Hỏi về hiện tượng thịt thừa dưới xương cụt
Hỏi - 18/11/2015
Thịt thừa ở vùng cùng cụt có thể là biểu hiện của bệnh lý chẻ gai sống bẩm sinh. Bạn nên đưa bé đến khám ở bệnh viện Nhi đồng.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Hỏi - 18/11/2015
Trả lời
Thịt thừa ở vùng cùng cụt có thể là biểu hiện của bệnh lý chẻ gai sống bẩm sinh. Bạn nên đưa bé đến khám ở bệnh viện Nhi đồng.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Với số tháng, cân nặng và chiều dài như em cung cấp là con em trong mức phát triển bình thường. Thời gian qua, em nuôi con tốt nên bé phát triển nằm trong giới hạn bình thường.
Em đã cho bé bú mẹ nên bé ít bệnh nhưng sữa mẹ sau 6 tháng sẽ không đủ về số lượng lẫn chất lượng theo nhu cầu tăng trưởng của trẻ, nên chúng ta phải tập cho bé ăn dặm. Lúc đầu bé sẽ khó chấp nhận thức ăn mới vì không ngọt, không ngon bằng sữa mẹ. Nhưng em yên tâm, để bé chấp nhận thức ăn mới thì người mẹ phải cố gắng kiên trì luyện tập cho trẻ ăn từ bột ngọt, rồi mới đến bột mặn, từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, tăng số cử từ 2-4 bữa mỗi ngày, xen kẽ giữa các cử bú. Em nên duy trì cho trẻ bú sữa mẹ và xem sữa công thức cho trẻ từ 1 tuổi trở lên là một thực phẩm bổ sung như thịt, cá, rau ,trái cây… Mỗi loại sữa thích hợp cho 1 độ tuổi, nếu em cho bé uống sữa tươi không đường, trẻ khó chấp nhận vì không ngon ngọt bằng sữa mẹ.
Mời em đến Phòng khám trẻ tại BV Từ Dũ vào 9h sáng thứ 4 hàng tuần sẽ có lớp “Hướng dẫn thực hành ăn dặm cho trẻ trên 6 tháng tuổi”. Nếu có vấn đề gì cần tư vấn trực tiếp, em liên hệ Phòng khám và tư vấn dinh dưỡng, tiết chế của BV Từ Dũ 227 Cống Quỳnh Q1 (đối diện cổng Cấp cứu), thời gian tư vấn từ 8h-11h sáng từ thứ 2 đến thứ 6. Nếu cần đặt lịch hẹn thì gọi 08.5404.2829 (nội bộ 228-606).
Trân trọng,
BS. Võ Thị Đem
Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Tiết chế - BV Từ Dũ
Bạn không nói rõ bé bú sữa mẹ hay sữa bột. Nếu bú sữa mẹ hoàn toàn thì đi phân sủi bọt, nhầy xanh ít, són phân có thể là bình thường nếu không kèm sốt, ói, bú kém. Bé đang bị rối loạn tiêu hóa không nên uống vắc-xin ngừa rotavirus. Khi bé đi chích ngừa sẽ được khám sàng lọc. Nếu bé đủ sức khỏe sẽ được chích ngừa. Bạn nên đưa bé đến bệnh viện để chẩn đoán chính xác.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn có thể cho bé uống ngừa rotavirus và chích Quinvaxem, sau đó 2 tuần thì uống ngừa bại liệt để đảm bảo hiệu quả miễn dịch tốt nhất. Việc uống cùng lúc hoặc cách vắc-xin trên vài ngày thì không gây tác hại gì nhưng hiệu quả miễn dịch có thể kém hơn.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Theo lịch tiêm chủng thì bé cần được nhắc 1 mũi vắc-xin 5in1 hoặc 6in1 lúc 18 tháng tuổi. Vắc-xin Pentaxim và Quinvaxem không được chích khi đã trên 24 tháng tuổi. Vắc-xin Infanrix chỉ có hiệu quả bảo vệ miễn dịch lâu dài khi được chích nhắc đủ liều lúc 18-24 tháng tuổi và 4-6 tuổi. Trong tình huống của con bạn, đành phải thiếu liều nhắc lại lúc 18-24 tháng tuổi và chờ đến 4-6 tuổi chích nhắc bằng mũi Tetraxim (Bạch hầu- Uốn ván – Ho gà - Bại liệt).
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé của bạn tăng cân tốt. Bạn có thể cho bé ợ hơi giữa cữ bú, sau khi bú vác đứng 30 phút và nằm gối chống trào ngược. Nếu không đỡ thì cho bé đi khám bệnh.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Để bé chịu bú mẹ trở lại thì bạn nên kiên quyết không cho bé bú bằng bình và kiên trì tập cho bé bú sữa mẹ. Nếu bé bú trực tiếp không đủ thì vắt sữa mẹ ra ly và dùng muỗng đút thêm cho bé.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đưa bé đi khám bệnh. Tôi không thể chẩn đoán khi không khám bệnh trực tiếp.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đưa bé đi khám bệnh.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Nếu mẹ không có viêm gan siêu vi B thì bé không có nguy cơ lây nhiễm viêm gan siêu vi B ngay sau sinh. Vì thế, nếu bé không được tiêm ngừa mũi VGSV B mũi sơ sinh (trong vòng 7 ngày sau sinh) vì đang bị bệnh thì sẽ bỏ qua mũi này. Bé sẽ bắt đầu tiêm ngừa VGSV B lúc 2 tháng tuổi, nhắc lại lúc 3 và 4 tháng tuổi. Trong vắc-xin Quinvaxem có thành phần ngừa VGSV B nên nếu bạn tiêm cho bé vắc-xin này thì không cần tiêm thêm mũi VGSV B rời nữa.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn có thể vệ sinh mũi cho bé hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh mũi nếu thấy bé hắt hơi nhiều. Nếu muốn biết bé có bị bệnh gì không thì phải khám bệnh trực tiếp, không thể “chẩn đoán” qua mạng được. Bé chỉ nên uống vắc-xin khi hoàn toàn khỏe mạnh. Khi bác sĩ khám sàng lọc cho bé, bạn nên thông báo cho bác sĩ tình trạng của bé để bác sĩ xác định bé có đủ sức khỏe để uống vắc-xin hay không.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé của bạn thở rít có thể do mềm sụn thanh quản. Bạn có thể đưa bé đi khám bệnh để chẩn đoán chính xác hơn. Bé của bạn lên cân không ít. Mỗi 24 giờ, lượng sữa tối thiểu cho bé bú bằng 150 nhân với cân nặng. Bé lên cân ít hay nhiều không chỉ phụ thuộc vào số lượng sữa mà còn phụ thuộc vào chất lượng sữa. Nếu mẹ ăn uống đủ dinh dưỡng thì bé sẽ lên cân tốt hơn. Bé thiếu canxi sẽ hay bị nôn trớ, rụng tóc vành khăn, khóc đêm….Bạn nên cho bé phơi nắng sáng và uống 400 UI vitamin D mỗi ngày.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé trên 1 tuổi thì lượng sữa uống chỉ phụ một phần với ăn thức ăn đặc và hệ tiêu hóa của bé cũng đã phát triển gần hoàn chỉnh nên không ảnh hưởng gì đáng kể.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Con bạn ít đi cầu có thể có 2 nguyên nhân. Một là do bé bú ít đi. Hai là bé bị chậm đi cầu chức năng. Hiện tượng này thường gặp ở trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, trong độ tuổi của con bạn. Nguyên nhân do sữa mẹ dễ hấp thu nên tạo xác phân rất ít, phải mất nhiều ngày mới đủ làm căng trực tràng gây phản xạ mắc đi cầu. Bạn có thể xoa bụng bé, dùng que gòn tẩm ít dầu dừa hoặc mật ong để kích thích nhẹ nhàng da quanh hậu môn của bé để bé đi cầu dễ hơn. Khi bé lớn hơn, hiện tượng này sẽ khỏi.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đưa bé đi tái khám tại bác sĩ chuyên khoa mắt.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bệnh não mô cầu có thể do nhiều type gây ra như A, B, C, W-135, X, Y…..trong đó, chủ yếu là type A, B, C. Vì vậy, nếu có điều kiện thì bạn cho bé tiêm ngừa cả 2 loại. Tôi chưa sử dụng vắc-xin ngừa não mô cầu B-C nên không rõ lịch tiêm, bạn nên yêu cầu nơi tiêm chủng vắc-xin này tư vấn thêm.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé bú sữa mẹ hoàn toàn có thể đi cầu nhiều lần trong ngày. Bé của bạn lên cân rất tốt nên không phải là tiêu chảy bệnh lý. Bé bị trào ngược dạ dày thực quản mà bạn cho bé bú nhiều quá, nên giảm bớt, chỉ nên khoảng 110-120 mL/3 giờ.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé có thể bị trào ngược nên khò khè. Bạn nên bế bé đứng lâu hơn sau khi bú, ít nhất là 20 phút. Nấc cụt và vặn người là hai hiện tượng thường gặp trong độ tuổi này, khi lớn hơn sẽ khỏi. Nếu bé nấc cụt thì bạn cho bé uống nước sẽ hết.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé từ 2000g trở lên có thể chích ngừa. Bạn có thể đưa bé quay lại bệnh viện Từ Dũ để tiêm ngừa lao và viêm gan siêu vi B. Nếu nhà bạn không xa bệnh viện thì nên cho bé tái khám tại phòng khám trẻ bệnh viện để được theo dõi đến 2 tuổi.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Trên lý thuyết, sữa mẹ có chứa virút viêm gan siêu vi B nên có thể làm em bé bị lây bệnh. Tại Đài Loan, có một nghiên cứu so sánh giữa các ẹm bé có mẹ bị VGSV B đã được tiêm ngừa vắc-xin và kháng thể ngay sau sinh bú mẹ và những em bé tương tự như vậy và bú bình thì thấy tỷ lệ em bé bị lây viêm gan siêu vi B như nhau. Như vậy, bú hay không bú sữa mẹ thì vẫn có thể bị lây viêm gan B. Nếu bà mẹ đang giai đoạn viêm gan cấp, hoặc giai đoạn đang phát tán virút, có nguy cơ lây bệnh cao thì không nên cho bú sữa mẹ. Nếu bà mẹ chỉ ở trong giai đoạn tiềm ẩn và bé đã đươc tiêm ngừa đầy đủ vắc-xin và kháng thể ngừa viêm gan siêu vi B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh thì có thể cho bé bú sữa mẹ. Nếu bạn muốn cho sữa mẹ có lại thì cứ kiên nhẫn se đầu vú hoặc cho bé bú trực tiếp nhiều lần trong ngày, uống sữa bà bầu và uống nhiều nước, ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ có sữa mẹ trở lại.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé trong độ tuổi này hay có cử động vặn mình, khi lớn hơn sẽ hết. Bạn cứ để yên, bé sẽ tự ngủ lại. Bạn có thể cho bé nằm nghiêng ôm gối hoặc nằm trong gối chữ U, không nên cho bé quen ngủ trên người mẹ. Nếu tập thói quen này, bé sẽ rất khó tự ngủ một mình.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ