10531975banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
10435503banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg

Em Hồng Thịnh thân mến.

Hiện tại con em phát triển bình thường cân nặng đạt chuẩn, thời gian qua em cũng đã tập cho bé ăn dặm như thế là tốt rồi, tuy nhiên sau 6 tháng trẻ cũng cần nhiều chất dinh dưỡng nên em cần đến Bệnh viện Từ Dũ để học tập nấu chén bột có đầy đủ chất dinh dưỡng và cần tăng thêm năng lượng vào chén bột như thêm dầu ăn, thịt cá, rau.....

Xin cám ơn em có câu hỏi hay. việc cho trẻ uống thuốc cần được kê toa của Bs nhé vì Vitamin D dùng lâu tích lại trong cơ thể quá liều sẽ gây độc  

BS. CK1. Võ Thị Đem
K. Dinh dưỡng và tiết chế

Em Ngyên Hạ thân mến.

Rất tiếc em đã không cho con bú mẹ, em cố gắng tập cho trẻ bú từng cử cách nhau 3 tiếng, ban đêm nên cho trẻ ngủ đủ giấc vì ngủ đủ bé mới tăng cân, thời gian qua bé tăng cân châm nhưng không gọi là suy dinh dưỡng,nên em cố gắng cho trẻ bú ban ngày tăng cường thêm số lần bú nhé, 

Chúc em khỏe, nuôi con ngoan.

BS. CK1. Võ Thị Đem
K. Dinh dưỡng và tiết chế

Em Hòang thân mến.

Em nên đưa bé đi khám bs ngay, khi cơ thể bé yếu thì hệ tiêu hóa sẽ hấp thu kém kể cả sữa khi bú, nên triệu chứng đâu tiên ói, sau đó tiêu phân không tốt, việc uống thuốc cho bé theo chỉ định của BS là tốt nhất.

Chúc em nuôi con khỏe dạy con ngoan.

BS. CK1. Võ Thị Đem
K. Dinh dưỡng và tiết chế

Chao Ban!

Trường hợp bé có ngẹt mũi, tại nhà mẹ sử dụng tampon và nước muối sinh lý vệ sinh xung quanh vùng mũi gần phía ngoài, hoặc nhỏ 1 vài giọt nước muối sinh lý vào xung quanh vùng mũi gần phía ngoài. Sau đó mẹ massage xung quanh hai cánh mũi sẽ giúp thông thoáng. Khi Bạn lấy nước muối sinh lý bơm một bên, 1 bên hút mũi cho bé thường thực hiện trong bệnh viện do nhân viên y tế thao tác, vì khi bơm xịt quá mạnh, lượng dịch vào mũi bé quá nhiều, có thể gây sặc cho Bé. Nếu lo lắng Bạn nên đưa bé đi khám, để được bác sĩ thăm khám trực tiếp và tư vấn phù hợp. 

Chúc Bé thật nhiều sức khỏe.

CNHS. Lý Bạch Thu Nga
P. Điều dưỡng

31tháng 10

Em Chi thân mến. 

Em nên đưa bé đi khám ngay vì bé không hấp thu chất dinh dưỡng tốt biểu hiện đầu tiên ăn khó tiêu, ọc ói, đau bụng quấy khóc không ngủ yên..... sau 6 tháng bé thường có triệu chứng thiếu máu thiếu sắt, thiếu kẽm.. do nhu cầu bé tăng cao, sữa mẹ không cung cấp đủ.

 Chúc em nuôi con khỏe dạy con ngoan

BS. CK1. Võ Thị Đem
K. Dinh dưỡng và tiết chế

Chào Bạn!

Bạn đã chọn nguồn dinh dưỡng quý giá nhất cho con của Bạn. Bé bú trực tiếp từ bầu vú mẹ tốt hơn  là vắt sữa mẹ và cho bé bú thông qua bình sữa. Sau khi bú sữa mẹ bé vẫn ngủ ngon, không quấy khóc và lên cân đầy đủ, đi tiểu trên 6 lần/1 ngày, là bé đã nhận đủ sữa nha Bạn. Bú mẹ trực tiếp giúp tăng tình cảm mẹ con hơn.

Để việc cho bé bú dễ dàng, Bạn cần vệ sinh vú trước khi cho bé bú, đầu núm có những lổ thông với ống dẫn sữa để đưa sữa ra ngoài, Bạn nên vệ sinh sạch sẽ núm vú, để dòng sữa thông thoáng, bé sẽ bú dễ dàng, ngoài ra vệ sinh vú thường xuyên giúp vú khô, sạch không tạo mùi. Bạn cũng nên mặc quần áo rộng, chất liệu thấm hút tốt, thay thường xuyên để không tạo mùi khó chịu, giúp bé thích bú hơn.

Bạn cần quan sát cách ngậm vú của bé, khi bé bú sữa mẹ, má của bé sẽ căng phồng, nghe tiếng mút, thỉnh thoảng có lúc nghỉ mút. Bạn cũng nên thay đổi tư thế khi cho bé bú như bế bé trên cánh tay (tư thế ôm bóng),  chọn tư thế mà bé thấy thoải mái nhất, bé sẽ bú tốt hơn.

Khi Bạn vắt sữa, cho vào binh để Bé bú, Bạn phải vệ sinh bình sữa, núm vú cao su thật sạch, nếu không sạch bé dễ bị tiêu chảy, Bé bú trực tiếp từ bầu vú mẹ là bé mút sữa, còn bú qua bình sữa là bé nuốt sữa dễ có nguy cơ sặc sữa.  

Bạn có thể gọi điện thoại vào tổng đài bệnh viện Từ Dũ (028 54042829) để được hỗ trợ thường xuyên  về nuôi con bằng mẹ.

Chúc Bé mau ăn chóng lớn.

CNHS. Lý Bạch Thu Nga
P. Điều Dưỡng

Chào em,

Kem dưỡng ẩm Ceradan là liệu pháp dưỡng ẩm dành cho da khô, nhạy cảm, da kích ứng. Ceradan  bổ sung các thành phần tự nhiên giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da làm giảm sự mất nước qua da.

Kem dưỡng da Dexeryl bào chế từ dược thảo có tác dụng dưỡng ẩm dịu nhẹ cho làn da của  bé và điều trị hiệu quả các bệnh về da phổ biến như: nẻ, chàm... đặc biệt là bệnh Eczema. 

Chàm sữa là một bệnh rất khó điều trị khỏi hẳn và dễ tái phát khi thời tiết thay đổi hoặc ăn, uống những chất gây dị ứng cho cơ thể, do đó trẻ cần được chăm sóc và điều trị cẩn thận. Mục đích điều trị là nhằm bình thường hóa làn da, kéo dài thời gian lành bệnh, hạn chế tái phát. Trẻ đang bị chàm sữa (nhất là giai đoạn cấp) phải hạn chế tiếp xúc với các nguồn bệnh, khiến bé dễ bị lây nhiễm. Chăm sóc da bằng các sản phẩm đặc biệt cho phép cải thiện da bé hàng ngày, hạn chế những nguy cơ phải chữa trị phức tạp bằng thuốc. Cách tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để sử dụng sản phẩm chăm sóc da hoặc thuốc phù hợp và an toàn cho bé. Không tự ý mua thuốc bôi cho trẻ và không nên đắp các loại thuốc dân gian vì sẽ làm bệnh nặng thêm (nếu muốn dùng nên đưa bé đến bệnh viện Y học dân tộc để được bác sĩ khám và điều trị). Trên thị trường hiện có rất nhiều loại thuốc bôi có chứa corticosteroid, nếu dùng lâu ngày sẽ gây những tác dụng phụ khiến trẻ bị nhiễm nấm, teo da, mất màu da. Corticosteroid cũng có thể khiến chàm lan rộng, nặng thêm và nhiễm trùng, nếu dùng kéo dài có thể gây suy yếu tuyến thượng thận...

 Cách phòng bệnh hiệu quả

Đầu tiên là chế độ dinh dưỡng: Nên duy trì sữa mẹ trong thời gian lâu nhất có thể. Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng và một vài loại cá hãy để bé khoảng 12 tháng tuổi trở lên hãy cho dùng. Tránh cho bé ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như đồ biển, thực phẩm lên men, trứng, đậu phộng,...

Vệ sinh cơ thể, môi trường sống: Không nên cho trẻ tắm lâu trong nước xà phòng hay sữa tắm mà nên tắm bằng nước ấm để giúp đỡ ngứa (nấu nước khổ hoa, lá kế, lá tía tô), không để bé gãi ngứa dễ gây nhiễm khuẩn da. Xà phòng cho trẻ không dùng loại có tính chất tẩy rửa, chỉ dùng các loại sữa tắm dành cho trẻ nhỏ. Tránh mặc các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí tắc da bé. Mặc cho bé những loại quần áo mềm, làm bằng chất liệu bông để tránh làm tổn thương da. Giữ cho da bé luôn khô, thoáng không ẩm ướt hay đổ mồ hôi, thay tã lót cho bé thường xuyên. Nơi ở của bé cần thoáng mát, không thay đổi nhiệt độ đột ngột. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là đệm, chăn, gối, giường của bé, tránh để bé tiếp xúc với chó, mèo, khói bụi.

Chúc hai mẹ con nhiều sức khoẻ!

DS. CKI. Huỳnh Kim Hằng - Khoa Dược

 

Chào chị,

Theo như mô tả thì bé có khả năng bị vẹo cổ, chị nên tập sớm để tránh lép đầu, mặt thuận nhìn một bên. Còn bên người trái nhỏ hơn phải thì cần khám cụ thể mới xác định được. Chị nên đi khám để được hướng dẫn cụ thể hơn kể cả chăm sóc mắt cho bé. Chị cũng có thể khám tại Bến tre.

Thân mến,

BS. CK2. Lê Thị Hiền Nhi
K. Phục hồi chức năng

Chào chi,

Bè 13 tháng cân nặng 10kg là ổn. Hiện tại con chị chưa đi được thì cần theo dõi thêm, nếu 16 tháng mà vẫn chưa đi được thì phải đi khám. Lưng của bé khi ngồi cong lcó thể à vì bé chưa tự kiểm soát tốt nên chị cần theo dõi thêm. Tuy nhiên chị có thể đưa bé đến khoa phục hồi chức năng của Bệnh viện Từ Dũ để được khám và hướng dẫn cụ thể. 

Thân mến,

BS. CK2. Lê Thị Hiền Nhi
K. Phục hồi chức năng

EmThông thân mến.

Bé mỗi ngày đi cầu là bình thường,phân mềm, màu vàng  là tốt, sau bú bé nào bụng căng, khi đi tiêu, bé nhăm mặt, rặn là tình trạng ruôt co thắt và bế dùng áp lực bụng đẩy phân ra là bình thường, lâu lâu bé hay giật mình là triệu chứng thường xuyên của trẻ em có thể do hệ thần kinh bé chưa hoàn hảo, nếu xảy ra nhiều hơn trng khi ngủ làm rối loạn giấc ngủ có thể do bé thiếu sắt, canxi, thiếu Vitamin D, kẽm... nên đưa bé đi khám khi bé bệnh.

BS. CK2. Võ Thị Đem
K. Dinh dưỡng, tiết chế

Em Thùy Dung thân mến.

Trẻ con nên giữ ấm đầu, 2tay, 2 chân, khi nhiệt độ bên ngoài lạnh để dự phòng sổ mũi, nghẹt mũi. nước muối sinh lý nhỏ để vệ sinh mũi, nếu không bớt nên cho bé đến khám ở các phòng khám nhi.

BS. CK2. Võ Thị Đem
K. Dinh dưỡng, tiết chế

Chào Bạn!

Bệnh viện Từ Dũ có triển khai chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh sớm (da kề da là 1 trong 6 bước chăm sóc thiết yếu sớm - EENC) cho sanh ngả âm đạo và sanh mổ.

Để được thực hiện chăm sóc thiết yếu sớm, sau sanh thường và sau mổ lấy thai, nhân viên y tế sẽ đánh giá tình trạng mẹ và bé, nếu mẹ khỏe, bé khỏe, sẽ được thực hiện EENC (có da kề da).

Nếu sản phụ và bé không có chỉ định thực hiện EENC, bé sẽ được gởi tại Khoa sơ sinh, khi mẹ tỉnh, sẽ được bàn giao và cho bé bú sữa mẹ trực tiếp. Trong thời gian bé được gởi ở khoa Sơ sinh, Khoa sơ sinh sẽ nhận sữa mẹ mỗi 3 giờ, trong 24 giờ ( ít nhất là 8 lần trong ngày). 

Chúc Bạn vượt cạn an toàn và nuôi con bằng sữa mẹ thành công.

CNHS. Lý Bạch Thu Nga
P. Điều Dưỡng

...
55565758596061
...

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ