10531975banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
10435503banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg
Chào bạn,

Bạn cần xác định rõ là bé bị giật mình hay bị co giật. Bé dưới 4 tháng tuổi thường có phản xạ giật mình khi ngủ, 2 tay chới với. Hiện tượng này sẽ hết khi bé lớn hơn. Co giật là hiện tượng gập chi vào thành từng nhịp ở tay hoặc chân. Nếu thật sự là co giật thì bạn phải đưa bé đi khám chuyên khoa nội thần kinh để xem bé có bị động kinh không.

Thân mến


BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Bé sinh non thường bị thiếu máu thiếu sắt và còi xương, biểu hiện bằng lười bú. Bạn nên đưa bé đi khám bệnh để bé được kê toa thuốc phù hợp.

Thân mến.


BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Bạn có thể cho bé uống loại vitamin D3 này mỗi ngày. Bạn có thể đưa bé đến phòng khám trẻ dịch vụ của bệnh viện Từ Dũ để bé được tiêm ngừa.

Thân mến

BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Chào bạn,

Nếu mẹ bị viêm gan siêu vi B mà con không được tiêm ngừa ngay sau sinh thì có khả năng 90% sẽ bị lây vi-rút viêm gan B. Nếu sinh ở bệnh viện Từ Dũ thì con bạn sẽ được tiêm ngừa vắc-xin và kháng thể ngay sau sinh. Khi đi sinh, bạn cần đưa kết quả xét nghiệm HBsAg và HBeAg (mới thử trong vòng 6 tháng trước sinh) cho nhân viên y tế ngay khi làm thủ tục nhập viện.

Thân mến.



BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ



Chào bạn,

Bé hẹp bao quy đầu sẽ bị tiểu khó, phải rặn và không thể tiểu ra thành tia ngay từ đầu dòng. Nếu hẹp nhiều gây khó tiểu mới phải nong bao quy đầu. Bạn nên đưa bé đến khám chuyên khoa Ngoại nhi để được chẩn đoán và tư vấn cụ thể.

Thân mến

BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Bạn có thể đến Phòng khám trẻ em lành mạnh (bên đối diện với Khu điều trị của bệnh viện, thuộc khu Phòng khám, lầu 2) vào các buổi sáng từ thứ 3 đến thứ 5 để xin cấp lại giấy chứng nhận chích ngừa lao và viêm gan siêu vi B bổn nhì.

Thân mến.

BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Chào chị,

Theo thông tin mà chị cung cấp thì chị đã cho bé bú sau khi uống thuốc 12 giờ. Nồng độ thuốc trong sữa đạt cao nhất trong khoảng 6 đến 9 giờ. Từ 9 đến 15 giờ, nồng độ thuốc trong sữa thấp hơn rất nhiều. Do đó việc chị cho bé bú không ảnh hưởng nhiều đến bé. Chị có thể cho bé bú bình thường.

Thân mến,

Ds Hoàng Thị Vinh
Khoa Dược - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Bé của bạn đang bú không đủ sữa. Bạn cần đưa bé đi khám chuyên khoa dinh dưỡng để được thăm khám và tư vấn thêm.

Thân mến.


BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ


Chào bạn,

Bạn nên đưa bé đi khám bệnh. Cần khám trực tiếp mới biết bé có thiếu vitamin D và can-xi không để cho toa thích hợp. Nếu bé uống ít hơn 1 lít sữa mỗi ngày thì phải bổ sung vitamin D mỗi ngày.

Thân mến.


BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Bạn nên cho bé ăn 3 cữ cháo thôi, cách 3-4 giờ hãy cho ăn 1 lần và tăng lượng sữa lên. Bạn có thể cho bé uống sữa tươi nếu bé thích. Mẹ bé nên uống nhiều nước và sữa hơn, ăn nhiều cơm và thịt hơn để tăng lượng sữa mẹ cho bé. Nếu mẹ bé đã đi làm thì nên cố gắng vắt sữa khi không cho bé bú được để tránh mất sữa.

Thân mến.



BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ


Chào bạn,

Bạn có thể tiêm thuốc 6 trong 1 nếu không muốn tiếp tục chờ thuốc miễn phí cho chích trở lại. Thuốc này có thể tiêm cho bé từ 2 đến 36 tháng tuổi. Chỉ nên uống Antibio khi có loạn khuẩn đường ruột, tiêu chảy.

Thân mến.


BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Bé bú sữa mẹ hoàn toàn có thể 4-5 ngày mới đi cầu một lần. Bạn không nên sốt ruột, bơm thuốc hoài tạo ra phản xạ không tốt cho bé. Bạn có thể dùng que gòn tẩm mật ong để khều nhẹ hậu môn của bé để kích thích phản xạ đi cầu thay cho bơm thuốc và mỗi ngày pha loãng 1 muỗng cà phê nước cam cho bé uống 1 lần (có thể cho ít đường nếu chua). Mẹ bé cố gắng ăn nhiều rau, uống nhiều nước trái cây nhé!

Thân mến.


BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ