10531975banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
10435503banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg
Chào bạn, 
Vết chích ngừa lao nổi mủ là phản ứng bình thường nhưng nếu vết chích sưng đỏ nhiều thì bạn nên đưa bé đi khám. Bé bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ đi phân nước lỏng, hột vàng (giống hột ớt), 6-8 lần/ngày. Đó là hiện tượng bình thường. Nếu bé vẫn bú tốt, không quấy khóc, không ọc sữa, không sốt, phân không có máu thì bạn có thể yên tâm.

Thân mến

BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh 

Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ

09tháng 12
Chào bạn,

Tai chảy nước vàng là dấu hiệu của viêm tai giữa, cần phải đi khám Tai Mũi Họng.

Thân mến,

BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh 

Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Bạn cần tránh tiếp xúc trực tiếp với hai bé 21 ngày sau khi nổi bóng nước vì bệnh thủy đậu lây lan qua đường hô hấp và qua tiếp xúc với dịch của bóng nước. Bạn có thể vắt sữa mẹ ra bình và gửi cho con. Nhớ rửa tay bằng xà bông diệt khuẩn và lau vú sạch trước khi vắt sữa. Nếu vú có mụn nước thì phải đợi lành hẳn mới gửi sữa đó cho bé bú. Trong thời gian không gửi sữa được cho bé thì bạn vẫn nên vắt sữa đều đặn mỗi 3 giờ rồi bỏ sữa đi để duy trì nguồn sữa mẹ, tránh mất sữa. Bé của bạn non tháng, rất cần sữa mẹ vì bé non tháng bú sữa bột dễ bị viêm ruột hoại tử, kém hấp thu, táo bón.
Chúc bạn và hai bé mau khỏe.

BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh 

Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,


Em bé của bạn có thể bị trào ngược dạ dày thực quản. Sau khi bú, sữa và axit trong dạ dày trào ngược lên cuống họng (thực quản) làm bé khó chịu, nóng rát nên vặn vẹo, thở khò khè và quấy khóc. Bạn có thể cho bé đổi sang uống sữa ít dị ứng (NAN HA) và pha chung với sữa chống trào ngược (Friso comfort). Hai loại sữa này pha riêng rồi trộn chung lại, có thể phân nửa sữa ít dị ứng và phân nửa là sữa chống trào ngược. Sau khi bú bạn vác bé lên vai trong 30 phút rồi mới đặt xuống. Bạn có thể mua gối chống trào ngược (bán ở BV Nhi Đồng 1) hoặc mua ghế nằm của em bé để cho bé nằm sau khi bú, mục đích để cho bé nằm ngủ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi để sữa trong dạ dày xuống ruột nhanh hơn, không trào ngược lên thực quản. Nếu vẫn không giảm thì bạn cho bé bú hoàn toàn bằng sữa chống trào ngược một thời gian. Sữa chống trào ngược và điều chỉnh tư thế có thể điều trị được trào ngược dạ dày thực quản nhẹ. Nếu 2 biện pháp này không hữu hiệu thì phải đi khám chuyên khoa tiêu hóa để được cho uống thuốc chống trào ngược. Khi bé lớn hơn, cơ vòng thực quản co thắt tốt hơn, dạ dày chuyển từ vị trí nằm ngang sang vị trí  thẳng đứng sẽ hết trào ngược. 

Thân mến. 

BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh 

Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Bé của bạn đang bị rối loạn tiêu hóa. Trước hết, bạn cần cố gắng cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nếu bé đã quen bú bình thì vắt sữa mẹ ra bình cho bé bú. Bạn càng vắt sữa thường xuyên thì sữa sẽ ra càng nhiều. Bên cạnh đó bạn cần uống nước nhiều, mỗi ngày 2 lít nước và 1 lít sữa, ăn thịt bò, trứng và phô mai để sữa mẹ có nhiều hơn. Nếu bé vẫn đi tiêu trên 10 lần/ngày, phân nước nhiều hoặc có đàm, máu, bé có sốt, quấy khóc nhiều thì nên đi khám bệnh.

Thân mến


BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Trong miệng ai cũng phải có nhớt (nước bọt). Chỉ khi bị bệnh bất thường bẩm sinh khô quánh niêm dịch mới không có nhớt. Bạn nên đưa bé đi khám bệnh xem bé có bị viêm hô hấp hay không, nếu có thì phải uống thuốc mới hết. Hút đàm chỉ là biện pháp điều trị phụ thêm với điều trị thuốc khi đàm quá nhiều, ứ đọng bên trong phổi.

Thân mến.


BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Bạn nên mở sổ sức khỏe của bé trang Biểu đồ tăng trưởng cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi để theo dõi được sự phát triển của bé, xem bé có suy dinh dưỡng hay không. Em bé của bạn có cân nặng bình thường (nếu nặng thêm 200g nữa thì tốt hơn) nhưng chiều cao phát triển tốt hơn cân nặng nhiều nên nhìn bé có vẻ ốm. Đổ mồ hôi khi ngủ có thể do nóng nực. Chừng nào đổ mồ hôi đầu trong khi người vẫn mát, không đổ mồ hôi thì là dấu hiệu của còi xương thiếu vitamin D. Muốn biết bé có bị thiếu canxi hay không phải thử máu. Bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa dinh dưỡng để được điều trị thích hợp.

Thân mến



BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

03tháng 12
Chào bạn,

Bạn nên đưa bé đi khám vì bé của bạn bú ít, bú mệt. Bé chỉ có đàm trong cổ khi bị viêm hô hấp và phải uống thuốc mới khỏi. Bé nên nằm nghiêng mặt qua một bên để tránh hít sặc sữa nếu bị sữa trào ra khi ngủ. Khi bế bé bú, bạn nên xoay hẳn lưng bé ra ngoài, úp bụng bé vào bụng mẹ để cổ bé thẳng, dễ nuốt sữa hơn. Sau khi bú phải vác đứng bé lên ít nhất 20 phút, dù có ợ rồi vẫn tiếp tục vác cho đủ 20 phút. Làm như vậy bé mới dễ tiêu sữa, không bị trào ngược sữa lên cổ họng làm bé khó chịu, sặc.

Thân mến.


BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Em bé bú sữa mẹ nên đi cầu như vậy là bình thường. Ngoài ra, bé lên cân rất tốt nên bạn có thể yên tâm.

Thân mến.
 

BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
03tháng 12
Chào bạn,

Bạn nên đưa bé đi khám mắt.

Thân mến.


BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Chẩn đoán "Rối loạn thần kinh thực vật" là một chẩn đoán chung chung, không đúng cũng không sai, từa tựa như phát biểu "đây là một vấn đề của toàn xã hội" vậy. Bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa thận niệu để xác định đây là tiểu dầm do rối loạn chức năng hay có bệnh lý gì kèm theo (nhiễm trùng tiểu, u bướu, đái tháo đường., đái tháo nhạt..)

Thân mến


BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Bạn có thể bổ sung cho bé mỗi ngày 400 UI vitamin D3. Nếu không có nắng bạn vẫn nên đưa bé ra ngoài trời chơi mỗi buổi sáng để bé quen tiếp xúc với môi trường bên ngoài và "vớt vát" được chút ánh sáng mặt trời.

Thân mến.


BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ