Vắc-xin ngừa lao có thể tiêm sau sinh cho đến 12 tháng tuổi. Vắc xin ngừa viêm gan siêu vi B có thể tiêm ở bất kỳ thời điểm nào, kể cả cho người lớn. Vì vậy, sau 1 tháng tuổi vẫn có thể tiêm ngừa lao và viêm gan siêu vi B.
Thân mến.
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Sau khi sinh, bé sẽ được tiêm tại phòng sinh vắc-xin ngừa viêm gan siêu vi B và kháng thể đặc hiệu của VGSV B. Tháng thứ 2, 3 và 4 bé sẽ tiếp tục tiêm ngừa VGSV B trong mũi vắc-xin tổng hợp theo lịch tiêm ngừa của Bộ Y tế.
Thân mến.
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Sau khi rốn đã rụng, bạn không cần chăm sóc gì đặc biệt, chỉ cần thấm khô sau khi tắm, không băng (không băng rốn ngay cả khi rốn chưa rụng).
Thân mến
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Chào bạn,
Trước hết, bạn cần cố gắng tăng lượng sữa mẹ cho bé vì bú sữa mẹ là cách tốt nhất để bé tiêu hóa tốt và đi cầu dễ. Nếu sữa mẹ ít thì bạn phải cho bé bú thật nhiều lần, tự động não sẽ điều khiển tăng tiết lượng sữa lên. Bên cạnh đó, bạn cần uống nước nhiều (ít nhất 2 lít nước/ngày), uống sữa nhiều (ít nhất 1 lít sữa/ngày), ăn nhiều tinh bột, nghỉ ngơi và thoải mái tinh thần để sữa tiết nhiều hơn. Bé bú sữa mẹ dễ tiêu hóa nên có thể 4-5 ngày mới đi cầu một lần. Nếu phân không khô cứng thì không phải là táo bón. Sữa mẹ mặc dù có nhiều dưỡng chất nhưng lượng vitamin D trong sữa mẹ ít, vì vậy bé bú sữa mẹ dễ bị thiếu vitamin D. Bên cạnh việc phơi nắng sáng, bạn có thể bổ sung thêm vitamin D3 cho bé hàng ngày. Thiếu vitamin D cũng làm cho bé khó ngủ, quấy khóc, giật mình khóc thét. Bạn có thể xoa bụng cho bé nhiều lần trong ngày (xoa quanh rốn, theo chiều kim đồng hồ), cầm hai chân bé tập động tác đạp xe đạp để kích thích nhu động ruột, giúp bé đi cầu tốt hơn. Khi thấy bé muốn đi cầu nhưng không đi được, bạn có thể dùng que gòn tẩm mật ong hoặc dầu thực vật để kích thích hậu môn bé. Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa đủ phát triển để có phản xạ đi cầu đúng giờ nên bạn có thể tập cho bé đi cầu vào một giờ nhất định nếu bạn muốn vì không có hại gì nhưng khả năng thành công không cao.
Thân mến.
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Chào chị,
Cục quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) phân loại nguy cơ của thuốc khi sử dụng trong thai kỳ theo các mức độ A, B, C, D, X. Theo hệ thống phân loại này, acyclovir được xếp vào mức độ B, nghĩa là các nghiên cứu về sinh sản trên động vật không cho thấy nguy cơ đối với thai nhưng không có nghiên cứu kiểm chứng trên phụ nữ có thai; hoặc các nghiên cứu về sinh sản trên động vật cho thấy có một tác dụng phụ (ngoài tác động gây giảm khả năng sinh sản), nhưng không được xác nhận trong các nghiên cứu kiểm chứng ở phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ (và không có bằng chứng về nguy cơ trong các tháng sau).
Trên thực tế, đã có một số nghiên cứu theo dõi ảnh hưởng của acyclovir trên thai nhi, kết quả cho thấy thuốc không làm tăng nguy cơ dị tật cho bào thai khi sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Các nghiên cứu trên chuột cũng cho thấy không có bằng chứng thuốc gây quái thai hay hạn chế phát triển bào thai trong tử cung khi sử dụng liều cao gấp nhiều lần liều điều trị thông thường.
Theo y văn, liều dùng của acyclovir trong điều trị nhiễm herpes sinh dục lần đầu là 400mg uống 3 lần/ngày trong 7-10 ngày. Như vậy liều mà chị đang sử dụng là liều thông thường. Chị có thể yên tâm một phần, nhưng chị vẫn cần khám thai định kỳ và làm các xét nghiệm tiền sản theo hẹn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của thai nhi, vì ngoài thuốc còn có rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây dị tật bào thai.
Chúc chị có một thai kỳ khỏe mạnh.
Khoa Dược - BV Từ Dũ
Nếu do chồng khớp xương sọ nặng, khiến vòng đầu không phát triển sẽ ảnh hưởng đến phát triển trí não. Nếu bé lười bú thì bạn nên đút thêm sữa bằng muỗng, cho ăn váng sữa, phô-mai để bù lại.
Thân mến.
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ