Hỏi về tiêu hóa
Hỏi - 01/07/2016
Bé có chiều cao và cân nặng bình thường, ăn ngủ vui vẻ, đi tiêu phân không đàm máu, không lỏng nước thì hệ tiêu hóa bé không có bệnh lý gì cả.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Hỏi - 01/07/2016
Trả lời
Bé có chiều cao và cân nặng bình thường, ăn ngủ vui vẻ, đi tiêu phân không đàm máu, không lỏng nước thì hệ tiêu hóa bé không có bệnh lý gì cả.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé gái 7 tháng nặng 8.2kg là bình thường. Ở tháng tuổi này, bé đã có thể ăn cháo hơi đặc, có thịt, cá xay và rau củ xay, 2 cữ 1 ngày, mỗi lần ăn ½ đến ¾ chén tùy khả năng ăn của bé (không ép ăn). Nếu bé ăn được như vậy thì bú 700ml sữa/ngày là được. Sau khi ăn và bú xong mẹ nên cho bé ợ hơi, ngồi chơi, đừng vội cho bé nằm sấp trườn ngay để tránh nôn ói. Bé đang tập ăn nên đôi khi sẽ nôn ói nếu gặp thức ăn có mùi vị mới hoặc mấu thức ăn hơi to. Khi ăn hoặc ngủ nếu môi trường nóng như hiện tại thì các bé đều sẽ đổ mồ hôi.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Theo như chị nói thì tần suất nôn của bé là 3 lần trong tuần, thỉnh thoáng mới trớ, nghĩa là chuyện nôn trớ của bé không thường xuyên lắm. Chị nên xem xét lại lượng ăn của bé và tần suất cho ăn xem có quá nhiều hay quá dày đặc hay không. Nếu tần suất nôn ói tăng lên, chị nên đến bác sĩ kiểm tra xem bé có bệnh gì không và bác sĩ sẽ kê toa cho bé bổ sung thêm vitamin D.
Bé thích bế hoặc đưa mới ngủ yên và không chịu nằm giường là biểu hiện của việc ngủ phụ thuộc vật hỗ trợ. Chị nên tập cho con ngủ giường để đỡ vất vả hơn. Chị có thể dùng khăn mỏng quấn hoặc cho quấn khăn thành hình chữ U cho bé nằm nghiêng ôm khăn để ngủ ngon giấc hơn.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Chị đang nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ là rất tốt. Bé nhà chị tăng cân như vậy là bình thường.Sau khi uống thuốc ngừa Rotavirus, trong tuần lễ sau đó, một số ít bé bị tiêu chảy nhẹ, ói mửa, biếng ăn. Những tác dụng phụ này khá nhẹ và bé sẽ nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên, nếu bé nôn ói ngày càng nghiêm trọng thì mẹ nên đưa bé đi khám ngay nhé.
Thân mến,
BS. Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé tăng cân như vậy là tốt, không có gì là chậm cả. Bé thật tội nghiệp vì bị mẹ cho bú thời gian quá gần (mỗi 2 tiếng), dù bé đã không muốn bú vì còn no và ngủ chưa đủ giấc (bé khóc chống đối), vẫn bị mẹ bắt dậy và ép bú đến nỗi ọc sữa. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục, bé sẽ thấy mỗi bữa bú là một sự tra tấn, bé sẽ sợ bú và cuối cùng dẫn đến biếng ăn nhũ nhi.
Hiện tại tính ra bé đã trên 40 tuần tuổi thai, mẹ cần điều chỉnh lại lịch sinh hoạt như sau: bắt đầu từ 7 giờ sáng, cứ mỗi 3 tiếng mẹ hãy cho bé bú. Bé dậy lúc 7 giờ sáng chẳng hạn, cho bé bú trong 30 phút, sau đó cho bé chơi đến khi bé ngáp (khoảng 1 đến 1g30 phút sau khi dậy bé sẽ muốn ngủ lại) thì cho bé đi ngủ. Mỗi giấc ngủ ngày kéo dài từ 1g30 phút đến 2 giờ. Như vậy theo chu kỳ, bé sẽ ăn vào lúc 7g, 10g, 13g, 16g, 19g. Sau 19g bé bắt đầu ngủ đêm đến 7g sáng hôm sau. Trong đêm có thể bé sẽ bú lúc 22 g và 2g sáng.
Bé bú sữa công thức sẽ bị táo bón. Mẹ nên học mát xa bụng cho bé dễ đi tiêu. Để tăng lượng sữa, mẹ nên cho bé ti mẹ trực tiếp đến no, sau đó vắt hết sữa 2 bên vú ra trữ lạnh. Mẹ vắt máy thì nên mát xa 2 bầu ngực kỹ trước và trong khi vắt để tránh tắc sữa. Ban đêm nếu bé không bú, mẹ không nên để hơn 6 tiếng mới vắt sữa sẽ dễ bị giảm lượng sữa. Uống 3-4 lít nước/ngày. Tranh thủ thời gian nghỉ ngơi để lượng sữa tăng lên nhé. Bé nên bổ sung vitamin D hơn là canxi. Mẹ gặp bác sĩ để được kê toa vitamin D nhé.
Thân mến,
BS. Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Hiện tại chị đang cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ là 1 điều rất đáng khen. Chị nên tiếp tục vững tin vào việc nuôi con bằng sữa mẹ mà không cần đổi sữa gì cả vì tất cả những gì chị mô tả ở bé đều bình thường.
Bé dưới 6 tháng trung bình tăng từ 112 – 200gram/tuần, trung bình tăng từ 500 – 1000 gram/tháng. Bé từ 6 – 12 tháng trung bình tăng 500 gram/tháng. Cho nên con chị tăng cân như vậy là tốt.
Phân bé theo chị mô tả như vậy đúng là phân sữa mẹ. Sữa mẹ rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé, giúp hệ tiêu hóa trưởng thành và hệ khuẩn đường ruột phát triển tối ưu, nên mẹ không cần phải cho bé uống thuốc gì cả nhé.
Thân mến,
BS. Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Chiều dài của bé trai 1 tháng tuổi trong khoảng từ 50.8 cm đến 58.6 cm là bình thường. Bé dưới 2 tháng tuổi thỉnh thoảng gồng vặn người, đỏ mặt trong vài phút rồi tự hết, không kèm ọc ói, vẫn lên cân tốt, là bình thường.
Qua những thông tin chị cung cấp, không có triệu chứng nào liên quan đến hạ canxi máu cả, nên bác sĩ không cho bổ sung canxi là đúng. Theo thống kê của CDC, đa phần trẻ nhỏ dù bú sữa mẹ hay sữa công thức đều thiếu vitamin D dẫn đến giảm hấp thu canxi. Mẹ nên bổ sung vitamin D đều đặn cho con theo toa bác sĩ nhé.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Theo chị mô tả, bé nhà chị đang ra kinh non, không có gì phải lo lắng cả. Chị chỉ cần vệ sinh sạch sẽ là được, vài ngày nữa sẽ hết.Về vấn đề bú kém, chị nên đến bệnh viện nhi hoặc bệnh viện sản nhi gần nhất để bác sĩ kiểm tra cho bé nhé.
Thân mến,
BS. Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Cân nặng và chiều dài bé như vậy là bình thường.Tuổi bắt đầu ăn dặm là từ 6 tháng. Hiện tại bé 8 tháng nghĩa là bé đã ăn dặm ít nhất được 2 tháng rồi. Không rõ trong 2 tháng vừa qua, chị đã cho bé ăn dặm như thế nào khiến bé có ác cảm với việc ăn dặm như vậy? Chị nên gặp bác sĩ nhi hoặc bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể hơn.Bé sẽ mọc chiếc răng đầu tiên trong khoảng từ 7-9 tháng. Chị đừng quá nóng vội nhé.
Thân mến,
BS. Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Cân nặng và chiều cao theo tháng tuổi của bé như vậy là bình thường. Bé từ sau sanh đến 9 tháng tuổi có cấu trúc dưới da phát triển dày lên, làm bé có hình dáng bụ bẫm và khi bế có cảm giác mềm mại, mục đích là giúp bảo vệ bé khi có ngoại lực tác động. Có thể điều này khiến chị hiểu lầm xương bé mềm. Khi vận động xoay trở, các khớp xương thỉnh thoảng phát ra tiếng kêu là chuyện bình thường. Chị có thể tập cho bé ngồi để bé nhanh ngồi vững.
Giai đoạn dưới 6 tháng thường bị rụng tóc do sự thay đổi đột ngột về nội tiết tố sau khi tách rời khỏi mẹ, hoặc do bé có thói quen tựa đầu thường xuyên tại 1 vị trí khiến tóc tại đó dễ rụng hơn. Hiện tại bé rụng tóc có thể do thiếu vi chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, hoặc có thể do da đầu bé có vấn đề bệnh lý gì đó, hoặc cũng có thể chẳng có lý do gì nghiêm trọng và rồi tóc bé sẽ mọc lại bình thường.
Trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển nên luôn cảm thấy nóng hơn so với người trưởng thành. Các bé hay đổ mồ hôi đa phần là do môi trường nóng, do người chăm sóc bé tạo ra (vì tâm lý chung là luôn sợ bé bị lạnh). Tuy nhiên nếu bé vã mồ hôi quá nhiều thì nên đưa bé đi khám để tìm nguyên nhân.. Bé thỉnh thoảng khi ngủ phát ra tiếng như ngáy là bình thường.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Khi sử dụng thuốc dưỡng thai chúng tôi áp dụng theo phác đồ đã được duyệt và cân nhắc lợi hại. Bạn nếu không tin tưởng hoặc nghi ngờ kết quả có thể bàn bạc trực tiếp với bác sĩ đang điều trị hay thậm chí có thể đổi chỗ khám cũng được, tùy bạn thôi.
Thân mến,
ThS. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Bé của bạn tăng cân trong giới hạn bình thường, không cần phải bú thêm sữa ngoài. Nếu bạn ít sữa thì nên cho bé bú nhiều cữ hơn, sau khi cho bú thì vắt hết sữa còn lại trong vú ra. Đồng thời, bạn cần uống thêm sữa “bà bầu”, ăn thịt bò, trứng…để tăng lượng sữa.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn có thể đưa bé đến bệnh viện Từ Dũ các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 6, địa chỉ 227 Cống Quỳnh, khu M1 (Phòng khám trẻ em) để bé được tiêm ngừa lao.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đưa bé đi tái khám. Chế độ ăn của bé phù hợp với lứa tuổi.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé của bạn có cân nặng và chiều cao trung bình. Số lượng cữ ăn của bé phù hợp với lứa tuổi. Bạn nên mua sách hướng dẫn ăn dặm hoặc tham khảo các bài hướng dẫn ăn dặm trên trang web của Viện Dinh dưỡng, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM hoặc BV Nhi đồng để có chế độ ăn và thực đơn ăn dặm phù hợp với bé. Bé rụng tóc có thể do thiếu vi chất như kẽm, sắt…
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đi đưa bé đi khám bệnh để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Nếu bé bị nghẹt mũi kéo dài thì bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa tai mũi họng để tìm nguyên nhân. Bé tự lắc đầu thì không ảnh hưởng đến não, chỉ khi bị người lớn rung lắc thì mới gây ra chấn thương não. Bộ phận sinh dục của bé sẽ còn thay đổi khi bé lớn hơn. Nếu bé đủ 2 “viên đạn”, không bị bên nào phồng to bất thường thì bạn không cần lo lắng.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa Tai mũi họng.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đưa bé đến bệnh viện khám chuyên khoa nội thần kinh hoặc vật lý trị liệu để được chẩn đoán chính xác.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé của bạn tăng cân bình thường. Hiện tượng vặn mình, giật mình trong tuổi này là bình thường. Nếu bé ọc sữa nhiều thì có thể bị trào ngược dạ dày thực quản, cần được đưa đi khám bệnh.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên xem lại phòng ngủ có nóng không, nhiệt độ thích hợp là 25-26 độ C.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ