10531975banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
10435503banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg
Chào bạn!

Con bạn tăng 200gr trong 20 ngày là chậm cân.  Trung bình trong 1 tháng đầu trẻ phải tăng 1 kg. Trẻ 2,8 kg uống mỗi ngày 400 ml là không đủ. Vậy bạn cần cho trẻ bú mẹ khi trẻ đói, trung bình 3 giờ 1 lần, bế đầu cao sau bú 30 phút, bạn cần cho trẻ tắm nắng mỗi ngày 15-30 phút, mẹ cần ăn uống bổ dưỡng, không kiêng cử, sữa mẹ phải đủ chất thì mới đủ dinh dưỡng, trẻ mới tăng cân tốt. Trẻ đi ngoài thường són phân, phân hơi lỏng hoa cà hoa cải là phân sữa mẹ, không cần uống Probio, khi trẻ bú sữa chảy qua hệ tiêu hóa của ruột, nên tạo ra âm thanh, không phải sôi ruột, âm thanh này không gây đau bụng,  không gây khó chịu cho trẻ.

Thân mến! 

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn!

Trẻ trong giai đoạn sơ sinh có nhịp thở không đều, đặc biệt trẻ sinh non, trẻ có những cơn ngưng thở sinh lý < 20 giây. Nếu bạn thấy con bạn có  thở mạnh, thở gấp, lồng ngực lên xuống mạnh trong khoảng 1 phút nhưng trẻ hoàn toàn nằm yên, môi hồng, bú tốt thì bạn theo dõi thêm, đôi khi trẻ nghe tiếng động mạnh hoặc trẻ có cơn co thắt ruột cũng có hiện tượng tương tự…Trẻ khò khè có thể do nghẹt mũi, trào ngược hoặc viêm mũi dị ứng… Nếu do nghẹt mũi thì sẽ giảm với nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, do viêm mũi dị ứng cần giữ ấm trẻ và hạn chế nguyên nhân gây dị ứng, nếu do trào ngược cần cho trẻ bú ít và bú nhiều lần, đầu cao sau bú…

Thân mến!

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn!

Trung bình  thời gian trẻ rụng rốn khoảng 7-10 ngày, thỉnh thoảng có thể lâu hơn 14-21 ngày. Con bạn 14 ngày chưa rụng thì bạn nên chăm sóc rốn mỗi ngày bằng dung dịch cồn 70 độ, nên để rốn khô thoáng không băng bịt. Nếu sau khi vệ sinh mà rốn vẫn còn chảy màu thì bạn nên đưa trẻ quay lại bệnh viện để bác sĩ kiểm tra.

Thân mến!

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn!

Trẻ khi sinh chưa được chủng ngừa lao và viêm gan B thì khi trẻ được 1 tháng tuổi sẽ được chủng ngừa. Bạn có thể đưa trẻ đến phòng khám trẻ bệnh viện hoặc tại Y tế địa phương vẫn có thể chích được.

Thân mến!

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn,

Con bạn khò khè nhiều về đêm hơn ngày có khả năng trẻ bị dị ứng hoặc trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản. Theo như bạn mô tả thì nhiều khả năng trẻ bị dị ứng không khí, đặc biệt thời tiết lạnh về đêm. Bạn nên giữ ấm cho trẻ , đêm nên cho trẻ mang vớ, tránh để quạt thổi 1 vị trí, đặc biệt ngay dưới chân trẻ, vì chân con bạn thường bị lạnh do đổ mồ hôi nhiều. Trẻ bú mẹ nhiều hơn bú bình ( mỗi ngày trẻ chỉ bú được 60ml/ngày) nhưng trẻ lại bị chậm đi ngoài, bị đánh hơi nhiều có nhiều khả năng trẻ mất nước qua da, tăng tái hấp thu nước qua ruột nên trẻ chậm đi ngoài. Để trẻ dễ đi ngoài bạn nên tăng cường cho trẻ bú mẹ nhiều hơn, tắm nắng mỗi ngày, mẹ có chế độ dinh dưỡng hợp lý khi cho trẻ bú mẹ.

Thân mến!

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Với kết quả như vậy, em cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về các nguy cơ cho thai và hướng xử trí tiếp theo để chẩn đoán nguy cơ chính xác hơn cũng như các lợi ích và rủi ro của các can thiệp tiếp theo. Hai vợ chồng em cần đến khám ngay tại khoa Chăm sóc Trước sinh, em nhe. Em không cần làm triple test.

Thân mến,

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ

Chào bạn!

Tăng cân trong 2 tháng chỉ đạt 1.3 kg là chậm. 80-90 % trẻ sơ sinh bị hẹp mũi sau gây nên tình trạng khịt mũi, tình trạng này sẽ nặng hơn nếu có kèm tắc đàm, sữa. Miệng đóng trắng, thành từng mảng do con bạn bị đẹn. Bạn cần rơ miệng cho trẻ bằng Daktarin mỗi ngày 2 lần trước bú 15 phút.

Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn!

Bệnh viện có chích ngừa sởi cho trẻ 9 tháng tuổi, đây là thuốc từ nguồn Y Tế dự phòng cung cấp nên tất cả các trẻ được miễn phí, nếu trẻ chích dịch vụ thì đóng thêm công chích 10.000 đồng. Hiện nay 6 trong  1 hết thuốc.

Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
28tháng 05
Chào bạn!

Nguyên nhân tình trạng bé ti ít rồi ngủ là do mẹ không đủ sữa, sữa xuống ít làm bé chán nên bé chỉ thích bú bình. Vậy bạn hãy để sữa thật căng hãy cho trẻ bú. Trường hợp sữa chưa căng mà trẻ đòi bú thì nên cho trẻ bú bình. Sữa mẹ vắt đúng cách sẽ duy trì được lâu, không sợ mất sữa.

Thân mến,
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn!

Phân nằm lâu trong ống tiêu hóa sẽ đổi sang màu xanh hoặc xám. Táo bón khi phân khô, vón cục, nhiều ngày chưa đi, Khi đi trẻ phải rặn nhiều mới đi được. Nếu tình trạng chậm đi ngoài kéo dài lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến phát triển dinh dưỡng trẻ, làm trẻ chậm biết đói, đầy bụng, chậm cân. Bạn nên tìm nguyên nhân tình trạng trên sẽ giúp trẻ tăng cân tốt hơn.

Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
28tháng 05
Chào bạn!
 
Hiện tại bệnh viện hết vacxin 6 trong 1, dự kiến tháng 9/2014 sẽ có bạn nhé.

Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn !

Hiện tại con bạn phát triển dinh dưỡng tốt. Mùi trong phân không phản ảnh đầy đủ bệnh tật trẻ, tính chất phân mới quan trọng. Nếu trẻ đi ngoài 2-3 lần phân lỏng, hôi có đàm có máu, rặn nhiều mỗi khi đi ngoài thí bất thường. Bạn có thể xét nghiệm phân để biết chính xác phân trẻ có bình thường? Bạn cấn cho trẻ ăn thức ăn chín, đun sôi, nấu kỹ. Thức ăn nấu chín nên cho trẻ ăn ngay tránh để lâu.

Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ