Rốn bé bị đứt
Hỏi - 11/05/2016
Bạn cần đưa bé đi khám bệnh để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Hỏi - 11/05/2016
Trả lời
Bạn cần đưa bé đi khám bệnh để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn có thể liên hệ khoa Phục hồi chức năng, Lầu 1, Làng Hòa Bình 284 Cống Quỳnh Q1 để khám và tập vật lí trị liệu cho bé. Khoa có làm việc thứ 7: 7-11h, chủ nhật nghỉ.
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Cân nặng và chiều cao của bé bình thường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lười bú trong giai đoạn này. Bé có thể lười bú do thiếu máu sinh lý, để điều trị phải bổ sung thêm sắt. Bé có thể lười bú do còi xương, để điều trị phải phơi nắng, bổ sung vitamin D và canxi. Bé cũng có thể lười bú do rối loạn tiêu hóa, do trời nóng nực, do chán ăn sinh lý….Tóm lại, bạn cần đưa bé đi khám bệnh để bác sĩ xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Nếu bé vẫn bú bình thường, lên cân tốt, không nôn ói, phân không đàm máu thì không phải can thiệp gì. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý vệ sinh khi vắt sữa và trữ sữa.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Cân nặng và chiều cao của bé bình thường. Bé đã được 6 tháng tuổi nên cần cho ăn dặm ít nhất ngày 2 cữ. Bạn nên cho bé ăn cả xác thịt/cá và rau củ, nghĩa là cho bé ăn cháo xay mới đủ chất. Độ tuổi này rất dễ bị thiếu máu thiếu sắt và dẫn đến khó ngủ, lười bú. Để điều trị, phải cho bé ăn dặm với thịt, gan, lòng đỏ trứng, rau màu xanh đậm. Bạn cũng cần cho bé phơi nắng sáng và bổ sung 400 UI vitamin D mỗi ngày.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn cần cho bé bú nhiều hơn vì thời tiết nóng bé rất dễ bị thiếu nước, dẫn đến chậm đi tiêu. Mẹ cũng cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau và trái cây hơn để tăng chất xơ trong sữa mẹ.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé của bạn ngủ đêm sớm và đủ giấc là rất tốt. Nếu ban ngày bé vẫn vui vẻ, ăn tốt, chơi ngoan, lên cân bình thường thì ngủ một giấc cũng được.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé của bạn phát triển cân nặng rất tốt. Bạn nên cho bé phơi nắng mỗi buổi sáng ít nhất 20 phút. Chọn thời điểm nào nắng nhẹ để bé dễ chịu và không bị phỏng nắng. Bạn nên cho bé uống thêm 400 UI vitamin D mỗi ngày.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Chế độ ăn của bé tạm ổn. Tuy nhiên, bạn không nên cho bé ăn nhiều tinh bột vì sẽ dễ làm bé rối loạn tiêu hóa. Ăn trái cây và rau củ thì được. Phát triển tâm lý của bé như vậy là bình thường. Bạn không nên cho bé đứng vì dễ làm bé bị cong chân và không nên cho bé ngồi một mình vì dễ làm cong lưng. Bạn có thể cho bé kiểm tra sức khỏe định kỳ và tư vấn dinh dưỡng ở bất kỳ phòng khám trẻ em lành mạnh nào ở các bệnh viện Sản hoặc trạm y tế, BV quận/huyện, trung tâm dinh dưỡng.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn để giải quyết những vấn đề tiêu hóa của bé. Không nên cho uống canxi vì sẽ làm táo bón nặng thêm. Bạn cứ cho bé bú thật nhiều lần, không cần theo cữ, đồng thời bạn uống thêm sữa “bà bầu”, ăn nhiều cơm hơn sẽ có đủ sữa cho bé bú. Bé đã có thể ăn dặm và uống nước trái cây, ăn trái cây, sữa chua. Bạn cho bé ăn rau củ, ăn chuối, đu đủ, uống nước cam/bưởi sẽ giúp bé hết táo bón. Nếu sữa mẹ quá ít thì đổi sữa công thức khác, không nên tiếp tục dùng sữa hiện tại.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Cân nặng và chiều cao của bé bình thường. Từ 6 tháng tuổi trở đi, bé tăng cân mỗi tháng 200g là bình thường. Nhợn ói và né thức ăn là những dấu hiệu của chán ăn tâm lý. Bạn nên cho bé ăn khi đói, đừng ép bé ăn vì sẽ dẫn đến chán ăn tâm lý hay chứng sợ ăn. Bạn cũng nên cho bé ngồi bàn, cho chén và muỗng để bé được tự khám phá, tạo bữa ăn có không khí vui vẻ (mặc dù sau đó mẹ sẽ phải dọn rửa cực hơn).
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Em bé của bạn bị vàng da kéo dài. Bạn nên đưa bé đến bệnh viện Nhi đồng để khám vì có thể cần phải làm siêu âm và xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân vàng da.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Hiện nay tại BVTD tất cả sản phụ đến sanh đều đã được thực hiện phương pháp Da kề da. Trường hợp sinh mổ nếu không ở trong nhóm chống chỉ định & bệnh lý của mẹ, nếu mổ vào ban ngày sẽ đươc tư vấn để thực hiện phương pháp trên. Sau mổ khi tình trạng bé khỏe người thân được vào chăm sóc.
Mẹ và bé nằm chung, đươc hướng dẫn bú mẹ sau mổ, không gửi sơ sinh. Hiện BVTD cũng đang triển khai áp dụng phương pháp trên vào ban đêm chị nhé.
Chúc chị vui khỏe.
NHS trưởng Phan Thị Phương Trinh
Khoa Sinh - BV Từ Dũ
Uống thêm calci là tốt chứ sao bạn? Nếu bạn có cho con bú thì mỗi ngày vẫn phải uống thêm 600mg Calci vvà 600mg sắt mỗi ngày.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Chị rất có hiểu biết và cũng biết cách cho trẻ ăn dặm, chị nên cố gắng:
-Duy trì nguồn sữa mẹ.
-Cho trẻ ăn bắt đầu từ bột ngọt, sau đó chuyển dần bột mặn ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc.
-Tập cho bé uống sữa bằng ly, ăn bằng muỗng.
-Nấu cháo từ gạo hay khuấy từ bột gạo hay bột chế biến sẵn cũng giống như nhau nên chị yên tâm. Quan trọng là chị biết cho thêm thịt, cá, dầu, rau bổ sung thêm vào chén bột.
Chị nên đưa bé đến Phòng Khám trẻ chị lành mạnh ở BV Từ Dũ và sắp xếp tham gia lớp “Hướng dẫn thực hành ăn dặm” được tổ chức vào 9h sáng thứ 4 hàng tuần.
Nếu có vấn đề gì cần tư vấn trực tiếp, mời chị đến Phòng Khám và Tư vấn Dinh dưỡng, Tiết chế tại tầng trệt khu M, 227 Cống Quỳnh Q1 (đối diện cổng Cấp cứu), thời gian tư vấn từ 8-11h sáng từ thứ 2 đến thứ 6. Điện thoại đặt lịch hẹn: 08.5040.2829 (nội bộ 228-606).
Thân mến,
BS Võ Thị Đem
Trưởng Khoa Dinh dưỡng Tiết chế - BV Từ Dũ
Với số tháng và số kg trên thì bé trai nhẹ cân, nếu là bé gái là bình thường. Sau 6 tháng bé tăng cân chậm hơn so với 6 tháng đầu.
Tập dần cho trẻ ăn chén cháo hoặc bột đặc dần. Bổ sung thêm rau, thịt, hoặc cá, trứng, dầu ăn để làm tăng thêm chất dinh dưỡng trong chén bột.
Việc dùng thuốc phải theo sự chỉ định của Bác sĩ, nếu uống nhiều các vitamin tan trong dầu lâu ngày dễ gây ngộ độc cho trẻ.
Nên cho bé ăn đa dạng thực phẩm theo nguyên tắc, từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc. Ăn 2-3 lần/ ngày.
Em nên đưa bé đến Phòng Khám trẻ em lành mạnh ở BV Từ Dũ và sắp xếp tham gia lớp “Hướng dẫn thực hành ăn dặm” được tổ chức vào 9h sáng thứ 4 hàng tuần.
Nếu có vấn đề gì cần tư vấn trực tiếp, mời em đến Phòng Khám và Tư vấn Dinh dưỡng, Tiết chế tại tầng trệt khu M, 227 Cống Quỳnh Q1 (đối diện cổng Cấp cứu), thời gian tư vấn từ 8-11h sáng từ thứ 2 đến thứ 6. Điện thoại đặt lịch hẹn: 08.5040.2829 (nội bộ 228-606).
Thân mến,
BS Võ Thị Đem
Trưởng Khoa Dinh dưỡng Tiết chế - BV Từ Dũ
Nếu con em là bé gái, thì cân nặng hiện tại so với lúc sanh thì ở mức bình thường, nếu bé trai thì nằm ngay vị trí trung bình.
Số lượng sữa cháu uống có thể tăng cường thêm 200ml nữa. Số bữa cháo bé ăn là đủ, em nên cho bé ăn thêm trứng, phô mai, tôm, cua, cá và đừng quên thêm dầu ăn mỗi chén là 5g để cung cấp thêm năng lượng cho trẻ. Em nên đưa bé đến Phòng Khám trẻ em lành mạnh ở BV Từ Dũ và sắp xếp tham gia lớp “Hướng dẫn thực hành ăn dặm” được tổ chức vào 9h sáng thứ 4 hàng tuần.
Nếu có vấn đề gì cần tư vấn trực tiếp, mời em đến Phòng Khám và Tư vấn Dinh dưỡng, Tiết chế tại tầng trệt khu M, 227 Cống Quỳnh Q1 (đối diện cổng Cấp cứu), thời gian tư vấn từ 8-11h sáng từ thứ 2 đến thứ 6. Điện thoại đặt lịch hẹn: 08.5040.2829 (nội bộ 228-606).
Thân mến,
BS Võ Thị Đem
Trưởng Khoa Dinh dưỡng Tiết chế - BV Từ Dũ
Với các chỉ số trên, bé của em là nhẹ cân. Còn tính theo cân nặng, chiều cao thì con em nằm ở mức trung bình. Vì vậy, con em phải tăng cường thêm sữa và chất đạm: thịt, cá, trứng và dầu ăn vào chén bột để tăng cường hấp thụ thêm các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K nhằm kích thích tăng cường miễn dịch và phát triển chiều cao, cân nặng cho trẻ.
Nếu có vấn đề gì cần tư vấn trực tiếp, mời em đến Phòng Khám và Tư vấn Dinh dưỡng, Tiết chế tại tầng trệt khu M, 227 Cống Quỳnh Q1 (đối diện cổng Cấp cứu), thời gian tư vấn từ 8-11h sáng từ thứ 2 đến thứ 6. Điện thoại đặt lịch hẹn: 08.5040.2829 (nội bộ 228-606).
Thân mến,
BS Võ Thị Đem
Trưởng Khoa Dinh dưỡng Tiết chế - BV Từ Dũ
Không thực hiện thì không tính tiền, bạn yên tâm nhé.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Con em hơn 7 tháng, cháu ăn các loại thực phẩm như thịt cá, trứng, tôm,cua đều được. Lưu ý mỗi bữa nấu một loại thực phẩm (không trộn chung lại với nhau để nấu), để theo dõi bé có bị dị ứng với loại thực phẩm nào không. Mỗi lần tập cho bé ăn một ít rồi từ từ tăng dần. Sữa chua và yaourt, phomai, váng sữa là các sản phẩm từ sữa cũng nên tập cho bé ăn từ từ để theo dõi xem bé có thích nghi được hay không.
Nếu có vấn đề gì cần tư vấn trực tiếp, em liên hệ Phòng khám và tư vấn dinh dưỡng, tiết chế của BV Từ Dũ 227 Cống Quỳnh Q1 (đối diện cổng Cấp cứu), thời gian tư vấn từ 8h-11h sáng từ thứ 2 đến thứ 6. Nếu cần đặt lịch hẹn thì em gọi 08.5404.2829 (nội bộ 228-606).
Thân mến,
Bs. Võ Thị Đem
Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Tiết chế - BV Từ Dũ
Bé nhà em hiện tại có cân nặng và chiều cao đạt tiêu chuẩn rồi, em tiếp tục duy trì bữa ăn dặm và sữa như thế. Có thể tăng thêm một chút khi bé có nhu cầu. Khi bé mọc răng sẽ chán ăn, nên ăn chậm, nên khám sức khỏe định kỳ bác sĩ nhi khoa sẽ cho thêm bổ sung sắt, kẽm, canxi, tùy theo tình trạng của bé là tốt nhất. Còn thực phẩm chức năng thì hiện tại giá thành rất đắt, tác dụng không rõ ràng, nguồn gốc xuất xứ không rõ. Em nên cho trẻ ăn đủ bữa, duy trì sữa mẹ, phơi nắng cho trẻ mỗi ngày, vừa tốt cho trẻ vừa đỡ tốn kém.
Nếu có vấn đề gì cần tư vấn trực tiếp, em liên hệ Phòng khám và tư vấn dinh dưỡng, tiết chế của BV Từ Dũ 227 Cống Quỳnh Q1 (đối diện cổng Cấp cứu), thời gian tư vấn từ 8h-11h sáng từ thứ 2 đến thứ 6. Nếu cần đặt lịch hẹn thì em gọi 08.5404.2829 (nội bộ 228-606).
Thân mến,
Bs. Võ Thị Đem
Trưởng Khoa Dinh dưỡng Tiết chế - BV Từ Dũ