Dịch vụ xét nghiệm máu gót chân cho bé sơ sinh
Hỏi - 20/02/2016
Bạn có thể đưa bé đến Khoa Xét nghiệm di truyền Y học, lầu 3 khu N 191 Nguyễn Thị Minh Khai Q1 để được xét nghiệm.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Hỏi - 20/02/2016
Trả lời
Bạn có thể đưa bé đến Khoa Xét nghiệm di truyền Y học, lầu 3 khu N 191 Nguyễn Thị Minh Khai Q1 để được xét nghiệm.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Con em hơn 7 tháng, cháu ăn các loại thực phẩm như thịt cá, trứng, tôm,cua đều được. Lưu ý mỗi bữa nấu một loại thực phẩm (không trộn chung lại với nhau để nấu), để theo dõi bé có bị dị ứng với loại thực phẩm nào không. Mỗi lần tập cho bé ăn một ít rồi từ từ tăng dần. Sữa chua và yaourt, phomai, váng sữa là các sản phẩm từ sữa cũng nên tập cho bé ăn từ từ để theo dõi xem bé có thích nghi được hay không.
Nếu có vấn đề gì cần tư vấn trực tiếp, em liên hệ Phòng khám và tư vấn dinh dưỡng, tiết chế của BV Từ Dũ 227 Cống Quỳnh Q1 (đối diện cổng Cấp cứu), thời gian tư vấn từ 8h-11h sáng từ thứ 2 đến thứ 6. Nếu cần đặt lịch hẹn thì em gọi 08.5404.2829 (nội bộ 228-606).
Thân mến,
Bs. Võ Thị Đem
Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Tiết chế - BV Từ Dũ
Bé nhà em hiện tại có cân nặng và chiều cao đạt tiêu chuẩn rồi, em tiếp tục duy trì bữa ăn dặm và sữa như thế. Có thể tăng thêm một chút khi bé có nhu cầu. Khi bé mọc răng sẽ chán ăn, nên ăn chậm, nên khám sức khỏe định kỳ bác sĩ nhi khoa sẽ cho thêm bổ sung sắt, kẽm, canxi, tùy theo tình trạng của bé là tốt nhất. Còn thực phẩm chức năng thì hiện tại giá thành rất đắt, tác dụng không rõ ràng, nguồn gốc xuất xứ không rõ. Em nên cho trẻ ăn đủ bữa, duy trì sữa mẹ, phơi nắng cho trẻ mỗi ngày, vừa tốt cho trẻ vừa đỡ tốn kém.
Nếu có vấn đề gì cần tư vấn trực tiếp, em liên hệ Phòng khám và tư vấn dinh dưỡng, tiết chế của BV Từ Dũ 227 Cống Quỳnh Q1 (đối diện cổng Cấp cứu), thời gian tư vấn từ 8h-11h sáng từ thứ 2 đến thứ 6. Nếu cần đặt lịch hẹn thì em gọi 08.5404.2829 (nội bộ 228-606).
Thân mến,
Bs. Võ Thị Đem
Trưởng Khoa Dinh dưỡng Tiết chế - BV Từ Dũ
Con em hiện tại 9 tháng cân nặng 8.6kg là ổn rồi, rất tiếc không biết chiều dài của trẻ là bao nhiêu. Hiện tại số bữa ăn cháo và sữa của me là đủ rồi (ăn 5-6 cữ/ngày), nhưng số giờ trẻ ngủ ít. Trẻ phải ngủ từ 3-4 giờ, nhờ giấc ngủ sâu não sẽ tiết ra hoocmon tăng trưởng giúp trẻ tăng chiều cao. Trẻ sẽ ăn được trái cây vì gần vị ngọt của sữa, trái cây chua ít ngọt thì phải tập cho trẻ ăn quen dần. Mời em đến bệnh viện Từ Dũ phòng khám trẻ tham dự lớp ăn dặm hàng tuần.
Nếu có vấn đề gì cần tư vấn trực tiếp, em liên hệ Phòng khám và tư vấn dinh dưỡng, tiết chế của BV Từ Dũ 227 Cống Quỳnh Q1 (đối diện cổng Cấp cứu), thời gian tư vấn từ 8h-11h sáng từ thứ 2 đến thứ 6. Nếu cần đặt lịch hẹn thì em gọi 08.5404.2829 (nội bộ 228-606).
Thân mến,
Bs. Võ Thị Đem
Trưởng Khoa Dinh dưỡng Tiết chế - BV Từ Dũ
Bé sinh ra 2.3 kg là nhẹ cân nhưng đến thời điểm con em 7 tháng cân nặng 9kg là đạt tiêu chuẩn. Sau 6 tháng, bé bắt đầu biếng ăn vài ngày do mọc răng, tập bò, tập ngồi… Sau đó, bé sẽ ăn bù lại không cần phải lo lắng nhiều. Em vẫn tiếp tục duy trì cho bé bú sữa mẹ và bắt đầu tăng dần số bữa ăn dặm cho bé mỗi ngày theo từng tháng tuổi. Mời em đến bệnh viện Từ Dũ để tham dự lớp hướng dẫn nấu bữa ăn dặm cho trẻ.
Nếu có vấn đề gì cần tư vấn trực tiếp, em liên hệ Phòng khám và tư vấn dinh dưỡng, tiết chế của BV Từ Dũ 227 Cống Quỳnh Q1 (đối diện cổng Cấp cứu), thời gian tư vấn từ 8h-11h sáng từ thứ 2 đến thứ 6. Nếu cần đặt lịch hẹn thì em gọi 08.5404.2829 (nội bộ 228-606).
Thân mến,
Bs. Võ Thị Đem
Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Tiết chế - BV Từ Dũ
Bạn xem lịch chích ngừa trên trang web của Bệnh viện Từ Dũ và gọi Tổng đài 19007234 để biết thêm các chi tiết khác có liên quan.
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Thóp trước của bé sẽ khép hoàn toàn lúc 17-18 tháng tuổi. Đổ mồ hôi khi bú là hiện tượng bình thường. Những dấu hiệu này không phải là dấu hiệu của thiếu canxi. Nếu bé bú mẹ hoặc bú sữa bột ít hơn 1000 mL sữa mỗi ngày thì nên bổ sung thêm 400 UI vitamin D. Nếu bé uống trên 500 mL sữa mỗi ngày thì không cần uống thêm canxi. Bạn xem lịch chích ngừa của trẻ em trên trang web của Bệnh viện Từ Dũ.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đưa bé đi khám để xem bé có bị viêm hô hấp hay rối loạn tiêu hóa không.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đưa bé đi khám bệnh để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé của bạn không bị táo bón. Nếu vết tiêm ngừa lao bị viêm đỏ, sưng lan rộng thì bạn đưa bé đi khám bệnh. Nếu không thì lau bằng Natri clorid 0,9% và theo dõi.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Thường cháu sẽ được uống 1 ít trứng rồi mới cho chích ngừa.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Vặn mình là một cử động thường thấy ở trẻ độ tuổi 1-3 tháng, khi bé lớn hơn sẽ hết. Bạn nên cho bé phơi nắng sáng và uống 400 UI vitamin D mỗi ngày. Bạn nên đánh thức bé mỗi 3 giờ để cho bé bú vì bé bú ít. Sau khi bú phải vác đứng bé 30 phút mới đặt xuống để bé không bị ọc.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn có thể ăn uống như bình thường và uống các thuốc bổ sung như lúc có thai. Con bạn có thể bị viêm da mủ, nên khám bé lại ngay.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Khi được một tháng tuổi, bé sẽ được khám tổng quát để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe. Khi được 2 tháng tuổi sẽ bắt đầu tiêm chủng theo lịch của Chương trình tiêm chủng quốc gia. Bạn có thể gọi Tổng đài 19007234 để đăng ký dịch vụ khám hẹn giờ.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đưa bé đi khám bệnh để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé của bạn bị bệnh lý đường ruột thì liều thuốc quý giá nhất là sữa mẹ. Bạn nên cố gắng uống sữa bà bầu, uống thuốc lợi sữa để có sữa mẹ cho bé, giúp bé mau hồi phục. Bệnh lý nhiễm trùng huyết rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách điều trị ở bệnh viện Nhi đồng cũng chỉ là tiêm kháng sinh giống như ở bệnh viện Kiên Giang. Thư của bạn viết không rõ ràng nên tôi không rõ là bé hiện đang điều trị hay đã xuất viện rồi. Nếu đã xuất viện rồi mà bé vẫn bị tình trạng chướng bụng, nhiều ngày không tự đi tiêu thì có thể bé bị bệnh lý bẩm sinh của ruột, nên tái khám để đánh giá xem tiếp tục điều trị như thế nào, có cần phẫu thuật ngay hay có thể chờ cho bé lớn hơn.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Trong độ tuổi này, bé hay vặn mình, khi lớn hơn sẽ hết. Bạn xem lại nhiệt độ phòng ngủ nên ở khoảng 26-28 độ thì bé mới dễ ngủ. Bé bú không no hoặc bị ướt tã cũng sẽ ngủ không ngon.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Mỗi ngày, bạn vệ sinh răng cho bé bằng gạc và nước muối loãng. Khi nào bé có răng cắm (răng lớn bên trong để nghiền thức ăn) thì cho ăn cơm nhão.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bệnh chồng khớp sọ có thể dừng tiến triển và não phát triển được bình thường. Nếu bệnh tiếp tục tiến triển thì phải mổ để giúp đầu có thể tăng được kích thước. Bệnh não thiếu oxy có thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển tâm thần và vận động nhưng cũng có thể hồi phục được. Cả hai bệnh này đều cần được theo dõi lâu dài mới xác định được có ảnh hưởng đến sự phát triển của bé hay không. Bạn cần tuân thủ chế độ điều trị vật lý trị liệu để giúp bé tăng khả năng hồi phục.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé sơ sinh bú sữa bột có thể đi tiêu mỗi ngày nhưng cũng có thể một tuần chỉ đi tiêu 1 đến 2 lần. Nếu phân bé không bị khô cứng là không phải bị táo bón, không cần phải đổi sữa. Bạn nên cho bé bú sữa mẹ để bé dễ đi tiêu hơn. Bên cạnh đó, bạn nên massage bụng cho bé trước khi bú, nhiều lần trong ngày. Lưu ý dùng dầu dùng cho em bé (baby oil) hoặc dầu thực vật để làm trơn tay trước khi massage cho bé.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé của bạn có cân nặng trong giới hạn bình thường. Bạn nên cho bé bú thêm khoảng 300 mL sữa (3 cữ, mỗi cữ từ 100 mL). Bé nên được phơi nắng sáng và uống thêm 400 UI vitamin D mỗi ngày. Bạn có thể rơ lưỡi cho bé mỗi ngày 3 lần bằng nước muối nếu thấy lưỡi dơ. Nếu không giảm thì cho bé đi khám bệnh vì bé có thể bị nấm miệng.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ