Em Hường thân mến,
Nếu bé bị co giật, em nên cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Về cân nặng thì bé phát triển tốt, nhưng nếu co giật thì em đưa bé đến bệnh viện Nhi Đồng để khám và điều trị.
Mời em đến tham dự lớp “Hướng dẫn thực hành ăn dặm cho bé trên 6 tháng tuổi” vào 9h sáng thứ 4 hàng tuần tại phòng số 1, khu khám trẻ M1 tại 227 Cống Quỳnh Q1.
Nếu có nhu cầu cần tư vấn, em đến phòng khám và tư vấn dinh dưỡng tại tầng trệt khu M. (Liên hệ đặt lịch hẹn qua số điện thoại: 08.540.28.29 – nội bộ 228 hoặc 606).
Trân trọng,
BS. CK1. Võ Thị Đem
K. Dinh dưỡng, tiết chế
Chào bạn
Khi thai sau 20 tuần trên siêu âm không có khả năng đo chiều dài nữa (vị đa số bé sẽ nằm cuộn tròn) các chỉ số của con bạn là bình thường mà.
ThS. BS. Phan Thanh Bình
K. Chăm sóc trước sinh
Em Hồng Hà thân mến!
Sau khi bú dạ dày co bóp để tiêu hóa thức ăn. Toàn bộ hệ tiêu hóa ruột non, ruột già của trẻ sẽ hoạt động, bé thường hay đi cầu sau khi bú. Khi ruột co bóp để đẩy phân, bé đau bụng vặn mình, nhăn mặt là bình thường.
Nếu bé bú mẹ đầy đủ, mẹ ăn uống bình thường 1-2 ngày trẻ đi cầu 1 lần là bình thường nên em đừng lo lắng nhé. Nếu bé tiểu vàng trong, ngủ tốt không quấy khóc, tăng cân đều mổi tháng thì em yên tâm. Ngoài xoa bụng nên tập thể dục tay chân, massage cho trẻ cũng giúp máu huyết lưu thông tốt giúp trẻ mau lớn.
Nếu có nhu cầu cần tư vấn, em đến phòng khám và tư vấn dinh dưỡng tại tầng trệt khu M. (Liên hệ đặt lịch hẹn qua số điện thoại: 08.540.28.29 – nội bộ 228 hoặc 606).
Trân trọng,
BS CKI. Võ Thị Đem
K. Dinh dưỡng, Tiết chế
Mỹ Tiên thân mến!
Hiện tại bé 3 tháng thì bé được tiêm ngừa lao, viêm gan siêu vi B, bạch hầu , uốn ván ho gà, bại liệt. Nếu em chưa tiêm ngừa như vậy là đã trễ rồi.
Em nên cho bé đến Trung tâm y tế dự phòng tỉnh là tốt nhất. nếu có điều kiện đi bv Nhi Đồng 1 hoặc Nhi đồng 2 hoặc Viện Pasteur tại các cơ sở này sẽ có thuốc và con nên đăng ký tiêm qua tổng đài 1080 hoặc 1081 sẽ được hướng dẫn thêm.
Trân trọng,
BS CKI. Võ Thị Đem
K. Dinh dưỡng, Tiết chế
Chào bạn
Bạn nên đưa bé đi khám nhi để biết kích thước não thất của con là bao nhiêu. Với sự phát triển của bé như vậy hy vọng trẻ sẽ không bị ảnh hưởng gì bởi bệnh lý lúc bào thai, có khoảng 60% bé tự khỏi mà.Tuy nhiên nên theo dõi và kiểm tra lại, vì lỡ vẫn còn thì sẽ phải can thiệp
ThS. BS. Phan Thanh Bình
K. Chăm sóc trước sinh
Chào Hải,
Do môi trường bên ngoài khác với môi trường bên trong bụng mẹ như thời tiết, tiếng ồn…nên bé chưa thích nghi được, hoặc đôi khi bé bú không đủ no.
Em nên cho bé bú hết một bên vú, vì lúc đầu bé bú chỉ là nước, phải bú một lúc sau mới là sữa, đây là phần dinh dưỡng để nuôi trẻ, Nếu bé chỉ mới bú một phần mà em đã đổi vú thì bé chỉ bú toàn nước thôi.
Khi ngủ, em nên để bé nằm nghiên, chặn hai gối nhỏ hai bên, nếu nằm ngửa thì nên đặt một gối nhỏ củ bé lên trên ngực, thì bé ngủ sẽ đở bị vặn mình và ngủ ngon hơn.
Nếu có nhu cầu cần tư vấn, em đến phòng khám và tư vấn dinh dưỡng tại tầng trệt khu M. (Liên hệ đặt lịch hẹn qua số điện thoại: 08.540.28.29 – nội bộ 228 hoặc 606).
Trân trọng,
BS. CK1. Võ Thị Đem
K. Dinh dưỡng tiết chế
Chào Hồng,
Với chiều cao và cân nặng như vậy là bé đang phát triển tốt, em nên tiếp tục duy trì chế độ như vậy cho bé.
Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn thường thì ít khi bị táo bón, nếu có em nên xem lại chế độ ăn, tăng cường chất xơ, xoa bụng thường xuyên cho bé để kích thích nhu động ruột giúp bé đi cầu tốt hơn.
Em nên ăn đa dạng các loại thực phẩm sữa mẹ có cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé. Khi bé tròn 06 tháng tuổi mới bắt đều cho trẻ ăn dặm, đây là thời điểm tốt để bé tiếp nhận được các loại thực phẩm khác nhau, cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Nếu có nhu cầu cần tư vấn, em đến phòng khám và tư vấn dinh dưỡng tại tầng trệt khu M. (Liên hệ đặt lịch hẹn qua số điện thoại: 08.540.28.29 – nội bộ 228 hoặc 606).
Trân trọng,
BS. CK1. Võ Thị Đem
K. Dinh dưỡng tiết chế
Chào Thiện,
Con em đã bú mẹ hoàn toàn tháng đầu tăng 2100g là rất tốt, dân gian gọi là mát sữa.
Bé bị thở khò khè, em nên cho bé đi khám tại Bác sĩ chuyên khoa Nhi về hô hấp vì liên quan đến đường hô hấp của bé.
Bé bị vặn mình là bình thường vì môi trường trong bụng mẹ khác với môi trường bên ngoài, bé chưa hoàn toàn thích nghi được với môi trường ngoài. Nếu hơn 1 tháng mà bé vẫn bị văn mình thì đến khám Bác sĩ để bổ sung thêm vitamin cho bé.
Bé bị trớ sữa là do có khi bé bú nhiều hơn so với thể tích dạ dày nên dễ bị trào ra. Do vậy, mẹ cần phải cho bé bú cách 2-3 tiếng kể cả lúc bé ngủ cũng nên lay dậy để cho bé bú, tránh tình trạng để cho bé quá đói rồi mới cho bú.
Nếu bé đi ị thấy khó khăn, rặn đỏ mặt là do bé bị đau bụng do tăng nhu động ruột để đẩy phân ra ngoài. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chế độ ăn nhiều rau củ quả để tăng chất xơ giúp bé đi ị tốt hơn.
Nếu có nhu cầu cần tư vấn, em đến phòng khám và tư vấn dinh dưỡng tại tầng trệt khu M. (Liên hệ đặt lịch hẹn qua số điện thoại: 08.540.28.29 – nội bộ 228 hoặc 606).
Trân trọng,
BS. CK1. Võ Thị Đem
K. Dinh dưỡng tiết chế
Chào Trang,
Với cân nặng và chiều cao như vậy, con em đang phát triển tốt. Theo lý thuyết, bé tròn 6 tuổi, chiều cao và cân nặng của bé sẽ tăng gấp đôi là đạt tiêu chuẩn. Khi bé được 6 tháng tuổi cần phải cho trẻ ăn dặm ngoài sữa mẹ. Đây là thời điểm giúp cho trẻ tiếp xúc với đa dạng thực phẩm, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ trong 2 năm đầu cho trẻ dự phòng suy dinh dưỡng xảy ra.
Nếu có nhu cầu cần tư vấn, em đến phòng khám và tư vấn dinh dưỡng tại tầng trệt khu M. (Liên hệ đặt lịch hẹn qua số điện thoại: 08.540.28.29 – nội bộ 228 hoặc 606).
Trân trọng,
BS. CK1. Võ Thị Đem
K. Dinh dưỡng tiết chế
Chào bạn
Bạn nên đưa trẻ đến phòng khám để bác sĩ khám.
Thân mến
CN. Lê Đào Minh Châu
p. Công nghệ thông tin
Chào bạn
Bạn nên đưa trẻ đến phòng khám để bác sĩ khám.
Thân mến
CN. Lê Đào Minh Châu
p. Công nghệ thông tin
Chào bạn
Bạn liên hệ qua tổng đài để được giải đáp thắc mắc 19007237 (bấm 340)
Thân mến
CN. Lê Đào Minh Châu
p. Công nghệ thông tin