Bé bị khò khè
Hỏi - 04/01/2014
Nếu bé không uống thuốc được và tình trạng sức khỏe không cải thiện thì bạn đưa bé đi khám lại để bác sĩ đánh giá xem có cần cho bé nhập viện hoặc đổi thuốc khác.
Thân mến.
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Hỏi - 04/01/2014
Trả lời
Nếu bé không uống thuốc được và tình trạng sức khỏe không cải thiện thì bạn đưa bé đi khám lại để bác sĩ đánh giá xem có cần cho bé nhập viện hoặc đổi thuốc khác.
Thân mến.
Chào bạn,
Em bé lười bú có thể do nhiều nguyên nhân như bị bệnh (tim, gan, ruột…), do thiếu chất (thiếu sắt, thiếu vitamin D…) hoặc do sữa không phù hợp. Bạn nên đưa em bé đi khám bệnh để bác sĩ xác định nguyên nhân lười bú của bé là do đâu và có cách điều trị phù hợp.
Thân mến.
Em bé của bạn có cân nặng trung bình, không suy dinh dưỡng. Để bé lên cân tốt hơn thì bạn cần uống mỗi ngày 1 lít sữa, ăn thêm nhiều thịt, cá, phô-mai để tăng chất lượng sữa mẹ. Nếu sữa mẹ nhiều thì vắt bỏ bớt sữa trong đầu dòng để bé bú sữa đục có nhiều chất bổ hơn. Bạn nên cho bé uống mỗi ngày 400 UI vitamin D. Bé bú sữa mẹ thì đi cầu mỗi ngày 5-6 lần và phân có bọt là bình thường. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý cho bé uống canxi mà mẹ nên uống canxi và sắt (không uống cùng một lúc) mỗi ngày.
Thân mến.
Chào bạn,
Trước tiên, bạn cần xem lại lượng sữa bé bú có ít đi không, bé có lên cân tốt không (ít nhất 600g/tháng). Nếu bé bú ít thì sẽ ít đi cầu. Nếu bé chậm đi cầu nhưng phân vẫn mềm, tự đi được, bụng bé không bị phình to, ọc sữa thì bạn không cần phải lo lắng vì đó chỉ là hiện tượng tạm thời, lớn hơn bé sẽ hết. Bạn nên xoa bụng cho bé trước khi bú, tập các động tác “đạp xe đạp” cho bé. Mẹ cần ăn nhiều rau, trái cây, uống nước trái cây. Không nên thụt hậu môn hoài vì sẽ tạo thói quen xấu.
Thân mến.
Chào bạn,
Bé của bạn lên cân khá nhiều. Bé đang ở mức dư cân nên bạn không cần ép bé bú và cũng không cần căng thẳng quá khi thấy bé có vẻ bú ít hơn trước. Bạn nên uống thêm mỗi ngày 1 viên thuốc bổ máu và ăn nhiều thịt hơn (nhất là thịt bò) vì thời điểm này bé dễ bị thiếu máu sinh lý, cần tăng lượng sắt trong sữa mẹ. Nếu tình trạng vẫn không cải thiện thì bạn đưa bé đi khám để bác sĩ kê toa thuốc phù hợp.
Thân mến.
Chào bạn,
Sinh hút không ảnh hưởng đến thần kinh sau này của bé. Mụn nước ở đầu có thể do nhiễm trùng da. Bạn nên đưa bé đi khám để bác sĩ kê toa thuốc điều trị.
Thân mến.
Nếu mẹ không bị viêm gan siêu vi B thì việc không tiêm ngừa ngay sau sinh không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Mũi viêm gan siêu vi B sơ sinh chỉ tiêm trong vòng 7 ngày sau sinh. Nếu không tiêm trong thời điểm này thì có thể tiêm cho bé khi bé được 2 tháng tuổi (phối hợp trong mũi 5 trong 1 hoặc 6 trong 1).
Thân mến.
Chào bạn,
Em bé sơ sinh cần phải bú mỗi 2-3 tiếng một lần. Nếu bé bú mẹ ít thì có thể mẹ chưa biết cách bế bé cho bú. Nên đánh thức bé dậy để bú thật no nếu vừa mới ngậm ti đã ngủ. Bạn có thể đưa bé đến phòng khám của bệnh viện Từ Dũ để được khám và tư vấn thêm.
Thân mến.
Men vi sinh trên chỉ cần uống khoảng 5-7 ngày sau khi uống kháng sinh hoặc uống cho đến khi thấy bé đi tiêu bình thường. Men vi sinh nên uống sau khi bú sữa và có thể uống cùng với vitamin D.
Thân mến.
Lượng sữa bú tối thiểu trong 24 giờ được tính bằng cân nặng nhân với 150 mL. Vì vậy, khi tính theo công thức này thì con bạn bú chưa đủ sữa. Bé có hiện tượng lười bú. Giai đoạn 3-6 tháng tuổi bé dễ bị lười bú do thiếu máu sinh lý và còi xương. Bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa dinh dưỡng để bác sĩ xem có cần bổ sung cho bé sắt hoặc vitamin D, canxi không.
Thân mến.
Chào bạn,
Em bé có thể chích ngừa lao lúc 1 tháng tuổi tại phòng khám trẻ em của bệnh viện Từ Dũ (ở phòng khám 227 Cống Quỳnh nếu hộ khẩu mẹ ở thành phố HCM hoặc ở phòng khám dịch vụ 284 Cống Quỳnh nếu hộ khẩu của mẹ ở tỉnh). Gần 2 tháng tuổi vẫn có thể chích ngừa lao. Mũi ngừa lao và mũi 5 trong 1 có thể chích cách nhau ít nhất 2 tuần.
Em bé của bạn lên cân trung bình chứ không ít. Để bé lên cân tốt hơn, bạn nên chú ý chế độ ăn của mẹ: uống nhiều sữa hơn (ít nhất 1 lít sữa mỗi ngày), ăn nhiều thịt, trứng hơn. Ngoài ra, mẹ còn cần ăn trái cây, uống nước trái cây và ăn có dầu mỡ để đảm bảo hấp thu đầy đủ các loại vitamin cần thiết cho mẹ và cho bé.
Thân mến.
Bạn nên đưa bé đi khám ngay ở chuyên khoa mắt ở bệnh viện tỉnh hoặc bệnh viện mắt TP HCM. Phải qua khám trực tiếp mới biết được em bé bị bệnh gì, có điều trị được hay không. Nếu không điều trị được thì ít ra bạn cũng không phải ân hận vì chưa cố gắng hết sức.
Thân mến.
Chào bạn,
Bé của bạn có thể bị hăm tã và nhiễm nấm da. Bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa da liễu để được điều trị.
Thân mến.BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Số lượng sữa ăn mỗi ngày của em bé sẽ phụ thuộc vào tình trạng tiêu hóa và cân nặng của em bé. Nếu tình trạng bé bình thường thì lượng sữa tối thiểu ăn trong 24 giờ sẽ bằng cân nặng nhân với 150 ml. Mỗi ngày bé sẽ được ăn 8 cữ. Hiện tại, bệnh viện không giải quyết giường cho mẹ nằm lại chờ em bé ra Kangaroo. Mặc dù việc mẹ nằm lại để vắt sữa mẹ gửi cho bé rất cần thiết nhưng hiện tại bệnh viện chưa đủ giường nằm để đáp ứng nhu cầu điều trị hậu sản, vì vậy xin lỗi bạn vì không thể đáp ứng nhu cầu của bạn.
Thân mến.
Em bé bú sữa mẹ hoàn toàn mà bị tiêu són phân có thể do thiếu vitamin D. Bạn nên cho bé uống bổ sung mỗi ngày 400 UI vitamin D và phơi nắng sáng. Nếu uống 2 tuần mà không giảm thì cho bé đi khám bệnh để bác sĩ xem có cần kê thêm thuốc bổ sung canxi hay không. Mẹ của bé nên uống mỗi ngày 1 lít sữa và ăn các thực phẩm giàu canxi để tăng canxi trong sữa mẹ.
Thân mến.
Chào bạn,
Nếu pha sữa đặc hơn hướng dẫn thì bé có thể bị tiêu chảy nếu không hấp thu nổi. Người nhà chỉ pha sai 2 ngày mà thôi thì không ảnh hưởng gì.
Thân mến.
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Thuốc ngừa viêm gan siêu vi B của chương trình mở rộng đã hết nên bé chỉ được tiêm ngừa lao là đúng. Mẹ không bị viêm gan siêu vi B thì bé có thể tiêm mũi ngừa viêm gan đầu tiên chung với mũi ngừa các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, HIb lúc 2 tháng tuổi.
Thân mến.BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn vẫn có thể cho bé uống Vitamin D2 vì thuốc này cũng có tác dụng phòng ngừa còi xương. Bé bú sữa mẹ có thể đi phân vàng hoặc xanh.
Thân mến.
Tôi không khám em bé nên không biết tình trạng em bé cụ thể thế nào, có phù hợp với việc uống vitamin D liều cao như vậy hay không. Bạn nên đưa bé đi tái khám để hỏi xem việc có cần điều chỉnh toa thuốc không.
Thân mến.