10531975banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
10435503banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg
Chào bạn! 


Hiện nay con bạn 1 tháng 14 ngày, mỗi cử bú là 50-60ml/lần và 4 tiếng bú 1 lần là ít đó. Mỗi lần bé đi ngoài thường hay quấy khóc nhiều, tối lại khóc nhiều điều này cho thấy có khả năng trẻ bị đau bụng. Bạn nên cho trẻ đến bệnh viện khám lại và làm xét nghiệm phân tìm nguyên nhân tình trạng bất thường ở trẻ do nguyên nhân viêm đường ruột hay do trẻ dị ứng sữa bò... 
Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn! 

Táo bón là là một tình trạng mà phân trở nên khô và rắn, vón cục thành hòn, tình trạng nặng thì như phân dê. Đại tiện khó khăn, trẻ phải ngồi lâu, rặn nhiều, mặt đỏ bừng, có thể kêu khóc do đau rát hậu môn, phân có dính chút máu. Phân sẽ bị giữ lại mà không được đào thải khỏi cơ thể một cách bình thường. Thời gian giữa 2 lần đi ngoài dài quá 3 ngày. Hiện nay, thống nhất định nghĩa táo bón theo tiêu chuẩn ROME II: Với trẻ em: đó là tình trạng phân cứng như đá cuội trong hầu hết các lần đi đại tiện trong tối thiểu hai tuần; không có các bệnh về nội tiết, biến dưỡng, cấu trúc…Để cải thiện tình trạng của trẻ bạn nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ ăn uống không kiêng cữ, ăn nhiều rau, uống nhiều nước ( mỗi ngày >2000ml nước). Nếu bạn đã thực hiện đầy đủ mà tình trạng này không cải thiện thì bạn nên đưa trẻ đến BS khám xác định nguyên nhân. Khi trẻ được 2 tháng tuổi bạn nên cho trẻ chích ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, Viêm gan siêu vi B, viêm não do Hib sẽ giúp bảo vệ trẻ tốt hơn, tránh được các bệnh này về sau. 
Thân mến!

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

07tháng 04
Chào em,

Thiếu men G6PD (Glucose-6-phosphat dehydrogenase) là một bệnh di truyền  liên kết trên nhiễm sắc thể giới tính (nhiễm sắc thể X) nên nam giới có khả năng mắc bệnh cao hơn nữ giới. G6PD là chất xúc tác quan trọng cho các phản ứng chuyển hóa trong tế bào và đặc biệt quan trọng đối với tế bào hồng cầu. Trẻ bị thiếu men G6PD sẽ có cuộc sống hoàn toàn bình thường, tuy nhiên khi sử dụng một số loại thức ăn, dược phẩm có khả năng ôxy hóa thì sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cần tránh cho trẻ ăn các loại đậu tằm, các loại thuốc, thực phẩm có chất ôxy hóa, một số thuốc như  giảm đau, hạ sốt có chứa aspirin hoặc phenacetin; các kháng sinh thuộc nhóm sulfonamide và sullfone, các thuốc kháng sốt rét như quinine, chloroquine, primaquine , vitamin K, xanh methylen để điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu, băng phiến (viên long não)... Bạn cần thông báo cho bác sĩ biết tình trạng thiếu men G6PD của trẻ trước khi bác sĩ kê toa.

Thân mến,

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn!

Trẻ thiếu Vitamin D bạn cho trẻ tắm nắng mỗi ngày 15-30 phút, da trẻ cần tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt.Nếu trẻ không tắm nắng đầy đủ thì bạn có thể bổ thuốc cung cấp vitamin D như Sterogyl hoặc Uvesterol hoặc Aquadetrim...

Thân mến!

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn!

Hiện nay không có qui định chích nhắc BCG, chỉ có chích nhắc VGSV –B. INH (Isoniazid) được dùng dự phòng cho trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao (những người trong gia đình và người thường xuyên tiếp xúc với người mới được chẩn đoán bệnh lao (AFB (+)) mà có test Mantoux dương tính và chưa tiêm phòng BCG) trong thời gian 6-12 tháng. Tác dụng phụ thường gặp mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau vùng thượng vị, viêm gan (vàng da, vàng mắt, tăng transaminase), viêm dây thần kinh ngoại vi biểu hiện tê bì tay hoặc chân.

Thân mến!

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn!

Con bạn 3 tháng, cân nặng 7 kg là trẻ phát triển dinh dưỡng tốt. Bạn cần duy trì chế độ dinh dưỡng với > 900ml sữa mỗi ngày. Thời tiết nóng bạn nên cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát, đồng thời cần bổ sung thêm nước trái cây, hoa quả tránh mất nước và cải thiện tình trạng đi ngoài của trẻ.

Thân mến!

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

03tháng 04
Chào bạn!

Theo chương trình nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ khuyến cáo cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Nếu vì lý do gì đó trẻ không chịu bú bình hay trẻ chậm tăng cân thì có thể cho trẻ ăn sớm hơn. Vào thời điểm 5 tháng trẻ ăn được bột ngọt ( bột trái cây, bột sữa lúa mạch…) Trong các loại bột ngoài thị trường đã có đủ năng lượng với đủ 4 nhóm thành phần dinh dưỡng đường, đạn, béo, vitamin và khoáng chất cân bằng do đó bạn không cần bổ sung thêm các loại rau. Trước khi cho trẻ ăn bột bạn cần chuẩn bị hệ tiêu hóa tốt bằng cách cho trẻ ăn thêm sữa chua mỗi ngày.

Thân mến!

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn!

Theo chương trình nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ khuyến cáo cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Nếu vì lý do gì đó trẻ không chịu bú bình hay trẻ chậm tăng cân thì có thể cho trẻ ăn sớm hơn. Vào thời điểm 5 tháng trẻ ăn được bột ngọt ( bột trái cây, bột sữa lúa mạch…) Trong các loại bột ngoài thị trường đã có đủ năng lượng với đủ 4 nhóm thành phần dinh dưỡng đường, đạn, béo, vitamin và khoáng chất cân bằng do đó bạn không cần bổ sung thêm các loại rau. Trước khi cho trẻ ăn bột bạn cần chuẩn bị hệ tiêu hóa tốt bằng cách cho trẻ ăn thêm sữa chua mỗi ngày.

Thân mến!

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn!

Trẻ bệnh sốt bạn cần cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt nước hoa quả sẽ cải thiện được tình trạng đổ ghèn của trẻ.

Thân mến! 

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn!

Trẻ bú mẹ tiêu phân vàng lỏng sệt, nhiều lần, trẻ bú bình phân đặc hơn, số lần ít hơn. Con bạn bú bình mỗi ngày đi tiêu 1 lần thì không phải là bón. Phân bón khi nhiều ngày trẻ mới đi ngoài, phân khô, cứng vón cục như phân dê. Để trẻ đi tiêu dễ bạn nên tích cực cho trẻ bú mẹ, bú nhiều lần và mẹ cần dinh dưỡng đầy đủ.

Thân mến!

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn!

Vacxin ngừa cúm Vaxigrip hiện tại bệnh viện Từ Dũ hết thuốc, theo dự kiến sẽ có thuốc trở lại vào giữa tháng 4/2014.

Thân mến!

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn!

Hiện nay bệnh viện Từ Dũ hết thuốc 6 trong 1. Theo dự kiến khoảng giữa tháng 5/2014 sẽ có thuốc trở lại.

Thân mến!

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ