Gấp !
Hỏi - 04/12/2013
Bé bú sữa mẹ thường bị sôi bụng. Đây là tiếng của nhu động ruột, không phải là bệnh lý.
Thân mến.
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ
Hỏi - 04/12/2013
Trả lời
Bé bú sữa mẹ thường bị sôi bụng. Đây là tiếng của nhu động ruột, không phải là bệnh lý.
Thân mến.
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ
Muốn biết bé có bị thiếu chất gì không phải khám trực tiếp, tìm các triệu chứng, nếu cần thì làm xét nghiệm. Trong độ tuổi của con bạn thường xảy ra thiếu máu sinh lý, còi xương do thiếu vitamin D. Đây là những nguyên nhân thường gặp khiến bú ít đi.
Thân mến
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ
Em bé trong độ tuổi của con bạn dễ bị táo bón do thiếu chất xơ và do ruột chưa trưởng thành hoàn toàn. Bé có thể đi tiêu mỗi ngày 1 đến 2 lần hoặc 2 ngày 1 lần. Nếu phân bình thường, bé không quấy khóc, ăn bú bình thường, không ói thì có thể yên tâm. Bạn chỉ nên cho bé ăn dặm mỗi ngày 1 lần. Sang tháng thứ 6 mới cho bé ăn dặm mỗi ngày 2 lần.
Thân mến.
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ
Bạn có thể uống cùng lúc 2 loại thuốc bổ đã được kê. Tuy nhiên, bạn cần xem lại cách chăm sóc bé, môi trường, chế độ dinh dưỡng xem đã hợp lý chưa để bé ít bị nhiễm khuẩn hơn và có sức đề kháng tốt hơn. Vì tình trạng nhiễm khuẩn tái đi tái lại nhiều lần sẽ làm bé suy dinh dưỡng nặng hơn.
Thân mến.
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ
Bé của bạn có thể bị trào ngược dạ dày thực quản. Bạn nên bế bé ở tư thế thẳng đứng 30 phút sau khi bú (cho dù đã ợ hơi rồi). Khi nằm, kê đầu giường sao cho bé được nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi để giảm hiện tượng trào ngược. Mỗi sáng, cần cho bé phơi nắng 20 phút và uống 400 UI vitamin D3. Hiện tượng rốn lồi sẽ từ từ hết sau vài tháng.
Thân mến,
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ
Bé cần được uống 400 UI vitamin D3 mỗi ngày để phòng ngừa còi xương do thiếu vitamin D. Bé vặn vẹo người có khi do trào ngược dạ dày thực quản sinh lý hoặc do thiếu vitamin D, thiếu canxi. Muốn biết chắc chắn do cái gì thì phải làm siêu âm, xét nghiệm máu...Tuy nhiên, nếu bé vẫn bú tốt, lên cân tốt, ngủ ngoan thì bạn chỉ cần cho uống vitamin D, chịu khó bế lâu 30 phút sau bú, kê cho nằm vai và đầu cao là được. Sau vài tháng bé sẽ hết.
Thân mến.
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ
Có thể bé bị trào ngược sữa lên cổ họng nên có hiện tượng trên. Bạn nên bế bé khoảng 20 đến 30 phút sau khi bú để sữa trong dạ dày xuống ruột nhanh hơn, giảm hiện tượng trào ngược này.
Thân mến.
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ
Sau khi bú, bạn vác đứng bé lên vai 20 phút rồi hẵng đặt bé xuống để bé không bị trào ngược sữa lên. Khi nằm thì kê khăn lông ở lưng và đầu cho bé nằm cao 30 độ. Buổi tối trước khi ngủ và nửa đêm mẹ nên uống một ly sữa bà bầu để đảm bảo đủ sữa cho bé bú. Khi cho bé mẹ thì phải cho bé há rộng miệng để ngậm cả quầng vú, như vậy sẽ không bị nuốt hơi. Bé chịu bú đêm sẽ lên cân tốt hơn, mẹ bé chịu cực chút nhé!
Thân mến.
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ
Em bé của bạn có thể bị trào ngược dạ dày thực quản. Sau khi bú, sữa và axit trong dạ dày trào ngược lên cuống họng (thực quản) làm bé khó chịu, nóng rát nên vặn vẹo, thở khò khè và quấy khóc. Bạn có thể cho bé đổi sang uống sữa ít dị ứng (NAN HA) và pha chung với sữa chống trào ngược (Friso comfort). Hai loại sữa này pha riêng rồi trộn chung lại, có thể phân nửa sữa ít dị ứng và phân nửa là sữa chống trào ngược. Sau khi bú bạn vác bé lên vai trong 30 phút rồi mới đặt xuống. Bạn có thể mua gối chống trào ngược (bán ở BV Nhi Đồng 1) hoặc mua ghế nằm của em bé để cho bé nằm sau khi bú, mục đích để cho bé nằm ngủ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi để sữa trong dạ dày xuống ruột nhanh hơn, không trào ngược lên thực quản. Nếu vẫn không giảm thì bạn cho bé bú hoàn toàn bằng sữa chống trào ngược một thời gian. Sữa chống trào ngược và điều chỉnh tư thế có thể điều trị được trào ngược dạ dày thực quản nhẹ. Nếu 2 biện pháp này không hữu hiệu thì phải đi khám chuyên khoa tiêu hóa để được cho uống thuốc chống trào ngược. Khi bé lớn hơn, cơ vòng thực quản co thắt tốt hơn, dạ dày chuyển từ vị trí nằm ngang sang vị trí thẳng đứng sẽ hết trào ngược.
Thân mến.
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ
Bạn cần tránh tiếp xúc trực tiếp với hai bé 21 ngày sau khi nổi bóng nước vì bệnh thủy đậu lây lan qua đường hô hấp và qua tiếp xúc với dịch của bóng nước. Bạn có thể vắt sữa mẹ ra bình và gửi cho con. Nhớ rửa tay bằng xà bông diệt khuẩn và lau vú sạch trước khi vắt sữa. Nếu vú có mụn nước thì phải đợi lành hẳn mới gửi sữa đó cho bé bú. Trong thời gian không gửi sữa được cho bé thì bạn vẫn nên vắt sữa đều đặn mỗi 3 giờ rồi bỏ sữa đi để duy trì nguồn sữa mẹ, tránh mất sữa. Bé của bạn non tháng, rất cần sữa mẹ vì bé non tháng bú sữa bột dễ bị viêm ruột hoại tử, kém hấp thu, táo bón.
Chúc bạn và hai bé mau khỏe.
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ
Tai chảy nước vàng là dấu hiệu của viêm tai giữa, cần phải đi khám Tai Mũi Họng.
Thân mến,
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ
Thân mến
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ