Tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh
Hỏi - 08/03/2016
Tốt nhất là bạn đưa bé đi khám chuyên khoa mắt ở bệnh viện Nhi đồng để bé được đánh giá lại và có cách điều trị thích hợp.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Hỏi - 08/03/2016
Trả lời
Tốt nhất là bạn đưa bé đi khám chuyên khoa mắt ở bệnh viện Nhi đồng để bé được đánh giá lại và có cách điều trị thích hợp.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Con em hơn 7 tháng, cháu ăn các loại thực phẩm như thịt cá, trứng, tôm,cua đều được. Lưu ý mỗi bữa nấu một loại thực phẩm (không trộn chung lại với nhau để nấu), để theo dõi bé có bị dị ứng với loại thực phẩm nào không. Mỗi lần tập cho bé ăn một ít rồi từ từ tăng dần. Sữa chua và yaourt, phomai, váng sữa là các sản phẩm từ sữa cũng nên tập cho bé ăn từ từ để theo dõi xem bé có thích nghi được hay không.
Nếu có vấn đề gì cần tư vấn trực tiếp, em liên hệ Phòng khám và tư vấn dinh dưỡng, tiết chế của BV Từ Dũ 227 Cống Quỳnh Q1 (đối diện cổng Cấp cứu), thời gian tư vấn từ 8h-11h sáng từ thứ 2 đến thứ 6. Nếu cần đặt lịch hẹn thì em gọi 08.5404.2829 (nội bộ 228-606).
Thân mến,
Bs. Võ Thị Đem
Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Tiết chế - BV Từ Dũ
Bé nhà em hiện tại có cân nặng và chiều cao đạt tiêu chuẩn rồi, em tiếp tục duy trì bữa ăn dặm và sữa như thế. Có thể tăng thêm một chút khi bé có nhu cầu. Khi bé mọc răng sẽ chán ăn, nên ăn chậm, nên khám sức khỏe định kỳ bác sĩ nhi khoa sẽ cho thêm bổ sung sắt, kẽm, canxi, tùy theo tình trạng của bé là tốt nhất. Còn thực phẩm chức năng thì hiện tại giá thành rất đắt, tác dụng không rõ ràng, nguồn gốc xuất xứ không rõ. Em nên cho trẻ ăn đủ bữa, duy trì sữa mẹ, phơi nắng cho trẻ mỗi ngày, vừa tốt cho trẻ vừa đỡ tốn kém.
Nếu có vấn đề gì cần tư vấn trực tiếp, em liên hệ Phòng khám và tư vấn dinh dưỡng, tiết chế của BV Từ Dũ 227 Cống Quỳnh Q1 (đối diện cổng Cấp cứu), thời gian tư vấn từ 8h-11h sáng từ thứ 2 đến thứ 6. Nếu cần đặt lịch hẹn thì em gọi 08.5404.2829 (nội bộ 228-606).
Thân mến,
Bs. Võ Thị Đem
Trưởng Khoa Dinh dưỡng Tiết chế - BV Từ Dũ
Con em hiện tại 9 tháng cân nặng 8.6kg là ổn rồi, rất tiếc không biết chiều dài của trẻ là bao nhiêu. Hiện tại số bữa ăn cháo và sữa của me là đủ rồi (ăn 5-6 cữ/ngày), nhưng số giờ trẻ ngủ ít. Trẻ phải ngủ từ 3-4 giờ, nhờ giấc ngủ sâu não sẽ tiết ra hoocmon tăng trưởng giúp trẻ tăng chiều cao. Trẻ sẽ ăn được trái cây vì gần vị ngọt của sữa, trái cây chua ít ngọt thì phải tập cho trẻ ăn quen dần. Mời em đến bệnh viện Từ Dũ phòng khám trẻ tham dự lớp ăn dặm hàng tuần.
Nếu có vấn đề gì cần tư vấn trực tiếp, em liên hệ Phòng khám và tư vấn dinh dưỡng, tiết chế của BV Từ Dũ 227 Cống Quỳnh Q1 (đối diện cổng Cấp cứu), thời gian tư vấn từ 8h-11h sáng từ thứ 2 đến thứ 6. Nếu cần đặt lịch hẹn thì em gọi 08.5404.2829 (nội bộ 228-606).
Thân mến,
Bs. Võ Thị Đem
Trưởng Khoa Dinh dưỡng Tiết chế - BV Từ Dũ
Bé sinh ra 2.3 kg là nhẹ cân nhưng đến thời điểm con em 7 tháng cân nặng 9kg là đạt tiêu chuẩn. Sau 6 tháng, bé bắt đầu biếng ăn vài ngày do mọc răng, tập bò, tập ngồi… Sau đó, bé sẽ ăn bù lại không cần phải lo lắng nhiều. Em vẫn tiếp tục duy trì cho bé bú sữa mẹ và bắt đầu tăng dần số bữa ăn dặm cho bé mỗi ngày theo từng tháng tuổi. Mời em đến bệnh viện Từ Dũ để tham dự lớp hướng dẫn nấu bữa ăn dặm cho trẻ.
Nếu có vấn đề gì cần tư vấn trực tiếp, em liên hệ Phòng khám và tư vấn dinh dưỡng, tiết chế của BV Từ Dũ 227 Cống Quỳnh Q1 (đối diện cổng Cấp cứu), thời gian tư vấn từ 8h-11h sáng từ thứ 2 đến thứ 6. Nếu cần đặt lịch hẹn thì em gọi 08.5404.2829 (nội bộ 228-606).
Thân mến,
Bs. Võ Thị Đem
Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Tiết chế - BV Từ Dũ
Bé của bạn nên uống ít nhất mỗi ngày 600-800 ml sữa. Ăn bột không cần nhiều nhưng bạn cần tập cho bé ăn đa dạng thức ăn, có nghĩa là nấu cháo hoặc pha bột với các loại rau/củ, thịt, cá, lòng đỏ trứng, gan. Trước 9 tháng tuổi không cho bé ăn các thực phẩm có thể gây dị ứng như hải sản, thịt bò. Thịt vịt thường khó tiêu và dai nên không cho bé ăn. Bạn có thể pha loãng nước trái cây ép để giảm độ chua hoặc ngọt.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn có thể đưa bé đến tiêm Quinvaxem ở bệnh viện Từ Dũ các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 6.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé ngủ vặn mình là bình thường, sẽ tự hết khi lớn hơn. Bạn nên cho bé phơi nắng sáng và uống 400 UI vitamin D để phòng ngừa còi xương. Sau khi cho bé bú, bạn cần vác đứng bé ít nhất 20 phút mới đặt nằm xuống để giảm hiện tượng trớ sữa. Bạn vào trang web của bệnh viện để tìm đọc bài “Tập bé sơ sinh ngủ ngoan” để có thêm thông tin về giấc ngủ của trẻ sơ sinh.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn cần cho bé uống nhiều nước, uống nước cam hoặc nước bưởi mỗi ngày, ăn thêm nhiều rau xanh, chuối/đu đủ/xoài chín/ khoai lang…Bạn cũng có thể cho bé ăn sữa chua trộn với hạt chia để làm xốp phân.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Nếu bé không sốt, không ho, chỉ khò khè sau khi bú thì có thể do bị trào ngược dạ dày thực quản. Sau khi cho bé bú, bạn cần vác đứng bé ít nhất 20 phút mới đặt nằm xuống và phải kê lưng và đầu để bé nằm tư thế vai-đầu cao. Nếu có kèm ho, ọc sữa thì phải đi khám bệnh.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bệnh não mô cầu ở Việt Nam thường do vi khuẩn não mô cầu type A gây ra nên nếu bạn có điều kiện thì nên tiêm thêm cho bé vắc-xin não mô cầu AC. Khoảng cách tiêm giữa 2 vắc-xin ít nhất là 1 tháng.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn gọi tổng đài 1080 để đăng ký tiêm vắc-xin Pentaxim. Lần uống vắc-xin ngừa tiêu chảy thứ 2 cách lần thứ 1 ít nhất là 1 tháng (có nghĩa là trên 1 tháng cũng được) và phải trước 6 tháng tuổi nếu dùng vắc-xin Rotarix. Nếu uống vắc-xin Rotateq thì khoảng cách giữa 2 lần là 4-10 tuần, uống tổng cộng 3 lần và lần thứ 3 phải trước 32 tuần tuổi.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Hiện tại bệnh viện đã hết vắc-xin não mô cầu. Bạn có thể đưa bé đến bệnh viện để chích ngừa phế cầu.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Khi rửa bộ phận sinh dục ngoài của bé gái, phải rửa cả môi nhỏ. Bạn có thể dùng dầu dừa/oliu để bôi làm mềm mảng dơ bám tại đây trước khi rửa. Bạn nên dùng bông gòn và nước ấm để làm vệ sinh vùng kín của bé sau khi đi tiêu. Bạn có thể thay tã cho bé mỗi 3 giờ một lần nếu sử dụng tã giấy có chất lượng thấm hút tốt, khô thoáng bề mặt.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Ban nên cho bé đi tái khám lại để được điều trị và hướng dẫn thêm. Bạn nên khám ở bệnh viện mắt hoặc bệnh viện Nhi Đồng để nếu cần bác sĩ có thể thông tuyến lệ cho bé.
Thân mến,
BS Trần Thị Minh Thảo
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Có một số trẻ bị vàng da khi bú sữa mẹ. Tuy nhiên vàng da gây ra do sữa mẹ hoàn toàn lành tính, bé vẫn bú và lên cân tốt và không cần điều trị gì. Bạn nên cho bé uống mỗi ngày 400 UI vitamin D và phơi nắng sáng mỗi ngày để phòng ngừa còi xương cho bé. Mẹ nên uống thêm viên bổ sung canxi, uống mỗi ngày 2 ly sữa bà bầu.
Thân mến,
BS Trần Thị Minh Thảo
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đưa bé đi khám để bác sĩ tìm nguyên nhân lười bú và điều trị thích hợp.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé bạn vừa chích 5 trong 1, như vậy khoảng 2 tuần sau bạn có thể lên Từ Dũ uống ngừa tiêu chảy. Nếu bạn gọi tổng đài 19007234 để đăng ký dịch vụ hẹn giờ thì sẽ nhanh hơn, và đảm bảo không bị hết số khi đến nơi.
Thân mến,
BS Trần Thị Minh Thảo
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé của bạn ngủ không ngon, hay bị ọc sữa, có dấu hiệu sốt. Như vậy, bé đang có vấn đề về sức khỏe bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ để được theo dõi và điều trị thích hợp, không nên tự ý dùng thuốc.
Thân mến,
BS Trần Thị Minh Thảo
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên dành nhiều thời gian hơn để chơi với bé, đọc những truyện tranh đơn giản dành cho tuổi nhà trẻ cho bé nghe. Lưu ý khuyến khích bé tham gia vào câu chuyện như giả tiếng của các con vật, chào, tạm biệt….Không cho bé xem tivi, chơi Ipad…Cho bé chơi nhiều hơn với các bé cùng lứa tuổi. Nếu sau 3 tháng nữa vẫn không cải thiện thì bạn cho bé khám lại ở Khoa Tâm lý bệnh viện Nhi Đồng (1 hoặc 2).
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé của bạn có cân nặng rất tốt. Ở tháng tuổi này thường rơi vào tình trạng biếng ăn sinh lý, cân cũng không tăng nhiều như 3 tháng đầu. Bạn không cần lo lắng. Thông thường, ở tháng này bé thường chỉ bú khá vào lúc buồn ngủ, bạn nên điều chỉnh cữ bú vào những giờ này. Khi bé thức nên cho bé bú ở nơi ít người qua lại và không có quá nhiều vật gây sự chú ý của bé để tránh việc bé không tập trung bú.Bé 4 tháng bạn có thể tập ăn dặm. Tuy nhiên không nên cho bé ăn nhiều và chỉ nên cho ăn bột với rau củ, không ăn thịt/cá. Mặc dù bé ăn tốt nhưng nếu ăn nhiều sẽ dễ gây rối loạn tiêu hóa.
Thân mến,
BS Trần Thị Minh Thảo
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ