10531975banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
10435503banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg
09tháng 05
Chào bạn! 

Chủng ngừa 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng quốc gia là thuốc tiêm chủng miễn phí có nhiều tác dụng phụ như sốt, kích thích, quấy khóc….  Chủng ngừa 6 trong 1 trong chương trình tiêm chủng dịch vụ cũng có tác dụng phụ tương tự nhưng ít gặp hơn, triệu chứng nhẹ hơn. Tuy nhiên kinh phí cao 600.000 đồng. Do đó bạn có thể chuyển đổi nếu trẻ gặp nhiều phản ứng phụ. 
Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy

Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

09tháng 05
Chào bạn! 

Bạn cần xác định nguyên nhân co giật của trẻ. Có phải co giật do sốt cao ? Thông thường bệnh sốt cao co giật sẽ hết khi trẻ 6 tuổi. Nếu hiện nay trẻ không còn co giật bạn có thể đưa trẻ tiêm mũi sởi, quai bị, Rubella nhắc tại bệnh viện Nhi Đồng. 
Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy

Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn!

Bạn cần cân lại trẻ sau 4 ngày bạn nuôi trẻ bằng sữa mẹ trẻ có lên cân tốt? Một trong những nguyên nhân làm trẻ bú mẹ bị chậm đi ngoài là trẻ bú không đủ sữa, mẹ ủ bé nhiều gây mất nước qua da nhiều. Mỗi ngày trẻ tăng cân trung bình 30-50g. Nếu trẻ tăng cân không đủ mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn. Nến trẻ tăng cân đủ thì bạn cần massage bụng cho trẻ thêm để kích thích nhu động ruột tốt hơn. Tại bệnh viện trẻ sinh non được uống sữa dành cho trẻ sinh non, tùy từng đợt sữa nên không nhất thiết một loại sữa riêng. 
Thân mến! 
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy

Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn! 

Chủng ngừa 6 trong 1 gồm các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não do Hib. Nếu không có thuốc bạn có thể chích ngừa tại các cơ sở khác có đủ vacxin phòng 6 bệnh trên như chích phối hợp 2 mũi 5 trong 1 và viêm gan B (pentaxim+ Engerix B) hoặc mũi 5 trong 1 Quinvaxim phối hợp sabin uống. Tuy nhiên khi chủng ngừa cùng 1 loại vacxin thì khả năng tạo miễn dịch hiệu quả cao nhất. Nếu bạn tiếp tục chờ đến khi có 6 trong 1 thì lần chủng ngừa thứ 2 vẫn tính là mũi 2. Hiện tại bệnh viện không có 6 trong 1 cũng như thuốc thay thế. 
Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy

Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn! 

Con bạn 6 tuần tuổi, khi ngủ hay rên rỉ, tiếng thở hay khò khè đó là tình trạng không bình thường, có khả năng do nghẽn tắc đường dẫn khí. Bạn cần vệ sinh mũi tại chỗ, giúp mũi trẻ thông thoáng, giữ trẻ ấm áp. Đôi khi tình trạng ọc sữa thường xuyên của trẻ cũng gây thở khò khè, do đó cần loại bỏ nguyên nhân ọc sữa. Ngoài ra bạn cần tắm nắng cho trẻ mỗi ngày. Nếu bạn đã thực hiện đầy đủ mà trẻ vẫn không cải thiện, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa nhi để xác định nguyên nhân thở khò khè. 
Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy

Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn! 

Chích ngừa cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, trẻ không dị ứng trứng gà. Nếu bạn hoãn chích 1 tháng sau thì phải bảo đảm trong thời gian đó trẻ không bị lây cúm. Khi thực hiện tiêm chủng cho trẻ từ 4-8 tuần sau tiêm chủng trẻ mới có khả năng miễn dịch chống lại virus cúm. 
Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy

Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn!  

Trẻ chích ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não mủ do Hib bắt đầu từ 2 tháng tuổi. Tuy nhiên trẻ sinh non sẽ được chích ngừa mũi này khi trẻ >= 4.5kg. Hiện nay bệnh viện Từ Dũ hết thuốc dịch vụ. Bạn có thể chờ khi trẻ 4 tháng tuổi, tuy nhiên chủng ngừa càng sớm khả năng bảo vệ trẻ càng cao.
Thân  mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy

Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

28tháng 04
Chào bạn!

Theo bạn mô tả có khả năng con bạn bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Để giảm triệu chứng khò khè bạn nên vệ sinh mũi cho trẻ trước bú và bú ít, bú nhiều cử trong ngày, bế đầu cao 30-45 độ trong 30 phút sau bú. Nên cho trẻ bú mẹ sẽ giảm trào ngược hơn bú bình. Nếu tình trạng kéo dài có thể gây hít sặc hoặc suy dinh dưỡng cho trẻ. 
Thân mến!

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy

Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn! 

Trẻ chích ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não mủ do Hib bắt đầu từ 2 tháng tuổi. Mỗi tháng chích 1 liều liên tiếp 3 tháng. Con bạn chích được 2 liều, liều thứ 3 trễ 1 chút không ảnh hưởng khả năng đáp ứng miễn dịch cho trẻ. 
Thân mến,

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy

Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

28tháng 04
Chào bạn! 

Theo chương trình nuôi con bằng sữa mẹ khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi cho bé ăn dặm bột mặn 1-2 cử/ngày. Nếu mẹ không đủ sữa hoặc trẻ không chịu bú hoặc trẻ không tăng cân thì có thể cho trẻ ăn sớm hơn. Ngoài bú mẹ bạn có thể bổ sung thêm nước hoa quả, trái cây các loại, sữa chua. 
Thân mến!

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy

Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn! 

Trẻ bú mẹ hoàn toàn thường dễ đi ngoài, phân mềm, vàng , mỗi ngày đi 1-2 lần, đôi khi có thể nhiều hơn. Con bạn 13 ngày mới đi 1 lần chứng tỏ đây là tình trạng bệnh lý có khả năng con bạn bị bệnh đại tràng chướng bẩm sinh Hirsprung. Bạn cần cho trẻ khám tại khoa tiêu hóa bệnh viện Nhi Đồng để có biện pháp điều trị cụ thể.
Thân mến,

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy

Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn! 

Trẻ 4 tháng tuổi hàm lượng dự trữ sắt, canxi, vitamin D mẹ cung cấp giảm, đồng thời nhu cầu tăng trưởng, vận động phát triển nhiều hơn do đó trẻ dễ xuất hiện rụng tóc, đổ mồ hôi. Bạn cần bổ sung các vi chất này qua chế độ ăn của mẹ và tăng cường tắm nắng cho trẻ và có thể sử dụng thêm Aquadetrim 1 giọt/ ngày nếu trẻ tắm nắng không đủ. 
Thân mến,

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy

Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ