táo bón, không cần phải đổi sữa. Bạn nên cho bé bú sữa mẹ để bé dễ đi tiêu hơn. Bên cạnh đó, bạn nên massage bụng cho bé trước khi bú, nhiều lần trong ngày. Lưu ý dùng dầu dùng cho em bé (baby oil) hoặc dầu thực vật để làm trơn tay trước khi massage cho bé.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé của bạn có cân nặng trong giới hạn bình thường. Bạn nên cho bé bú thêm khoảng 300 mL sữa (3 cữ, mỗi cữ từ 100 mL). Bé nên được phơi nắng sáng và uống thêm 400 UI vitamin D mỗi ngày. Bạn có thể rơ lưỡi cho bé mỗi ngày 3 lần bằng nước muối nếu thấy lưỡi dơ. Nếu không giảm thì cho bé đi khám bệnh vì bé có thể bị nấm miệng.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn tham khảo ở đây:
tudu.vn/vn/suc-khoe-cua-be/be-tang-can-cham-23007/
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Bé của bạn bị thiếu cân. Bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa dinh dưỡng. Bé chỉ nên phơi nắng sáng, không phơi nắng chiều. Bạn cho bé bắt đầu ăn dặm bằng bột, sau đó chuyển sang cháo để bé được ăn nhiều món sẽ không bị chán ăn. Có thể cho ăn thêm trái cây, sữa chua, váng sữa.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Nếu bạn chắc chắn rằng bé chưa được uống Sabin thì có thể đưa bé đến Phòng khám trẻ em dịch vụ BV Từ Dũ để bé được uống vắc-xin. Bạn viết một tờ đề nghị, trong đó trình bày rõ trường hợp của con bạn và đưa cho nhân viên nhận bệnh để được hướng dẫn thêm.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên theo dõi sự phát triển cân nặng và chiều cao của bé dựa vào biểu đồ tăng trưởng trong sổ sức khỏe trẻ em của bé. Nếu cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A là bình thường. Bạn có thể đến y tế phường đề nghị nhân viên y tế hướng dẫn cách đọc biểu đồ tăng trưởng để có thể tự theo dõi bé hàng tháng. Hiện tại, cân nặng của bé bình thường. Ban ngày bé ngủ như vậy là đủ. Càng lớn thì bé sẽ ngủ ngày càng ít lại.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Hiện tại, bé lên cân hơi ít. Việc dùng kháng sinh để điều trị ngay sau sinh cho trẻ không ảnh hưởng đến phát triển thể chất của trẻ sau này. Bé tăng trưởng tốt hay kém phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, cách nuôi con khoa học của cha mẹ và tình trạng sức khỏe của bé. Nếu bé bị bệnh viêm nhiễm nhiều đợt hay bị các bệnh lý bẩm sinh thì không thể phát triển tốt được.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên cho con bạn đi tiêm vắc-xin VGSV B ngay khi sức khỏe của bé ổn định. Sau đó, tiếp tục tiêm cho bé theo lịch tiêm chủng quốc gia. Khi bé được 9 tháng tuổi thì cho bé xét nghiệm máu để kiểm tra.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé của bạn lên cân trung bình. Bé bú sữa không đủ sẽ lên cân ít và ít đi cầu. Bạn nên cho bé bú nhiều cữ hơn và xoa bụng bé nhiều hơn. Nếu bé chậm đi cầu thì bạn có thể dùng que gòn tẩm mật ong để kích thích nhẹ vùng quanh hậu môn, tạo phản xạ đi cầu. Tuy nhiên, bé bú sữa mẹ hoàn toàn không nhất thiết phải đi cầu mỗi ngày mà mỗi tuần có thể chỉ đi cầu 1-2 lần vì sữa mẹ hấp thu rất tốt, phần xác tạo phân rất ít. Nếu bé vẫn vui vẻ, không phình bụng, bú tốt thì không cần phải bơm hậu môn cho bé đi cầu. Bạn có thể cho bé tiêm ngừa ở BV Từ Dũ nhưng nếu tiêm ở cơ sở y tế gần nhà vẫn tốt hơn vì bé đi xa dễ bị bệnh và khi có phản ứng thuốc xảy ra dọc đường đi sẽ khó cấp cứu hơn.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Khi bé mới bú vài phút mà ngủ thì bạn nhẹ nhàng giựt vú ra, đánh thức bé dậy để bé bú tiếp cho no. Bé bú mẹ đi phân như bạn mô tả là bình thường. Mỗi sáng bạn nên cho bé phơi nắng ít nhất 20 phút và cho bé uống 400 UI vitamin D.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé có vấn đề về tiêu hóa, bạn nên đưa bé đi khám bệnh để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Hiện tại, BV Từ Dũ chỉ nhận tiêm vắc-xin Quinvaxem (BH, UV, HG, VGSV B, HIb) cho các bé chưa tiêm 3 mũi cơ bản và dưới 12 tháng tuổi. Nếu bé đã đủ 3 mũi cơ bản rồi, bạn có thể đưa bé đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 sáng thứ 5 hàng tuần để tiêm nhắc mũi 4 bằng vắc-xin DPT (BH, UV, HG).
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ