Chích ngừa cho bé
Hỏi - 30/06/2015
Bạn nên để sau 1 tháng rồi chích tiếp vắc-xin khác.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Hỏi - 30/06/2015
Trả lời
Bạn nên để sau 1 tháng rồi chích tiếp vắc-xin khác.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Các kết quả xét nghiệm bạn có thể lấy vào giờ hành chính từ T2 đến T6, chồng bạn hoặc người nhà mang theo hóa đơn thu tiền đến nơi bạn đã khám để lấy, có thể theo dõi thai tại địa phương nếu xét nghiệm không có gì lạ.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Bé bú sữa mẹ hoàn toàn hay đi cầu nhiều lần trong ngày. Trong phân bé có axít nên dễ làm đỏ hậu môn. Khi bé đi cầu, bạn cần dùng bông gòn và nước ấm rửa sạch hậu môn rồi để thoáng một lúc cho khô. Sau đó, bạn nên dùng một loại kem dưỡng ẩm dạng mạnh hơn Ceradan để tạo một lớp bảo vệ ở hậu môn (ví dụ Bepanthen). Đồng thời, bạn cần lưu ý tăng cường những thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn như sữa, tôm, cua, đậu hủ, ….vì nếu sữa mẹ ít canxi thì bé hay bị tình trạng són phân. Nếu vẫn không giảm thì bạn đưa bé đi tái khám để bác sĩ điều chỉnh thuốc.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé bị trào ngược dạ dày thực quản có thể tạo ra những triệu chứng như bạn mô tả. Bạn cần bế đứng bé sau khi bú ít nhất 30 phút để sữa chảy xuống ruột nhanh hơn, giảm hiện tượng trào ngược sữa lên họng. Bé bú sữa mẹ hay có hiện tượng sôi ruột.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Mutecium M có thể cho trẻ dưới 1 tuổi uống theo chỉ định của bác sĩ.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bắt đầu cho bé ăn dặm khi bé tròn 6 tháng tuổi. Trong sổ Sức khỏe trẻ em của bé có trang hướng dẫn về dinh dưỡng, ngoài ra bạn nên xem thêm các hướng dẫn về ăn dặm trên các trang web của Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM hoặc Viện Dinh dưỡng.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn không nói rõ là làm xét nghiệm gì, ở khoa nào. Nếu là xét nghiệm sàng lọc các bệnh bẩm sinh suy giáp, thiếu men G6PD, tăng sản tuyến thượng thận sau khi sinh cho trẻ sơ sinh thì cha mẹ sẽ được gọi điện thoại thông báo nếu kết quả bất thường và mời đến khoa Xét nghiệm Di truyền y học để được tư vấn.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn có thể tìm cách quay phim lại bé khi ngủ để bác sĩ xem thật sự là giật mình hay là co giật. Sau đó đưa bé đi khám chuyên khoa Nội thần kinh ở bệnh viện Nhi đồng.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Khi cho chích ngừa Quinvaxem thì bác sĩ sẽ cho bé uống ngừa bại liệt cùng lúc. Vắc-xin ngừa tiêu chảy do Rotavirus có 2 loại, 1 loại có thể uống cùng với vắc-xin ngừa bại liệt và 1 loại nên uống sau vắc-xin ngừa bại liệt 2 tuần. Bạn cứ đưa bé đến tái khám theo hẹn, bác sĩ sẽ tư vấn thêm.
Để biết bé tăng cân có chuẩn hay không, bạn nên xem biểu đồ tăng trưởng của bé trong sổ khám sức khỏe. Nếu nằm trong kênh A là chuẩn. Nằm võng không an toàn cho trẻ em, nhất là khi trẻ đã biết lật. Nếu nằm võng mà đu đưa liên tục hoặc đu đưa quá mạnh sẽ không tốt cho não. Trẻ nhỏ hay bị nghẹt mũi. Nếu vẫn bú tốt, không ho, không sốt thì chỉ cần xịt mũi cho bé, tránh không để nằm ngay luồng gió và điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Triệu chứng khò khè thường xảy ra khi bé bị hen suyễn hay viêm phế quản. Nếu bé của bạn không ho, không sốt, vẫn bú bình thường thì có thể bé chỉ bị nghẹt mũi chứ không phải khò khè. Bạn có thể dùng dung dịch vệ sinh mũi để xịt cho bé mỗi ngày.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé chưa đến mức táo bón nhưng phân khô nên khó đi cầu. Bạn có thể cho bé uống thêm chất xơ hòa tan (mua ở nhà thuốc) và vitamin D 400 UI mỗi ngày.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đưa bé đi khám tâm lý để tìm nguyên nhân rối loạn giấc ngủ của bé.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Có rất nhiều nguyên nhân làm cho bé khó ngủ. Trước tiên là môi trường, nếu nhiệt độ phòng khoảng 27-28 độ, yên tĩnh, thoáng khí thì bé sẽ ngủ dễ hơn. Thứ hai là bé bú no thì mới ngủ được lâu. Nếu chỉ một giờ đã thức dậy có thể bé bú không đủ sữa. Cuối cùng là những bệnh lý thiếu máu, thiếu vitamin D, thiếu magne…Bạn có thể cho bé uống mỗi ngày 400 UI vitamin D cho đến khi bé uống được mỗi ngày 1000 ml sữa công thức.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn không cần phải đánh thức bé dậy để cho bú đêm. Bé bú sữa Similac có nhiều chất sắt không hấp thu hết nên phân màu xanh đen. Bạn không cần phải đổi sữa cho bé.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đưa bé đi khám để bác sĩ kiểm tra trực tiếp.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đưa bé đi khám tai mũi họng để kiểm tra.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn cần kiên nhẫn để tập bé ăn. Thoạt đầu không nhất thiết phải ép bé ăn bột hay cháo mà có thể cho bé ăn trái cây ngọt, sữa chua (mẹ nên tự làm bằng sữa bột và không chua quá), phô mai. Bạn cũng có thể cho bé cái bánh quy, trái táo đã gọt vỏ để bé tự gặm. Bé bú sữa mẹ hoàn toàn thường không thích sữa có mùi thơm và vị ngọt. Ăn dặm là ăn bổ sung nên bạn không cần phải nôn nóng ép bé khiến bé sợ ăn. Mẹ cố gắng kiên trì dụ bé nhé.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé có thể bị tắc lệ đạo, cần đi khám chuyên khoa mắt để xem có cần thông lệ đạo hay không. Bé nên bắt đầu tập ăn dặm khi được 6 tháng tuổi.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn cần đưa bé đi khám chuyên khoa ngoại nhi mới xác định được bé có bị rò hậu môn hay không.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn có thể dựa vào biểu đồ cân nặng và chiều cao của bé hàng tháng khi đi cân đo tại cơ sở y tế để biết bé có chiều cao cân nặng bình thường hay không. Bé của bạn hiện tại có chiều cao và cân nặng bình thường. Bé có thể ăn váng sữa, sữa chua và nên ăn thêm trái cây, uống nước trái cây .
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đưa bé đi khám bệnh để bác sĩ xác định xem bé bị nghẹt mũi thông thường hay bị viêm hô hấp. Chỉ những trường hợp viêm hô hấp nặng mới phải chỉ định hút đàm nhớt tại bệnh viện vì hút bằng máy rất dễ bị trầy xước niêm mạc mũi họng và làm bé rất sợ hãi, khó chịu.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ